K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2016

Nhan đề Bến quê là một nhan đề đầy sức gợi.Bến là bến bờ,nơi nhữg con thuyền ra đi và cũng chính là nơi nhưg con thuyền trở về.Nhan đề đc gợi hình ảnh từ vùg quê của nhân vật Nhĩ_La một vùg bãi bồi nằm ven con sôg Hồg quanh năm sóg nước.Viết bến quê để gợi đến suy tưởng:quê hương là nơi nuôi dưỡg,là nơi chuẩn bị hành trang cho nhữg đứa con thân yêu của mình lên đườg,đến nhữg nơi xa,hòa mình vào biển lớn.Nhưg dù đi đến nơi đâu,quê hườ vẫn là nơi neo đậu,bình an,là nơi trở về của mọi con thuyền xuôi ngược.Đọc sâu vào thiên truyện,ta thấy nhân vật Nhĩ đã có ý thức đc với giá trị bền vữg và sâu sắc của quê hươg mình.Đó khog chỉ là nhữg bãi bồi bên kia sôg,là nhưg con sóg,hàng cây,...Hơn tất cả là nhữg con người tần tảo,là nhữg người hàng xóm già,là nhữg đứa trẻ ngây thơ,hồn nhiên, đag từg ngày lo lắg và chăm sóc cho anh. 

2 tháng 5 2016

ko có j

16 tháng 7 2019

- Ý nghĩa nhan đề: thể hiện được sự hấp dẫn không chỉ ở cốt truyện với tình huống trớ trêu và nghịch lí mà tác giả còn xây dựng hệ thống yếu tố hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhằm diễn đạt những suy ngẫm, những giá trị đích thực. Bến quê là những gì gần gũi, thân thiết nhất, đẹp đẽ nhất, là nơi ta sinh ra, nơi ta lớn lên thành người và cũng là nơi ta nhắm mắt xuôi tay. Vậy mà nhiều khi ta vô tình lãng quên đi nó.

9 tháng 8 2018

     - Có những tác phẩm tuy đã khép lại nhưng những dư âm, những trăn trở vẫn còn mãi trong lòng người đọc.Nhan đề “Bến quê” phải chăng cũng ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa?
     - Bến quê là nơi ghi dấu bao kỉ niệm từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Ở đó mỗi con người đã được nuôi dưỡng và lớn lên cả về thể chất lẫn tâm hồn.
     - Bến quê là điểm tựa bình yên cho cả một cuộc đời. Được sống trong tình yêu thương của mọi người, được bao bọc trong vẻ đẹp bình dị của quê hương mới thật là hạnh phúc. Đó là “Bến quê” của tâm hồn mỗi chúng ta.
    - Lấy “Bến quê” làm nhan đề truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi mà đích thực của gia đình, quê hương.
     - “Bến quê”là h/ả xuyên suốt trong toàn tác phẩm, có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc vừa có tác dụng liên kết các yếu tố, các h/ả trong tác phẩm làm nổi bật chủ đề. “Bến quê” là những gì gần gũi, thân thiết nhất, là những gì giàu có, đẹp đẽ thuần phác và cổ xưa nhất của mảnh đất quê hương xứ sở, nơi sinh ra, nuôi dưỡng ta và nhận ta về. Là những gì yêu thương bình yên nhất của gia đình, của những người thân yêu luôn hi sinh, lo lắng cho ta. Đó là nơi neo đậu bình yên nhất của cuộc đời mỗi con người. Nhan đề “bến quê” có ý nghĩa thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương

27 tháng 11 2019

Ý nghĩa nhan đề:

- Nhan đề bài thơ thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắc cầu giữa cái không và cái có. Chính cảm giác mơ hồ, tinh tế đã chuyên chở cho tâm hồn thu theo cách của mùa thu.

- Nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, nó đã đánh thức nơi ta những gì da diết nhất.

- “Sang thu” còn là của đời người. Đời người sang thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trải, vững vàng hơn trước những biến động của cuộc đời.

22 tháng 1 2017

- Đặt tên cho truyện ngắn “Bến quê”, điều ấy vừa bình thường, vừa có gì khác thường. Nó bình thường ở chỗ : Bến quê là nơi sinh hoạt đông vui ở làng quê như bến nước, mái đình, cây đa… ; bến quê còn là nơi bến đậu của con đò quen thuộc, của những con người quê hương đã từng bôn ba đây đó, đã từng trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời nay trở về sống những ngày tháng cuối cùng, cảm thấy được che chở và bình yên. Bến quê với họ lúc này là nơi trú ngụ êm đềm nhất trong cuộc đời mỗi con người bởi con người ta ai chẳng có một quê hương để một đời gắn bó. Còn khác thường là ở chỗ : cái bến quê ấy, cái bãi bồi bên kia mà nhân vật Nhĩ hướng về chưa hẳn là nơi chôn rau cắt rốn của anh ? Có lẽ đó là quê hương của những người mà anh nhìn thấy : cả một đám khách đợi đò, quê hương của những người đi bộ hay dắt xe đạp, rõ hơn nữa, trong số ấy có “một vài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy đằng kia”. Với nhân vật Nhĩ, đây chỉ là một miền tưởng nhớ, một mơ ước xa xôi. Con đò sang bên kia sông cũng là con đò chở niềm ao ước gần gũi mà xa vời của anh. Và con đò đến bến bờ cũng là thực hiện niềm ao ước ấy. Nhan đề truyện cho thấy cách lựa chọn đề tài của tác giả thật dung dị nhưng mang tính biểu tượng sâu sắc. Đó là một đặc điểm nghệ thuật bao trùm của “Bến quê” tạo nên cách hiểu đa dạng và ý nghĩa nhiều tầng của thiên truyện.

2 tháng 4 2017

Hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp gần gũi, bình dị, thân thuộc của quê hương, xứ sở, của những gì thân thương nhất mà trong một đời người thường dễ dàng lãng quên bởi chính cái điều vòng vèo hay chùng chình thường mắc phải.

 

8 tháng 4 2021

Trả lời:

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là “Bến quê”. ... Nhan đềBến quê” có ý nghĩa thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi mà đích thực của cuộc sống, của quê hương.

8 tháng 4 2021

Đây là hình ảnh cuối cùng của nhân vật để lại một ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả miêu tả một nét chân dung khác thường với một cử chỉ cũng rất khác thường của nhân vật. Giờ đây, trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ mới thấm thía. Anh đang cố gắng bấu chặt tay vào cửa sổ như bám chặt lấy niềm hạnh phúc cuối cùng. Anh run lên trong nỗi xúc động, nỗi mê say đầy đau khổ. Phải chăng lúc này, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như tờ giấy ? Phải chăng anh đang cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người ? Vì thế anh lấy hết sức « đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ » như để được đến gần hơn với miền đất mơ ước. Cánh tay gầy guộc như khẩn thiết ra hiệu cho con trai thực hiện niềm mong ước cuối cùng này của mình hay như muốn chạm vào, muốn với đến miền đất mơ ước ? Cánh tay vẫy vẫy đó cũng như đang vẫy chào con đò, tạm biệt con đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước của Nhĩ, con đò đã đưa Nhĩ sang sông trong tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với cuộc sống. Cái vẫy tay ấy như lời vĩnh biệt của anh, vĩnh biệt tất cả những gì là thân thuộc, gần gũi, những nét đẹp vĩnh hằng của đời sống mà nhiều khi những bận rộn lo toan, mục đích của cuộc sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, khi nhận ra thì cũng là lúc anh phải xa lìa. Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta : hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương.

5 tháng 2 2018

●   Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

●   Như vậy, nhan đề "làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

4 tháng 10 2019

●    Nhan đề bài thơ khái quát được ý nghĩa của toàn bài thơ, bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mở ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha để nâng lên lẽ sống. Cảm xúc chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thắm thiết. Nhan đề toát lên sắc thái bình dị, gần gũi đời thường.

●    Nội dung chính: Toàn bài thơ là những lời tâm sự, dặn dò, nhắn nhủ vừa nghiêm khắc vừa thấm đẫm tình yêu thương của cha dành cho con. Người cha nói với con về tuổi thơ con, về cội nguồn sinh thành nuôi dưỡng con. Từ đó nói với con về lẽ sống sao cho xứng đáng với tình yêu thương của mẹ cha với truyền thống của quê hương.

15 tháng 1 2021

Nội dung :

- Bài thơ là lời người cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người rằng con được lớn lên trong tình yêu thương của gia đình , lớn lên trong sự đùm bọc , che chở của quê hương . Qua đó , muốn ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình mà mong ước của người cha đối với con

23 tháng 3 2017

- “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ:

+ Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
+ Thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
+ Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.

 

Đáp án cần chọn là: D