K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2017

Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu được câu tục ngữ, nêu ra được vấn đề ở đề bài cần giải thích ( 0,5 đ)
Thân bài : ( 5 đ)
-Giải thích được từ ngữ và nội dung câu tục ngữ: Câu tục ngữ nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: đề cao, tôn trọng, biết ơn thầy, cô giáo, những người luôn dạy dỗ kiến thức, những điều hay lẽ phải, những đạo lí cho học trò, đồng thời dạy con người ta phải biết tôn trọng đạo lí, những điều tốt đẹp trong truyền thống dân tộc. ( 1đ)
- Xây dựng hệ thống luận điểm để giải thích và thuyết phục một số bạn học sinh đã quên đi điều đó, giúp họ hiểu về truyền thống tốt đẹp tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. ( 1 đ)
- Triển khai luận điểm và hệ thống các luận cứ sau: ( 3 đ)
+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay.
+ Hiện nay có một số bạn đang quên đi truyền thống đó của dân tộc, chính là biểu hiện việc vi phạm đạo đức làm mất đi giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc ta.
Kết bài: Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ ( 0,5 đ )

17 tháng 5 2017

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy chính là những người chéo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niền vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy. Nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay.

Hiện nay vấn đề về tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình. Thậm chí có những kẻ đã hãm hại thầy cô của mình để đạt mục đích cá nhân. Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lí làm người, chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó.

Thầy cô giáo chính là những người đã chèo lái con thuyền để đưa bao thế hệ học trò sang bến đỗ.Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Người thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người quan trọng để đưa tri thức đến với chúng ta.

Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuy vậy một số học sinh đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với thầy cô. Đó là một hành động đáng lên án, đáng bị chê trách kỉ luật. Xã hội cần có biện pháp để giảm những hiện tượng này trong xã hội.

Bạn tham khảo nha !

19 tháng 12 2018

Đáp án

Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (2đ):

      + Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.

      + Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người). Vậy trọng đạo: là tôn trọng, kính trọng người thầy– người truyền dạy kiến thức, đạo đức cho chúng ta.

→ Câu tục ngữ nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc: đề cao, tôn trọng, biết ơn nhưng người thầy, người dạy dỗ kiến thức, điều hay lẽ phải, truyền đạt những đạo lí cho học trò.

   - Phân tích – chứng minh (5đ):

      + Câu nói ngắn gọn, súc tích khuyên dạy con người sống theo lẽ phải: trân trọng, biết ơn người thầy. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay.

      + Kho tàng văn học dân gian và văn học viết của dân tộc có không ít những câu tục ngữ, ca dao, những tác phẩm viết đề cao tình thầy trò và vai trò của người thầy, đồng thời giáo dục con người có cách cư xử đúng mực trong quan hệ thầy - trò:

      “Không thầy đố mày làm nên”

   “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

      + Dân tộc chúng ta có những bậc thầy vĩ đại, người khai sáng cho rất nhiều thế hệ học trò như Chu Văn An, Hồ Chí Minh. Chúng ta nhớ về các vị ấy bằng tất cả tấm lòng trân trọng, biết ơn.

   - Bình luận (2đ):

      + Là câu nói ngắn gọn, đúng đắn, đúc kết kinh nghiệm nhân dân trong lẽ sống, giúp con người sống đúng, sống có đạo đức, biết ứng xử phải đạo trong mối quan hệ thầy – trò.

      + Nhiều người sống đúng với lời dăn dạy trên nhưng cũng có không ít những con người vô tình lãng quên đi truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, không tôn trọng, lễ phép với thầy cô.

      + Liên hệ bài học cho bản thân em và bài học cần giữ gìn, tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc mình.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ

25 tháng 4 2017

Tập làm văn lớp 8

26 tháng 4 2017

A. Mở bài
- Dẫn dắt.
- Khái quát nội dung câu tục ngữ “Tôn sư trọng đạo”.
-Dẫn trích câu tục ngữ.
B. Thân bài
a.Giải thích câu tục ngữ .
- “Sư” nghĩa là thầy – “Tôn sư” nghĩa là tôn trọng thầy.
- “Đạo” là đạo đức, lẽ phải.
- “Trọng đạo” là coi trọng đạo đức làm người.
- Nghĩa bao trùm:Người thầy có vị trí quan trọng trong việc giáo dục, nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, quý trọng thầy.
b.Tại sao phải tôn sư trọng đạo ( tại sao phải biết ơn và quý trọng thầy).
- Vì không có thầy thì không có hiểu biết về tri thức “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Một chữ cũng do thầy mà nửa chữ cũng do thầy “Không thầy đố mày làm nên”- không có thầy không có sự nghiệp, không có công danh…
- Người thầy ngoài việc cung cấp kiến thức văn hoá còn giáo dục đạo đức, lễ nghĩa…đạo làm người. Có thể so sánh công lao thầy cô sánh với công ơn của cha mẹ.
c.Tình cảm, thái độ với thầy cô như thế nào.
- Tôn trọng, biết ơn, nghe lời.
- Một số biểu hiện sai trái trong xã hội hiện nay.
C. Kết bài
- Khẳng định vai trò của ngưởi thầy trong thời đại hiện nay.
- Suy nghĩ bản thân mình.

18 tháng 10 2017

Có thể nói hành vi bạo lực của giới trẻ không còn là hiện tượng đơn lẻ, bùng phát trong những môi trường xã hội đặc biệt. Nó như một xu hướng hành động đã lan ra nhiều nhóm xã hội (kể cả thành niên và vị thành niên, nam giới hay nữ giới) .
Nó đã xảy ra ở cả những nơi được coi là môi trường lý tưởng cho sự hình thành nhân cách của con người là gia đình và nhà trường, trong nhóm bạn bè. Khi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình thức… 

Thời gian này, dư luận xôn xao vụ nữ sinh đánh nhau ngay trên đường phố. Người ta cho rằng đây là biểu hiện của sự suy thoái nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên trong xã hội. Bởi vì hành vi bạo lực này không xảy ra tỏng xã hội đen, giữa các băng đảng tội phạm hay ở những thanh niên hư hỏng sống lang thang trên đường phố, thoát ly sự giáo dục của gia đình và nhà trường mà xảy ra ngay trong các nhóm học sinh đang đi học và được hưởng sự chăm sóc và dạy dỗ của cả gia đình và trường học. Điều đáng ngạc nhiên là những người tham gia vào các hành vi bạo hành này đều là nữ sinh mà dư luận xưa nay thường chỉ coi họ là nạn nhân của bạn hành trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại hơn cả lại chính là thái độ dửng dưng vô cảm của chính các học sinh có mặt và không tham dự các hành vi bạo lực được coi là nghiêm trọng này. Các học sinh này không chỉ đứng xem mà còn đánh hội đồng rồi quay phim, phát lên mạng để mọi người có thể cùng xem như một trò giải trí. Đó là một cách thể hiện mình bằng hành vi bạo lực cùng với một bản sắc vừa mang tính tập thể, vừa mang tính cá nhân và phi nhân tính. 

Người ta thắc mắc những hiện tượng suy thoái đạo đức nghiêm trọng lại xuất hiện ở thời điểm mà sự phổ cập của giáo dục và truyền thông đại chúng trong xã hội đạt những thành tựu như hiện nay. Nguyên nhân là vai trò của các định chế xã hội có liên hệ trực tiếp tới sự giáo dục hay cái nôi hình thành nhân cách của tuổi học sinh (gia đình và nhà trường)? Cũng không ít người quy nguyên nhân cho kinh tế thị trường, cho thời kỳ hội nhập và các phương tiện truyền thông đại chúng. 

Trong khi các bậc phụ huynh và các thày cô giáo được quy trách nhiệm trước tiên đối với sự suy thoái hay rối loạn nhân cách của trẻ em và học sinh, thì sự suy thoái của đạo đức xã hội dẫn tới sự chệch hướng trong giáo dục gia đình và nhà trường lại chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo.
Việc cha mẹ học sinh chạy theo sức hút của tiền bạc, không còn thì giờ để chăm sóc dạy dỗ con cái cho thấy họ đã đề cao các giá trị vật chất hơn là các giá trị tinh thần con người. Hơn nữa các hình thức giáo dục của gia đình hiện nay vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của mô hình gia đình gia trưởng truyền thống và quan niệm nho giáo về trật tự gia đình và xã hội. Nho giáo không thừa nhận quyền tự do bình đẳng giữa con cái với cha mẹ, nên không tạo ra được những cơ hội để cho các bậc cha mẹ có thể hiểu được những suy nghĩ của con em mình. Mặt khác, chính quyền lực gia trưởng trong gia đình truyền thống thường áp đặt ý chí của nó đối với các thành viên trong gia đình bằng bạo lực (giữa chồng và vợ, của cha mẹ với con cái, của các anh chị với các em…). Hành vi bạo lực ở đây không chỉ là sự xâm phạm thân xác con người mà còn là sự áp đặt cách suy nghĩ, cách sống của người nắm quyền lực đối với những thành viên khác trong gia đình. Tình trạng phổ biến của bạo lực trong gia đình hiện nay rõ ràng là một kinh nghiệm xấu cho các em học sinh chưa đến tuổi trưởng thành khi quan niệm về các quy tắc ứng xử trong gia đình và xã hội. 

Trong nhà trường, gần như toàn bộ thời gian vật chất chỉ dành cho việc dạy chữ và học chữ mà chưa thực sự chú ý dạy và bồi dưỡng nhân cách cho học sinh. Những bài học về đạo đức ở nhà trường thường khô khan và trừu tượng nên khó vận dụng vào các quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội. Hơn nữa, trật tự xã hội trong nhà trường cũng không tạo ra sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Thậm chí các quan hệ xã hội trong nhà trường, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên và học sinh gần đây cũng có những biểu hiện tiêu cực. Các hành vi bạo lực đã được truyền thông phản ánh cũng gây ra sự e ngại trong mối quan hệ giữa học sinh và nhà trường. Khi các quan hệ xã hội trong nhà trường lỏng lẻo, vai trò xã hội hóa của nó cũng trở nên giảm sút. 

Qua những phỏng vấn và thông tin về vụ việc này, chúng ta có thể yên tâm vì những phản ứng tích cực từ phía các học sinh trong cuộc, các phụ huynh và nhà trường có liên quan. Song có lẽ chúng ta chưa thể an tâm vì logic của những quá trình xã hội dẫn đến sự kiện này dường như vẫn chưa được lưu ý tới. Khi gia đình và nhà trường chỉ chú ý đến kết quả học tập mà chưa chú ý đến sự giáo dục nhân cách của học sinh thì chúng ta vẫn sẽ còn phải ngạc nhiên và đau xót vì những hành vi bạo hành như thế vẫn sẽ xảy ra. Vả chăng, còn có các không gian xã hội nằm bên ngoài các thiết chế gia đình, nhà trường và đoàn thể đang ngày càng mở rộng và thu hút ngày càng đông thanh thiếu niên hiện nay như các nhóm bạn bè mà chúng ta chưa thể tích hợp chúng vào trong bất cứ tổ chức xã hội nào, quá trình xã hội hóa thanh thiếu niên và học sinh sẽ vẫn còn có những bất cập hay sai sót.

  • Các truyền thống đó đang ngày 1 mất đi .( nhưng còn truyền thống ''đoàn kết'' )
18 tháng 10 2017

cái này làm y như một bài báo.

9 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Tôn sư trọng đạo là phẩm chất và truyền thống quý báu tốt đẹp mà ông cha ta vẫn thường hay khuyên dạy con cháu của mình. Tôn sư trọng đạo là kính trọng thầy cô giáo, những người đã có công dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho mình. Ông cha ta từng dạy là:"Một chữ cũng thầy, mà nửa chữ cũng thầy"(Lời dẫn trực tiếp). Sự dạy dỗ của thầy cô chính là công ơn mà các học sinh, học trò phải khắc ghi sâu vào trong lòng mình. Chính nhờ những sự dạy dỗ ấy đã chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò khác nhau. Các em được xây dựng nền móng kiến thức, truyền cảm hứng, nghị lực và chắp cánh ước mơ để bay đến những phương trời mới lạ. Tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo chính là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN ta. Chính vì vậy truyền thống và tôn sư trọng đạo là phẩm chất quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta vì nó giúp duy trì xã hội được tốt đẹp và văn minh hơn. Và nó cần trang bị ở mỗi học sinh để bất cứ học sinh nào cũng trở thành con ngoan trò giỏi.

12 tháng 6 2018

Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?

12 tháng 6 2018

Trong SGK trang 125 ,127 có 2 ý về thay đổi cách ăn mặc

Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?

Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.

Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.

Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.

Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phốtoàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?

Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

24 tháng 4 2019

  Tôi đã nghe qua những thông tin sách báo , trương trình ti vi nói đến những cô ,cậu học sinh ăn mặc một cách hở hang . Những bộ váy kì dị , quần thì rách tả tơi , nghe nói đó là mốt . Nhưng theo tôi đó là một thứ mà làm cho con người ta hư hỏng . Vậy theo các bạn điều đó là đúng hay sai ?

   Những bạn học sinh ăn mặc theo mốt thường không tuân theo quy định cùa nhà trường : họ không mặc đúng đồng phục nhà trường đã quy định , trong giờ học họ chỉ chú trọng đến những bộ trang phục không chú ý đến bài học . Không biêt nay mai tương lai của họ sẽ thế nào nhỉ ? Ăn chơi , đưa đòi ...

    Khi đi ra đường họ thường có tính khoe khoang, kể cả trời nắng , con người ta thì mắc áo trống nắng kín mít còn mình thì mặc áo hở, váy ngắn . Còn có những cô gái chạy theo mốt đến khi không còn biết đúng , sai . Họ săm trổ , nhuộm tóc , ... Họ tiêu tiền như nước .  

   Đặc biệt là họ rất khinh người . Họ chụp những người ăn xin bên lề đường rồi đăng lên facebook . Chê bai rồi chửi bới người ta . Chê là nghào , là hèn . Và họ không hề biết mình là một trong số những người hèn và nhát như vậy . Tiền là do bố mẹ làm ra chứ không phải mình thế mà họ tiêu thiền rất phung phí

    Những lí do đó đã làm cho đất nước Việt Nam ta không còn sự thanh lịch như ngày trước . một số người còn rất ghét những con người như vây và mình cũng rất ghét họ . Mình có mooth lời khuyên cho các bạn là : các bạn đừng lên cạy theo mốt một cách điên cuồng như vây , nó sẽ không tốt đâu .

11 tháng 5 2021

tk nhé 

Ngày nay, ta hoàn toàn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những bạn học sinh có cách ăn mặc chưa được phù hợp với hoàn cảnh, với điều kiện kinh tế gia đình. Các bạn dễ chạy theo những xu hướng ăn mặc thịnh hành mà không cần để ý đến hoàn cảnh, tình huống của mình cũng như khả năng tài chính của gia đình. Hơn nữa, việc ăn mặc không phù hợp cũng sẽ để lại những hậu quả nhất định đối với cuộc sống của mỗi cá nhân.

Việc tiếp xúc với các văn hóa phẩm và phong tục tập quán của nước ngoài dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của mỗi người đến cách ăn mặc và trang phục của mình. Tuy nhiên, những thay đổi tiêu cực vẫn là những ảnh hưởng phần lớn mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy. Đầu tiên, đó là việc ăn mặc không phù hợp hoàn cảnh. Con người khi tham gia vào một loại hoạt động nào trong ngày thì đều cần có loại trang phục sao cho phù hợp và tiện lợi nhất. Ví dụ, đi tập thể thao thì không nên mặc quần áo lòa xòa, rực rỡ,... Hoặc như đi đám tang thì không nên mặc quần áo rực rỡ, lấp lánh, luộm thuộm,.... Sự tinh tế, thanh lịch của một người thể hiện ở việc họ chọn bộ trang phục sao cho vừa đủ, vừa đẹp và không có gì thừa thãi. Thứ hai, biểu hiện của ăn mặc không lành mạnh là ăn mặc theo kiểu đua đòi, tạo nên những tình huống hớ hênh, kệch cỡm và lố lăng. Các bạn học sinh có đầu óc dễ bị ảnh hưởng nhất bởi phong cách ăn mặc thịnh hành trên thế giới. Tuy nhiên, xét về điều kiện của bản thân, việc ăn mặc lố lăng sẽ dẫn đến sự phản cảm trong mắt người khác và phá hoại đi hình ảnh của những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.

Việc ăn mặc lố lăng, không phù hợp với hoàn cảnh không những tạo nên một hình ảnh xấu cho chính bản thân mình mà nó còn thể hiện một cái nhìn nông cạn, thiển cận về việc ăn mặc trong cuộc sống. Trang phục là quyền tự do lựa chọn của mỗi người nhưng việc mỗi người chúng ta ăn vận đúng và đủ dùng cho hoàn cảnh của bản thân thì sẽ tạo được ngoại hình ưa nhìn và chiếm được nhiều thiện cảm. Hơn nữa, ăn mặc gọn gàng và ăn mặc đẹp, đúng với hoàn cảnh sẽ còn giúp chúng ta tạo được ấn tượng tốt đối với người khác. Đối với học sinh, các em nên tuân thủ quy định mặc đồng phục ở trường và biết cách ăn mặc khi ra đường sao cho luôn thơm tho, sạch sẽ, gọn gàng.

 

Tóm lại, việc ăn mặc không lành mạnh là một tình trạng khá phổ biến ở học sinh hiện nay. Tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục bằng sự khuyên bảo, giáo dục thêm từ phía gia đình và nhà trường để các em học sinh luôn có nhận thức đúng đắn về phong cách ăn mặc và phong cách sống của mình.