K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2021

- Trích mẫu thử

- Cho H2O vào các mẫu thử:

+ Nếu tan, chạy thành giọt tròn trên mặt nước và có khí không màu thoát ra là Na.

\(2Na+2H_2O--->2NaOH+H_2\)

+ Nếu tan, có khí không màu thoát ra và có tỏa nhiệt là Ca.

\(Ca+2H_2O--->Ca\left(OH\right)_2+H_2\)

+ Nếu không tan là: Fe, Ag, Cu

- Cho HCl vào các mẫu thử còn lại:

+ Nếu tan và có khí không màu thoát ra là Fe.

\(Fe+2HCl--->FeCl_2+H_2\)

+ Nếu không tan là Ag và Cu

- Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử còn lại:

+ Nếu tan và dung dịch dần hóa xanh là Cu

\(Cu+2AgNO_3--->2Ag+Cu\left(NO_3\right)_2\)

+ Nếu không tan là Ag

13 tháng 12 2021

Cho các chất trên vào nước

+ Tan, có khí thoát ra: K

\(2K+2H_2O\rightarrow2KOH+H_2\)

+ Không tan: Fe, Cu, Ag

Quan sắt màu sắt của 3 kim loại không tan

+ Màu cam đỏ : Cu

+ Màu trắng xám: Fe, Ag

Cho 2 chất còn lại chưa nhận biết được vào dung dịch HCl

+ Tan, có khí thoát ra: Fe

\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)

+ Không tan: Ag

13 tháng 12 2021
Thuốc thửKFeCuAg
H2Ocó khí thoát raKhông hiện tượngKhông hiện tượngKhông hiện tượng
HCl Có khí thoát raKhông hiện tượngKhông hiện tượng
AgNO3  Cu tanKhông hiện tượng

PTHH: 2K + 2H2O -> 2KOH + H2

Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2

Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag

 

 

 

 

 

 

 

3 tháng 1 2022

Trích mẫu thử, dùng dung dịch NaOH \(\rightarrow\) nhận biết được Al (tan, sủi bọt khí)

Dùng dung dịch HCl \(\rightarrow\) nhận biết được Fe (tan, sủi bọt khí)

Dùng dung dịch \(AgNO_3\rightarrow\) Cu tác dụng tạo Ag còn  Ag ko phản ứng

\(Al+NaOH+H_2O\to NaAlO_2+\dfrac{3}{2}H_2\\ Fe+2HCl\to FeCl_2+H_2\\ Cu+2AgNO_3\to Cu(NO_3)_2+2Ag\)

3 tháng 1 2022

tk:

 

để nhận biết Fe thì dùng nam châm. còn lại cho hỗn hợp vào H2SO4. xuất hiện khí bay lên là Al. còn lại Cu và Ag thì chắc là dựa theo màu sắc. 

9 tháng 11 2021

a. 

- Trích mẫu thử

- Cho nước vào các mẫu thử:

+ Nếu tan và có khí bay ra là Na

\(2Na+2H_2O--->2NaOH+H_2\)

+ Không tan là Al và Mg

- Cho NaOH vừa thu được sau phản ứng của Na và H2O vào 2 mẫu thử còn lại:

+ Nếu tan và có khí thoát ra là Al

\(Al+NaOH+H_2O--->NaAlO_2+\dfrac{3}{2}H_2\)

+ Không có hiện tượng là Mg

29 tháng 12 2021

a) 

- Cho các kim loại tác dụng với dd NaOH

+ Kim loại tan, sủi bọt khí: Al

2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2

+ Kim loại không tan: Cu, Fe

- Hòa tan 2 kim loại còn lại vào dd HCl dư

+ Kim loại tan, sủi bọt khí: Fe

Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2

+ Kim loại không tan: Cu

b)

- Cho các kim loại tác dụng với H2O

+ Kim loại tan, có khí thoát ra: Na

2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2

+ Kim loại không tan: Mg, Ag

- Hòa tan 2 kim loại còn lại vào dd HCl

+ Kim loại tan, sủi bọt khí: Mg

Mg + 2HCl --> MgCl2 + H2

+ Kim loại không tan: Ag

c) 

- Cho các kim loại tác dụng với H2O:

+ Kim loại tan, có khí thoát ra: Na

2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2

+ Kim loại không tan: Fe, Al, Ag

- Cho các kim loại còn lại tác dụng với dd NaOH:

+ Kim loại tan, sủi bọt khí: Al

2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2

+ Kim loại không tan: Fe, Ag

- Hòa tan 2 kim loại còn lại vào dd HCl

+ Kim loại tan, sủi bọt khí: Fe

Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2

+ Kim loại không tan: Ag

d)

- Cho các kim loại tác dụng với H2O:

+ Kim loại tan, có khí thoát ra: Na

2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2

+ Kim loại không tan: Mg, Al, Cu

- Cho các kim loại còn lại tác dụng với dd NaOH:

+ Kim loại tan, sủi bọt khí: Al

2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2

+ Kim loại không tan: Mg, Cu

- Hòa tan 2 kim loại còn lại vào dd HCl

+ Kim loại tan, sủi bọt khí: Mg

Mg+ 2HCl -->MgCl2 + H2

+ Kim loại không tan: Cu

- Đổ nước vào các chất rắn

+) Chất rắn tan dần: K2O

PTHH: \(K_2O+H_2O\rightarrow2KOH\)

+) Chất rắn tan và có khí: Ba và Na  (Nhóm 1)

PTHH: \(Ba+2H_2O\rightarrow Ba\left(OH\right)_2+H_2\uparrow\)

            \(Na+H_2O\rightarrow NaOH+\dfrac{1}{2}H_2\uparrow\)

+) Chất rắn không tan: Fe, Ag, Al, Mg và CuO  (Nhóm 2)

- Sục CO2 vào từng dd nhóm 1 sau khi đổ nước 

+) Xuất hiện kết tủa: Ba

PTHH: \(Ba\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow BaCO_3\downarrow+H_2O\)

+) Không hiện tượng: Na

- Đổ dd HCl vào chất rắn trong nhóm 2

+) Dung dịch chuyển xanh lục và có khí: Fe

PTHH: \(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\uparrow\)

+) Dung dịch hóa xanh: CuO

PTHH: \(CuO+2HCl\rightarrow CuCl_2+H_2O\)

+) Chất rắn không tan: Ag

+) Dung dịch không màu: Al và Mg

PTHH: \(2Al+6HCl\rightarrow AlCl_3+3H_2\uparrow\)

           \(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)

- Đổ dd KOH vào 2 chất rắn còn lại

+) Xuất hiện khí: Al

PTHH: \(Al+KOH+H_2O\rightarrow KAlO_2+\dfrac{3}{2}H_2\uparrow\)

+) Không hiện tượng: Mg