Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
-Nguyễn Thiếp nêu mục đích của việc học là học làm người
=> Em hoàn toàn đồng ý . Vì :
+ Ta học làm người là để phát triển nhân cách
+ Ta học làm người là để cùng chung sống với những người xung quanh
+Ta học làm người là để khẳng định vị trí của bản thân trong xã hội
-Theo em , học để làm người trong thời đại ngày nay thì cần học những gì và học như thế nào?
+ Học ăn học nói học gói học mở
+ Học phải đi đôi với hành
+ Học chăm chỉ , kiên trì , đam mê
tham khảo
Nguyễn Thiếp nêu mục đích của việc học là học làm người
=> Em hoàn toàn đồng ý . Vì :
+ Ta học làm người là để phát triển nhân cách
+ Ta học làm người là để cùng chung sống với những người xung quanh
+Ta học làm người là để khẳng định vị trí của bản thân trong xã hội
-Theo em , học để làm người trong thời đại ngày nay thì cần học những gì và học như thế nào?
+ Học ăn học nói học gói học mở
+ Học phải đi đôi với hành
+ Học chăm chỉ , kiên trì , đam mê
Tham khảo nha em:
Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.
Trong cuộc sống này, kiến thức là vô hạn. Hằng ngày đến trường đến lớp, chúng ta đều được nhận những kiến thức nho nhỏ từ thầy cô, tuy không nhiều nhưng rất hữu ích. Những kiến thức cần có để áp dụng vào các ngành nghề khác nhau, những kiến thức để áp dụng vào đời sống thực tiễn hằng ngày. Những kỹ năng mềm để có thể xử lý khi gặp một vấn đề hay trường hợp nào đó. Nói chung là bao la rộng lớn!
Nhưng ngày nay, với đa số các bạn sinh viên, từ cao đẳng đến đại học đều mang trong mình cách học thụ động, học vẹt, học cho có. Đến giảng đường chỉ có mỗi một việc là chép và chép. Có thể số ít những bạn theo cách học đó vì các bạn lười suy nghĩ, động não, bị những thứ bên ngoài tác động đến như là nghiện Facebook, nhưng cũng có thể cách học đó đến với các bạn 1 phần cũng là do thầy cô!!?? Đối với bản thân tôi - một sinh viên của trường VATC, thật sự là không thích cách dạy của một số giáo viên trong trường. Trường quốc tế nhưng cách dạy có phải là của quốc tế không? Đến lớp chỉ đọc và chép, một cách dạy rất thụ động và gây nhàm chán. Ngày này qua ngày khác sẽ khiến các bạn sinh viên trở nên thụ động và lười suy nghĩ, vậy thì bao nhiêu kiến thức cũng chỉ nằm trong tập chứ đâu có nằm trong trí nhớ được. luôn là thế và không thể nào tiếp thu được gì cả.
Vậy tại sao tôi phải đến giảng đường?
Tại sao tôi phải học?
Học để làm gì?
Học vì điều gì?
Và tôi phải học như thế nào?
Đó là 1 số ít câu hỏi mà các bạn sinh viên tự đặt ra cho mình khi lâm vào tình trạng “học thụ động”. Thiết nghĩ, điều các bạn cần làm là nên vạch định rõ ràng cho tương lai của mình, theo từng bước một, nên làm gì và không làm gì nữa. Và điều quan trọng bắt buộc là các bạn cần phải thay đổi lại cách học của mình. Riêng tôi, trong phạm vi trường VATC của chúng ta, tôi nghĩ chúng ta nên được học theo một cách mở rộng hơn, thoáng hơn. Như là phải học về nhiều điều thực tế, không phải chi trong sách vở, không phải chỉ đọc và chép mà chúng ta nên trò chuyện về một vấn đề được đặt ra, học nhóm, thảo luận nhiều hơn nữa. Điều đó sẽ giúp cho các bạn sinh viên trở nên năng động hơn, thoải mái sáng tạo nhiều hơn nữa và không bị lâm vào thế bị động. Nhưng để làm được như thế cũng cần phải tùy thuộc ít nhiều vào người giáo viên. Người giáo viên cần cởi mở, chia sẻ và luôn vui vẻ sẵn lòng giải đáp những thắc mắc khi bạn nào đó đề cập đến. Tâm lý vui vẻ sẽ giúp cho hai bên dể dạy và dễ học hơn, giúp không những chỉ tiếp thu được những kiến thức trong sách, mà còn giúp tiếp thu được những kỹ năng sống, cần thiết cho bản thân nữa.
Một sinh viên như tôi, và chắc là đa số các bạn sinh viên trong trường VATC đều nghĩ rằng mình giỏi và mình sẽ làm được. Không có trang web nào giúp bạn học tốt, chả có thầy cô nào giúp bạn học giỏi hơn. Chính bạn mới là người giúp bạn học giỏi.Thay đổi những gì tiêu cực để mang đến những điều tích cực hơn. Vì một tương lai tốt đẹp cho bản thân và cho trường VATC nhé!
Điều quan trọng nhất trong việc học là phải biết " học đi đôi vs hành" ."Học" ở đây là học lý thuyết - những kiến thức ta tiếp thu từ thầy cô mỗi ngày. "Hành" là thực hành, ứng dụng những lý thuyết trên vào cuộc sống hằng ngày. Ta dễ dàng nhận ra mối wan hệ mật thiết giữa "học" và "hành" : "học" mà không "hành" thì lý thuyết sẽ mãi là lý thuyết – những lý thuyết suông không hữu dụng. Ngược lại, "hành" mà ko "học" thì sẽ chẳng mấy khi đem lại hiệu quả - không khéo còn trở thành những kẻ phá họai ngu dốt. Giữa "học" và "hành" là mũi tên 2 chiều mà khi mất đi 1 chiều, cuộc sống, công việc của ta sẽ trở nên khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều.
#Hoc #Kem
Tham khảo
V.I.Lênin đã từng nói: Học, học nữa, học mãi. Câu nói của ông đã nói lên tầm quan trọng của việc học. Nhưng chỉ học thôi là chưa đủ, trong tác phẩm Bàn về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, tác giả đã đưa ra một nguyên lí của việc học. Đó là học phải đi đôi với hành. Câu nói mang tính khái quát và có ý nghĩa sâu sắc đối với các bạn trẻ ngày nay.
Vậy học là gì? Việc học là một quá trình tích lũy kiến thức của con người, con người có thể học cả đời, từ lúc chúng ta còn nhỏ cho đến khi ta già đi. Việc học là một việc cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc đời của mỗi con người. Ngay từ khi còn nhỏ, ta đã được bố mẹ dạy cho cách cầm dao, cầm đũa, cầm thìa. Khi lớn hơn, ta được học các kiến thức trong sách vở của nhà trường. Rồi ta học cách cư xử, cách đối đãi với những người xung quanh. Thông qua đó, ta hiểu rằng, việc học ở đây là học tất cả những điều mà chúng ta chưa biết, chứ không chỉ đơn thuần là học kiến thức. Ta có thể học được những kinh nghiệm quý báu từ người đi trước qua lời kể của họ, ta có thể xem trên tivi những điều lí thú mà ở trường lớp không hề dạy chúng ta. Tóm lại, việc học là một việc vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, giúp cho họ mở mang được tư duy, hiểu biết được nhiều hơn về thế giới và không bị tụt hậu so với xã hội.
Còn hành là gì? Hành là thực hành, là hành động. Việc học sẽ chẳng thể phát huy được hiệu quả và ý nghĩa của nó nếu như ta không được thực hành những lí thuyết mà ta học. Việc thực hành giúp cho ta biết rõ hơn và hiểu sâu hơn về vấn đề mà ta quan tâm. Và việc thực hành này phải được thực hiện thường xuyên thì mới đem lại hiệu quả cao.
Học phải đi đôi với hành, bởi lẽ nếu ta chỉ biết mỗi kiến thức thì ta cũng chỉ như một bể chứa thông tin mà không biết làm gì với nó, không biết vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống. Kiến thức của ta khi ấy sẽ không phát huy được hết tác dụng của nó. Không những vậy, ta còn có thể bị quên mất những gì ta đã học bởi lâu rồi ta không đụng đến nó. Còn nếu ta chỉ biết thực hành mà không hề có kiến thức thì những thứ ta làm cũng không được chắc chắn, vì ta chưa nắm được bản chất của vấn đề ấy. Một người bác sĩ khi được học những kiến thức về y khoa mà không trực tiếp cứu chữa bệnh nhân thì không thể nào trở thành một người y sĩ giỏi. Nếu cô giáo chỉ biết rằng mình dạy kiến thức đến cho học sinh mà không chữa bài tập cho họ thì người thầy giáo, cô giáo ấy cũng không thể làm tốt được công việc của mình. Do đó, việc học phải đi đôi với thực hành, hành động.
Trên thực tế có rất nhiều ví dụ chứng minh cho việc "học đi đôi với hành". Trong lịch sử, khi Trần Quốc Tuấn đọc bài Hịch tướng sĩ khích lệ lòng quân học theo Binh thư yếu lược của ông, đây chính là ví dụ của việc binh sĩ đã tu tâm đọc sách và dẫn đến hành động là đứng lên đánh bại kẻ thù xâm lược. Không chỉ ở trong lịch sử mà ở hiện tại cũng có rất nhiều những ví dụ chứng minh cho điều này. Đó là giáo sư Ngô Bảo Châu, ông đã đoạt giải Nô ben về toán học với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Nhờ vào những kiến thức mà ông được học, ông đã xuất sắc đạt được giải Nô ben và mang đến cho Việt Nam niềm vinh dự. Sau này, ông còn cống hiến nhiều cho đất nước trong công việc giảng dạy của mình. Chính việc đưa những kiến thức mình tích lũy, nghiên cứu được đến với thế giới đã khiến cho ông mang được niềm vinh dự về cho đất nước và cống hiến nhiều hơn cho đất nước nhờ việc học của ông.
Tóm lại, nguyên lí "cứ theo việc học mà làm" hay nói cách khác là học phải đi đôi với hành là một nguyên lí rất đúng đắn, có ý nghĩa thời đại. Dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai thì mỗi người cần phải kết hợp việc học với những hành động cụ thể để đạt được thành công trong cuộc sống. Không cần phải là điều lớn lao như giáo sư Ngô Bảo Châu, chỉ cần một điều nhỏ bé nhưng giúp ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta là được. Chỉ cần kiên trì, nhất định ta sẽ thành công.
Gợi ý:
- Em có đồng ý với quan điểm đó.
- Giỏi tính toán (toán học)
- Giỏi có ý tưởng, lập kế hoạch (văn học)
- Giỏi giao tiếp (ngoại ngữ)
- Giỏi đoàn kết, là một người ngay thẳng, trung thực, tốt bụng. Lịch sự và tông trong mọi người. Xây dựng tốt mối quan hệ (GDCD)
- Giỏi quản lí, chỉ đạo mọi người
- Giỏi về xã hội, đời sống hiện tại (xã hội)
...