Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1/dân cư luôn phân bố không đều trên thế giới . vì :
- điều kiên tự nhiên vị trí tọa độ vùng miền khác nhau , những nơi khí hậu thuận lợi đất đai màu mỡ ít thiên tai , ...thì dân cư tập trung đông đúc . các vùng hải đảo miền núi giao thông không thuận lợi và những nơi khí hậu khắc nghiệt thì dân cư thưa thớt và có thể không có dân cư .
-trình độ khoa học , dịch vụ , y tế , nơi có nền văn hóa lâu đời ,.... cũng ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư thế giới .
2/môi trường nhiệt đới gió mùa ở khu vưc Đông Á và Đông Nam Á . nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa gió . nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8 °C .lượng mưa trung bình năm trên 1000mm.
3/thuận lợi khó khăn của sản xuất ở đới nóng :
- Thuận lợi: + Nhiệt độ trung bình năm cao trên 20°C và nắng quanh năm làm cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.
+ Nhiệt ẩm dồi dào tạo điều kiện cho sinh vật sinh trưởng thuận lợi, thực hiện được các biện pháp tăng vụ, gối vụ, xen canh, thâm canh.
+ Sự phân mùa khí hậu làm cho sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
- Khó khăn:
+ Nhiệt ẩm dồi dào nên có nhiều dịch bệnh phá hoại mùa màng và vật nuôi.
+ Lượng mưa tập trung vào một mùa dẫn đến lũ lụt, một mùa ít mưa dẫn đến khô hạn, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
+ Lượng mưa lớn trong điều kiện rừng cây bị phá trụi ở miền núi làm đất đai bị xói mòn. Khô hạn trong mùa khô làm mở rộng hoang mạc hóa đất đai.
Câu 1:
Lượng bụi sa mạc bị tung vào khí quyển tăng nhanh hàng năm là hậu quả của biến đổi khí hậu và hoạt động trực tiếp của con người. Một cơn bão bụi thông thường mang theo từ 20 - 30 triệu tấn bụi. Tác động của các cơn bão bụi sa mạc lan rộng khắp trái đất. Hiện tượng nhiễm mặn xảy ra trên diện rộng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Australia và là mối đe dọa chính đến cộng đồng dân cư sống bên rìa các sa mạc, đã góp phần biến đất đai ở đó trở thành hoang phế. Chỉ trong 30 năm qua, khu vực lòng chảo sông Tarm của Trung Quốc đã mất gần 13.000km2 đất nông nghiệp vì bị nhiễm mặn.
Vũ khí tối thượng trong cuộc xâm lăng của sa mạc chính là sự thay đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng nóng lên gây ra những đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, có thể phá hủy nhiều thảm thực vật một cách không thể phục hồi. Lượng nước mưa tại các khu vực sa mạc giảm mạnh trong hơn 2 thập kỷ qua trong khi nhiệt độ tại hầu hết khu vực này tăng từ 5-7oC. Điều này sẽ đẩy nhanh tình trạng bốc hơi nước và gây ra bão cát.
Việc cấp bách trong cuộc chiến này là làm thế nào kiềm chế hiện tượng khí hậu nóng lên, tăng cường trồng rừng để giảm tác hại của các cơn bão bụi, đồng thời tiết kiệm các nguồn tài nguyên nước và phát triển những khu vực rìa sa mạc.
Câu 2:
Các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương Bắc: chăn nuôi và săn bắt. - Chăn nuôi: tuần lộc, chó (để kéo xe). - Săn bắt: tuần lộc, hải cẩu, gấu trắng, đánh bắt cá.
- Đến nay nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác vì điều kiện khai thác rất khó khàn: + Về tự nhiên: khí hậu quá lạnh, đất đóng băng quanh năm, mùa đông kéo dài,... + Về xã hội: thiếu nhân công, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hiện đại,...
Ai cũng biết đới nóng có khí hậu vô cùng thuận lợi ( nóng ẩm, mưa nhiều,...) rất thích hợp cho cây lúa nước phát triển và nhiều loại cây lương thực khác: ngô, sắn, khoai,...nhưng vẫn có nhiều nước không có những điều kiện tự nhiên như vậy nên họ không thể cấy trồng được các loại cây lương thực một ccachs dễ dàng như vùng sa mạc lớn ở châu Phi, sa mạc Goobi ở Mông Cổ, vùng cao nguyên-sa mạc Đông Bắc ở Trung Quốc,...
Vì mặc dù đới ôn hoà có các công nghệ cao và tiên tiến nhưng xét về nguồn nguyên liệu bị hạn hẹp nên phải nhập nguyên liệu của đới nóng( mình ko chắc đâu, do là mình chưa học)
-khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao
+càng lên cao nhiệt độ giảm,độ ẩm tăng
+thực vật phân tầng theo độ cao
-khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng sườn
+ở vùng núi ôn đới,sườn đón nắng,thực vật nhiều,phát triển ở độ cao lớn hơn sướn khuất nắng
+sườn đón gió ẩm,thực vật đa dạng,phong phú hơn ở bên sườn khuất gió
Cầu 2
- Nguyên nhân: do các nước thuộc địa giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
- Hậu quả: tạo sức ép đối với các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường,... kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội…
- Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.
Câu 3
- Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, các chính sách về dân số. - Quản lý và ngăn chặn việc di dân tự do. - Tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của việc sinh ít con.
1) Xác định vị trí ,trình bày đặc điểm khí hậu của :
* Môi trường nhiệt đới gió mùa
- Vị trí địa lí Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.
* Môi trường nhiệt đới
- Vị trí : Khoảng từ vĩ tuyến 5o đến c hí tuyến ở 2 bán cầu
- Khí hậu :
+) Nóng quanh năm
+) Mưa tập trung vào một mùa
+) Cảng về gần 2 chí tuyến , thời kỳ khô hạn càng kéo dài , biên độ nhiệt càng lớn
2) Dặc điểm khí hậu của :
* Môi trường ôn đới lục địa
Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.
* Môi trường Địa trung hải
Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu - đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa. thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô.
3) * Ô nhiễm không khí
- Nguyên nhân : Khói bụi từ các nhà máy và các phương tiện giao thông thải vào bầu khí quyển
- Hậu quả :
+) Gây mưa axit
+) Tăng hiệu ứng nhà kính :
+ Trái Đất nóng lên , băng ở hai cực tan chảy ,mực nước biển dâng cao...
+ Khí hậu toàn cầu biến đổi
+) Thủng tầng ôzôn
- Biện pháp :
+) Giáo dục cộng đồng
+) Kiểm soát khí thải
+) Sử dụng nhiên liệu sạch
+) Hạn chế sự gia tăng phương tiện...
+) Kí nghị định Ki-ô-tô , cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm
* Ô nhiễm nước :
- Ô nhiễm sông ngòi ;
+) Nguyên nhân :
- Nước thải của các nhà máy
- Sử dụng nhiều phân hóa học , thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng
- Chất thải sinh hoạt , nông nghiệp của con người
+) Hậu quả ; Gây các bệnh ngoài da , bệnh đường ruột cho con người ,...
- Ô nhiễm biển và đại dương
+) Nguyên nhân :
- Váng dầu và các dàn khoan trên biển
- Tập trung nhiều đô thị trên bờ biển
- Các chất độc hại theo sông đưa ra biển
+) Hậu quả ; Tạo hiện tượng '' thủy triều đen '' , '' thủy triều đỏ '' làm chết các sinh vật sống trong nước ...
===> Giải pháp : Xử lý nước thải công nghiệp , nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào cống , sông ,suối ,biển ,...
vì có nền công nghiệp tiên tiến
hệ thống giao thông sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu
các quốc gia tiên tiến sử dụng năng lượng nguyên tử gây nhiễm phóng xạ
mà không có các biện pháp xử lí đúng cách và triệt để khí thải làm tăng lượng khí thải ở đó