K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2017

Đáp án A
Trong buổi đầu cuộc chiến tranh, so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch lớn, không có lợi cho phía Việt Nam. Do đó Việt Nam không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà phải “đánh lâu dài” để vừa đánh vừa củng cố, phát triển lực lượng; đồng thời khoét sâu những mâu thuẫn của Pháp trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”

18 tháng 4 2017

Đáp án A
Trong buổi đầu cuộc chiến tranh, so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch lớn, không có lợi cho phía Việt Nam. Do đó Việt Nam không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà phải “đánh lâu dài” để vừa đánh vừa củng cố, phát triển lực lượng; đồng thời khoét sâu những mâu thuẫn của Pháp trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”

11 tháng 2 2019

Đáp án B

Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ((6-3-1946) và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược Việt Nam một lần nữa. Quân Pháp đã gây ra các cuộc xung đột vũ trang ở nhiều nơi như khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội…Đặc biệt ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải giải tán các lực lượng tự vệ chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động. Trước tình thế đó, Hội nghị bất thường ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp trong hai ngày 18 và 19-12-1946, quyết định phát động cả nước kháng chiến.

=> Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) là do hành động bội ước và xâm lược của Pháp

20 tháng 11 2018

Đáp án D

Ngày 18/12/1946, Pháp gửi rồi hậu thư yêu cầu chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946 chúng sẽ hành động. Việt Nam đứng trước hai con đường:

- Một là, cầm súng đấu tranh chống Pháp.

- Hai là, nước ta lại rơi vào tay Pháp một lần nữa nếu làm theo các yêu cầu của Pháp đề ra.

=> Nhận thấy những điều kiên để đấu tranh hòa bình với Pháp không còn nữa nên ngay đêm ngày 19/12/1946, Đảng đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến

28 tháng 3 2017

Đáp án C

Sau khi kí với ta bản Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, Pháp vẫn tiến hành các hoạt động khiêu khích, gây hấn, tiến công nhiều nơi (Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn). Đỉnh điểm là khi Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu này không được chấp nhận thì chậm nhất là vào ngày 20/12/1946, quân Pháp sẽ hành động. => Nếu ta còn tiếp tục nhân nhượng thì sẽ mất nước. Do đó, mục đích cao nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19-12-1946 là bảo vệ độc lập dân tộc.

25 tháng 3 2019

Đáp án C
Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn diện để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn, trên tất cả các lĩnh vực của thực dân Pháp; để giúp cuộc kháng chiến toàn dân có nội dung. Trong kháng chiến toàn diện, đấu tranh trên mặt trận quân sự là quan trọng nhất vì nó giúp tiêu hao sinh lực địch, đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù. Tuy nhiên những thắng lợi trên mặt trận quân sự đó đều bắt nguồn từ thắng lợi trên mặt trận chính trị - kinh tế - văn hóa - ngoại giao…

10 tháng 3 2017

Đáp án C

Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947). Vì đây là lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bộ đội chủ lực Việt Nam phản chống lại cuộc tấn công quy mô lớn của thực dân Pháp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.Giai cấp nông dân ngày càng bần...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.

 

Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tại Việt Nam?

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

C. Nông dân, địa chủ phong kiến. 

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

3
13 tháng 2 2018

Đáp án B

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.

- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới

17 tháng 11 2021
Em học lớp 5ạ
6 tháng 1 2017

Đáp án C

Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn diện để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn, trên tất cả các lĩnh vực của thực dân Pháp; để giúp cuộc kháng chiến toàn dân có nội dung.

Trong kháng chiến toàn diện, đấu tranh trên mặt trận quân sự là quan trọng nhất vì nó giúp tiêu hao sinh lực địch, đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù. Tuy nhiên những thắng lợi trên mặt trận quân sự đó đều bắt nguồn từ thắng lợi trên mặt trận chính trị - kinh tế - văn hóa - ngoại giao…

11 tháng 10 2019

Đáp án D
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) diễn ra là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám (1945) nên phải huy động sức mạnh của toàn dân tộc tham gia vào cuộc đấu tranh đó