K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2019

đây nè https://h7.net/hoi-dap/lich-su-8/nguyen-nhan-bung-no-cua-chien-tranh-the-gioi-thu-nhat-va-thu-2-co-diem-gi-khac-va-giong-nhau-faq165502.html

21 tháng 12 2019

nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ khác ở:

1 anh pháp nga vs đức í áo hung

2 anh pháp mỹ vs đức í nhật  nhưng lần này cả 2 đánh vào nga làm anh pháp mỹ thỏa hiệp cho phát xít đánh nga

13 tháng 12 2018

do thg cầm đầu của một nước nào đó gây nên

quá easy

#nguLichSu#

13 tháng 12 2018

* Nguyên nhân : 

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt ...

 Những diễn biến chính.
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng tòan thế giới ( 1-9-1939 đến đầu năm 1943).
- Với chiến thuật chớp nhoáng Đức chiếm hầu hết các nước Châu Âu trừ Anh và vài nước trung lập .
- 22-6-1941 Đức tấn công Liên Xô và dần dần tiến sâu vào lạnh thổ Liên Xô .
- 7-12-1941 Nhật tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng ; chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương .
- 9-1940 Ý chiếm Ai cập , chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới
-Tháng 1-1942 Mặt trận Đồng Minh chống phát xít được thành lập .
2. Quân Đồng Minh phản công , chiến tranh kết thúc từ đầu năm 1943à 8-1945
a. Mặt trận Xô và Đức :
- Ngày 2-2-1943: Chiến thắng Xta- lin- grat ,Hồng Quân Liên Xô và liên quân Anh – Mỹ liên tiếp phản công .
-Cuối 1944 toàn bộ Liên Xô được giải phóng và giúp nhân dân Đông Âu truy quét quân Đức .
-5-1943 Đức –Ý hạ vũ khí ở Bắc Phi
-6-6-1944 Mỹ- Anh đổ bộ lên Bắc Pháp .
-9-5-1945 Đức hàng không điều kiện , chiên tranh kết thúc ở Châu Âu .
b. Châu Á – Thái bình Dương :
-Hồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc .
-6 và 9-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga da ki
-15-8-1945 : Nhật hàng không điều kiện , Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc .
*Tính chất của chiến tranh : là chiến tranh đế quốc , phi nghĩa,khi Liên Xô tham chiến là chiến tranh chính nghĩa , bảo vệ tổ quốc , giải phóng nhân loại.
3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:
-Phát xít Đức – Ý – Nhật sụp đổ hòan tòan . Liên Xô là lực lượng đi đầu , chủ chốt trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít .

 Ý nghĩa

-Là cuộc chiến lớn , nhất , khốc liệt nhất , 60 triệu người chết , 90 triệu người bị thương và tàn tật , thiệt hại vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất .
-Tình hình thế giới biến đổi căn bản : hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời , phong trào giải phóng dân tộc phát triển .

4 tháng 12 2018

Bn xem sách giáo khoa điện tử Lịch sử 8 ý ( nếu quên sách )

-Học tốt-

15 tháng 12 2017

 Câu trả lời hay nhất:  Một câu hỏi rất hay. Cám ơn bạn đã hỏi để mình có cơ hội tìm hiểu lại về hai cuộc chiến này. Mình tìm được câu trả lời rất chi tiết và đầy đủ về hai cuộc chiến. Bạn đọc cả hai rồi rút ra kết luận nhé. 

Đệ nhất thế chiến, còn được gọi Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Thế chiến thứ nhất hay Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, diễn ra từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Thế chiến thứ hai. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. 

Thế chiến I xảy ra giữa hai khối liên minh quân sự được hình thành sau thế kỷ 19: một bên là liên minh ba cường quốc Đế quốc Anh – Pháp – Đế quốc Nga, hay được gọi là khối hiệp ước Entente ba bên (trong tiếng Pháp entente có nghĩa là sự đồng thuận, hiệp ước) và sau này còn thêm Hoa Kỳ và một số nước khác tham gia; bên kia là phe Liên minh Trung tâm (Central Powers, hay còn gọi là Liên minh ba nước) gồm Đế quốc Đức, Đế chế Áo – Hung và Ý. Tuy nhiên sau đó Ý chiến đấu bên phía Entente ba bên nhưng Liên minh Trung tâm có thêm Đế quốc Ottoman, Bulgaria. Trong khi vai trò của các đồng minh chính trong Entente ba bên khá đồng đều trong việc gánh vác sức nặng chiến tranh thì phía Liên minh Trung tâm vai trò các đồng minh là mờ nhạt hơn, chỉ Đức có vai trò trụ cột vì thực tế mâu thuẫn chủ yếu gây nên chiến tranh là gắn liền với tham vọng chính trị kinh tế và đế quốc của Đức lúc đó. 

Đây là một cuộc chiến để lập lại trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ bốn đế chế hùng mạnh của châu Âu và thế giới lúc đó là Đế quốc Nga, Đế quốc Đức, Đế chế Áo-Hung và Đế chế Ottoman, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của châu Âu và thế giới. Tuy nhiên mặc dù là cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt như vậy nhưng cuộc chiến này đã không giải quyết được các mâu thuẫn gốc rễ và "thế giới mới" mà nó tạo ra còn đặt châu Âu và thế giới trước các vấn đề và mâu thuẫn khác còn trầm trọng hơn như phát sinh nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản tại Nga, chủ nghĩa quân phiệt và phát xít tại Ý, Đức và Nhật , sự chia cắt, xâm phạm quyền tự quyết của các dân tộc... Những vấn đề đó sẽ dẫn đến bùng nổ Đệ nhị thế chiến. Đó là lý do một số nhà nghiên cứu cho rằng Thế chiến II chỉ là sự nối tiếp của Thế chiến I sau 20 năm tạm nghỉ lấy sức. 
--------------------------------------... 
Đệ nhị thế chiến (cũng được nhắc đến với tên gọi Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Thế chiến thứ hai, hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và Trục (phát-xít). Tất cả mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại. 
(Xem tiếp bên dưới ...)
Nguồn:
Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông Á và Đông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5, 1945 nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. 

Khoảng 62 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này, kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc Xã (Holocaust). 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô với 23 triệu người chết, Trung Quốc với 10 triệu người, theo phần trăm dân số thì là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh). Đệ nhị thế chiến là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. 

Riêng đối với Liên Xô, khoảng từ 2,5 cho tới 3,2 triệu người đã chết không phải do sự chiếm đóng của quân Đức mà do chính sách khủng bố của chính quyền Xô viết[1] 

Vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra-đa v.v. là một số phát minh trong cuộc chiến. 

Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước chịu sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ được phục hồi kinh tế sau khi nhận được viện trợ từ Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã Tây hóa nước này, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước quốc dân đảng Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan. 

k cho mk nha 

15 tháng 12 2017

hay đấy kết bn đi

1 tháng 4 2019

Văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ thái độ đê mạt của đám quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra đồng thời đồng cảm sâu sắc với số phận bi thảm của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân.Trước chiến tranh, các đấng cai trị xem những người dân thuộc địa là “những tên da đen bẩn thỉu... giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta”. Chúng coi các dân tộc thuộc địa là chưa được "khai hoá văn minh", là "dã man", "mọi rợ",... Nhưng khi chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc lên, khoác cho những danh hiệu cao quý: những người bạn, những nhà ái quốc,... và rồi đẩy họ đi khắp các chiến trường.

Cách đối xử của bọn thực dân lộ rõ bản chất bỉ ổi và thủ đoạn lừa bịp của chúng. Những người An Nam nói riêng và người dân các nước thuộc địa nói chung, vô hình chung đã trở thành vật hi sinh, trở thành những tấm lá chắn cho Pháp trên khắp các chiến trường.Và họ phải nhận lấy một số phận bi thảm, trở thành vật tế trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Họ đành chấp nhận đột ngột xa gia đình, quê hương vì những mục đích vô nghĩa, vì những vinh dự hão huyền mà các đấng "khai hoá" khoác lên mình họ. Họ bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của bọn cầm quyền: phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng, trở thành mồi cho cá mập, vùi xác dưới những đáy biển lạnh lẻo,.... Những người không trực tiếp ra trận thì cũng bị vắt kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm hoặc bị nhiễm bệnh bởi muôn vàn các chất độc hại khác mà chết. Những thống kê số liệu về sự hi sinh của những người dân đen tội nghiệp ấy càng khắc sâu thêm tình cảnh bi thảm của họ: Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.



18 tháng 12 2017

 Chiến thắng của quân đội Liên Xô làm thay đổi cục diện chiến tranh góp phần giành thắng lợi cho các lực lượng chống phát xít 

Trong những trận giáp chiến liên tục kéo dài 5 tháng rưỡi vào mùa hè và thu năm 1941, Hồng quân Liên Xô đã làm thất bại kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” của phát xít Đức và buộc chúng chuyển sang thế phòng thủ với những tổn thất lớn lao: gần 403.000 quân bị giết, bị thương và bị bắt làm tù binh. 

Trận đánh ở cửa ngõ Mátxcơva mùa đông 1941 - 1942 là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngày 30-9-1941 phát xít Đức huy động một lực lượng đông đảo gồm 1,8 triệu quân, 1.700 xe tăng, 14.000 đại bác và súng cối, gần 1.000 máy bay chiến đấu đánh vào Mátxcơva. 

Mọi tầng lớp dân chúng Mátxcơva cùng nhất loạt đứng lên đánh trả quân xâm lược. Tổn thất của phát xít Đức lên tới gần 400.000 người. Chiến thắng ở Mátxcơva làm thay đổi cán cân lực lượng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai theo hướng có lợi cho các lực lượng Đồng minh chống phát xít và làm cho uy tín của Liên Xô được tăng cao. 

Từ giữa năm 1942 đến đầu 1943 những trận đánh ác liệt kéo dài 6 tháng ở Xtalingrát đã làm cho phát xít Đức trở nên khốn quẫn hơn. Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt 1/4 tổng số quân địch trên toàn bộ mặt trận Xô - Đức lúc đó: 22 sư đoàn tinh nhuệ bị xóa sổ, 1.700.000 tên địch bị tiêu diệt, 300.000 binh lính và sĩ quan bị bắt làm tù binh. 24.000 khẩu đại bác, 3.500 xe tăng và 4.300 máy bay Đức bị tiêu diệt. Chiến dịch Xtalingrát đánh dấu bước ngoặt quan trọng, làm thay đổi cục diện cuộc chiến tranh Vệ quốc của nhân dân Liên Xô cũng như cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. 

Mùa hè năm 1943 diễn ra trận đánh lớn ở vòng cung Cuốcxcơ. Tại đây, hai bên tập trung tới 4 triệu quân, 69.000 đại bác và súng cối, 13.000 xe tăng, 11.000 máy bay. Sau 50 ngày đêm chiến đấu, quân đội Liên Xô đã đập tan cuộc tấn công chiến lược của địch, tiêu diệt nửa triệu quân, 3.000 máy bay, 1.500 xe tăng cùng nhiều vũ khí khác. 

Sau chiến dịch Cuốcxcơ, quân đội Liên Xô chuyển sang phản công, giải phóng hoàn toàn đất nước Xô viết, tiến tới biên giới phía Tây. Mãi đến ngày 6-6-1944 khi quân đội phát xít Đức bị đánh đuổi hoàn toàn ra khỏi lãnh thổ Liên Xô và Hồng quân Liên Xô bắt đầu chiến dịch giải phóng lãnh thổ các nước Đông Âu, truy quét phát xít Đức đến tận sào huyệt của chúng thì liên quân Anh - Mỹ mới vội vàng mở “Mặt trận thứ hai” (chiến dịch Ôvéclô) do tướng Đ.Aixenhao chỉ huy, chia sẻ gánh nặng chiến tranh với Liên Xô. Đây là cuộc đổ bộ lớn nhất trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, gồm khoảng 1,5 triệu người để chiến đấu với 560.000 quân phát xít Đức. Trong khi đó, tại mặt trận phía Đông, Liên Xô đã phải huy động tới 4,5 triệu người để chống lại 5,5 triệu quân phát xít Đức. 

Cuộc đổ bộ vào Noócmăngđi và các cuộc tiến công sau đó của quân đội Anh - Mỹ vào Pháp và Bỉ cũng là chiến dịch có ý nghĩa lớn về chính trị và chiến lược. Nhưng không thể đánh giá quá cao vai trò của chiến dịch Ôvéclô và ảnh hưởng của nó đối với diễn biến sau này, cũng như đối với việc kết thúc của thế chiến thứ hai được. Điều kiện cần thiết chủ yếu cho thắng lợi của chiến dịch này là phát xít Đức đã mất khả năng chi viện cho chiến trường Tây Âu. 

Chúng đã bị suy yếu vì những tổn thất nặng nề trong các trận đánh ở mặt trận phía Đông với quân đội Liên Xô. Chính Sớc-sin, một người chống cộng sản điên cuồng và hết sức thù ghét Liên Xô, cũng đã phải tuyên bố ở hạ nghị viện Anh ngày 28-9-1944 rằng: “Chính quân đội Nga đã rút ruột bộ máy chiến tranh của Đức và hiện nay đang kìm lại trên chiến trường của họ một bộ phận lực lượng địch rất lớn”. 

Một số khác không phủ nhận thắng lợi của Liên Xô nhưng lại coi thắng lợi đó là kết quả của những sai lầm về kế hoạch tác chiến của Hítle, hoặc nhờ có viện trợ vũ khí, lương thực... của Anh, Mỹ cho Liên Xô. Thực ra số hàng viện trợ của Anh - Mỹ lúc đó là rất cần thiết và quí giá trong khi Liên Xô gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Song số vũ khí viện trợ đó chỉ chiếm 4% lượng vũ khí do Liên Xô sản xuất, bao gồm: 9.600 khẩu đại bác (2%), 18.700 máy bay (12%), 10.800 xe tăng (l0,4%), 400.000 ô tô, một số đầu máy xe lửa, nhiên liệu, khí tài thông tin, thuốc men, lương thực... 

Số viện trợ này rất ít ỏi so với sự đóng góp của Liên Xô nhằm giảm bớt sự hy sinh, mất mát của các nước Đồng minh trong chiến tranh và điều quan trọng là Hồng quân đã chặn đứng quân đội phát xít Đức và bắt đầu tổng phản công từ cuối năm 1941, trước khi Liên Xô nhận được những chuyến hàng viện trợ từ Mỹ, Canada và Anh vào giai đoạn 1943-l945, khi nền công nghiệp của Liên Xô đã sản xuất được nhiều hơn của Đức. 

Việc đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức là bằng chứng không thể chối cãi được về sự bất lực của những kẻ xuyên tạc lịch sử. Không thể phủ nhận một sự thật là Quân đội Liên Xô đã giữ vai trò chủ lực, là lực lượng quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức ở châu Âu. 

18 tháng 12 2017

+ Chiến thắng Xta- lin- grát làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh thế giới.

+ Giúp giải phóng các nước Đông Âu khỏi ách phát xít trên đường truy kích Đức.

+ Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc- lin, đêm mồng 8 rạng sáng 9-5-1945 phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện.

+ Giúp Trung Quốc đánh phát xít Nhật.

+ Chịu đựng gánh nặng lớn nhất của chiến tranh và tiêu diệt đại bộ phận phát xít trên mặt trận Xô- Đức.

15 tháng 12 2017

Chiến tranh thế giớ thứ 2 là cuộc chiến tranh do chủ nghĩa phát xít(Đức,I-ta-li-a,Nhật Bản) phát động và hậu quả cuối cùng lại do chính hcủ nghĩa PX nhận lấy..chiến tranh thế giới thứ 2 là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ 1, bằng tất cả cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. 
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

15 tháng 12 2017

Giúp mình nha

13 tháng 12 2019

- Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

- Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.

- Phong trài dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.Từ năm 1940, chống chủ nghĩa phát xít.

26 tháng 12 2019

Sgk lịch sử 8 có mà bạn

26 tháng 12 2019
  • Nguyên nhân sâu xa.
    • Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.
    • Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.
  • Nguyên nhân trực tiếp:
    • Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1932 làm mâu thuẫn trên thâm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
    • Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

CÁI NÀY LÀ KIẾN THỨC LỊCH SỬ LỚP 11 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT MỚI LÀ  LỚP 8