K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 7 2019

a, Thanh minh, tiết, tảo mộ, hội, đạp thanh, yên thanh, bộ hành, tài tử, giai nhân

16 tháng 8 2021

Tham khảo:

Nếu như Thanh Tâm Tài Nhân kể về hai chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi thì Nguyễn Du miêu tả họ bằng thơ lục bát. Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu là kể về hai chị em Kiều, còn Nguyễn Du thì thiên về gợi tả sắc đẹp Thúy Vân, tài sắc Thúy Kiều.

Thanh Tâm Tài Nhân tả Kiều trước, Vân sau: “Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào. Còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang có một phong thái riêng mà khó tả”. Đọc lên ta cảm giác như tác giả tập trung vào Vân hơn, hình ảnh của Vân nổi bật hơn. Ngay ở đoạn giới thiệu đầu truyện, hình ảnh Kiều cũng không thật sự nổi bật.

Còn Nguyễn Du tả Vân trước làm nền tô đậm thêm vẻ đẹp của Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Khi miêu tả, Nguyễn Du đặc biệt chú trọng đến tài năng của Kiều. Qua việc miêu tả ngoại hình, tài hoa còn thể hiện được tấm lòng, tính cách và dư bảo được số phận nhân vật. Thanh Tâm Tài Nhân không làm được điều đó. Bút pháp cá thể hóa nhân vật của ông không rõ nét bằng của Nguyễn Du.

Chính sự khác biệt này đã lí giải vì sao cùng một cốt truyện mà “Kim Vân Kiều truyện” chỉ là cuốn sách bình thường, vô danh còn “Truyện Kiều” được coi là một kiệt tác, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ là tác giả không có danh tiếng ít người biết đến trong khi Nguyễn Du đã là một tác giả lớn, một đại thi hào.

Sự sáng tạo của Nguyễn Du là cách sử dụng từ ngữ, lời nói văn chương và các biện pháp nghệ thuật

8 tháng 5 2021

Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là “Đoạn trường tân thanh” nhưng nhân dân ta quen gọi là “Truyện Kiều” vì:

- Toàn bộ tác phẩm xoay quanh cuộc đời và số phận của nàng Kiều, nàng là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm của truyện. Lấy tên nhân vật chính làm nhan đề cho tác phẩm cũng là điều dễ thấy.

- Bên cạnh đó, thân phận của nàng Kiều cũng giống như thân phận của biết bao phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nỗi bất hạnh, vì vậy mà nàng Kiều hiện lên thật gần gũi, người đọc cảm thông với những nỗi bất hạnh của Kiều và yêu mến những phầm chất tót đẹp của nàng. Vì vậy, gọi tên “Truyện Kiều” cũng là cách để thể hiện tình cảm của nhân dân ta với Thúy Kiều.

- Tên gọi “Truyện Kiều” dễ nhớ, dễ đọc, gần gũi với người đọc.

8 tháng 5 2021

 trong số người đọc chúng ta ít ai có thể hiểu được số phận đau khổ của người phụ nữa xưa,chúng ta gọi là truyện Kiều bởi nhân vật Kiều  một người phụ nữ tượng trưng và tiêu biểu cho những người phụ nữ ấy

9 tháng 4 2018

- Bút pháp tả cảnh của tác giả là bút pháp kết hợp giữa gợi và tả, tả cảnh ngụ tình gợi lên tâm trạng tiếc nuối, thơ thẩn, quyến luyến của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay với hội xuân.

       + Tác giả sử dụng nhiều từ láy vừa gợi tả cảnh sắc vừa nêu bật được tình cảm, tâm trạng của chị em Thúy Kiều.

    - Trong đoạn trích có nhiều đoạn miêu tả thiên nhiên đặc sắc: cảnh ngày xuân, cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh thông qua bút pháp tả và gợi.

11 tháng 10 2021

Bạn tham khảo những ý này nha!

- Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dành nhiều công sức để miêu tả khá chi tiết và đặc sắc bằng thủ pháp ước lệ về tài sắc, tính tình của hai chị em. Trong khi đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói tóm tắt "hai cô đều có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú” thì Nguyễn Du miêu tả khái quát nhưng cũng rất hình ảnh về hai người:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

- Trong khi Thúy Vân ở đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ được nói khái quát "có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú", sau đó thêm một nét "tính điềm đạm", thì Thúy Vân của Nguyễn Du cụ thể hơn nhiều từ khuôn mặt, nét lông mày, nụ cười, giọng nói, nước tóc, làn da đầy sinh động:

 Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

- Trong KVK , Thúy Kiều chỉ khác cô em không nhiều lắm. Đó là "có thái độ phong lưu, tính thích hào hoa và lại tinh về âm luật, sở trường nhất là món Hồ cầm". Nguyễn Du lại nhấn mạnh đến tính chất "sắc sảo, mặn mà" và nhà thơ không ngần ngại đánh giá Kiều hơn Vân cả về sắc, cả về tài:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn.

- ...

Ngủ đi Dzịt ơi nhường địa bàn cho mình đi (_>V<_)

Những phương châm hội thoại được đại thi hào Nguyễn Du sử dụng là:

- Phương châm về lượng: nội dung trả lời không đạt được mục đích giao tiếp ( đối phương muốn biết tên mà chỉ trả lời họ với chức danh )

- Phương châm về chất: Mã Giám Sinh nói dối về thông tin của mình 

- Phương châm lịch sự: trả lời thiếu tôn trọng, cộc lốc.

=> Mã Giám Sinh với bề ngoài là một kẻ đạo mạo có học thức nhưng bản chất lại thối rữa, giả dối “ Tuồng vô nghĩa, ở bất nhân". Qua đó Nguyễn Du làm nổi bật một điển hình cho bọn "buôn phấn bán hương" trong xã hội.

15 tháng 7 2018

Chọn đáp án: D