Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngoài hoạt động tắm biển, chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển: Thể thao trên biển, lặn dưới biển...
Tiềm năng:
- Đa dạng đảo và bãi biển: Việt Nam có nhiều đảo và bãi biển đẹp, từ quần đảo Cô Tô, Cát Bà, Phú Quốc cho đến các đảo lớn như Phú Quý và Côn Đảo. Đây là điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích biển đảo.
- Văn hóa và lịch sử độc đáo: Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên, nhiều đảo và bờ biển ở Việt Nam còn có di sản văn hóa và lịch sử độc đáo, như lễ hội, ngôi chùa, lâu đài cổ, và ngôi làng truyền thống.
- Thể thao mạo hiểm và hoạt động dưới nước: Du lịch biển đảo tạo cơ hội cho các hoạt động thể thao mạo hiểm như lặn biển, lướt ván buồm, chèo thuyền kayak, và nhiều hoạt động dưới nước khác.
- Động thực phẩm địa phương: Du khách có thể thưởng thức các món ăn hải sản tươi ngon và đặc sản địa phương tại các khu du lịch biển đảo.
Hiện trạng:
- Phát triển nhanh chóng: Du lịch biển đảo đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều khu vực ở Việt Nam, như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, và Côn Đảo. Các dự án resort và khách sạn cao cấp đã xuất hiện để phục vụ nhu cầu du khách.
- Hệ thống vận tải và cơ sở hạ tầng: Hệ thống vận tải và cơ sở hạ tầng ở một số điểm đến biển đảo đã được cải thiện, bao gồm sân bay, cảng biển, và đường bộ.
- Sản phẩm du lịch đa dạng: Các tour du lịch biển đảo thường bao gồm các hoạt động như tham quan thiên nhiên, chèo thuyền kayak, thám hiểm đảo, và thưởng thức ẩm thực địa phương.
Khả năng phát triển thêm hoạt động du lịch biển:
- Thể thao mạo hiểm: Đầu tư và phát triển các hoạt động thể thao mạo hiểm như lướt sóng, lặn biển sâu, và thể thao trên mặt nước có thể tạo thêm sự đa dạng cho du lịch biển đảo.
- Du lịch sinh thái: Khám phá và bảo vệ các khu vực sinh thái độc đáo ở các đảo và vùng biển có thể làm cho du lịch biển đảo trở thành một lựa chọn bền vững.
- Du lịch văn hóa: Phát triển các chương trình du lịch văn hóa để du khách có cơ hội tìm hiểu về đời sống và văn hóa địa phương, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa.
- Bảo vệ môi trường: Các biện pháp bảo vệ môi trường và quản lý bền vững phải được áp dụng để đảm bảo rằng du lịch biển đảo không gây hại cho thiên nhiên và cuộc sống của cộng đồng địa phương.
-> Trong tương lai, việc phát triển du lịch biển đảo ở Việt Nam có tiềm năng lớn để đóng góp vào nền kinh tế quốc gia và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa độc đáo của đất nước.
Đâu không phải là hạn chế của ngành du lịch biển nước ta ?
A.Số lượng khách du lịch ngày càng tăng lên
B.Các hoạt động dịch vụ biển còn khá đơn giản
C.Chủ yếu là hoạt động tắm biển
D.Các trung tâm nghỉ dưỡng với quy mô vừa và nhỏ
Câu 18: (Nhận biết)
Hoạt động du lịch nào sau đây không phải là thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Sông nước.
B. Miệt vườn.
C. Biển đảo.
D. Tắm biển.
Tham khảo
Du lịch biển của nước ta hiện nay đã phát triển nhưng mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động tắm biển trên các bãi biển.
Du lịch biển của nước ta hiện nay đã phát triển nhưng mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động tắm biển trên các bãi biển.
Đáp án: B.
Câu 1:
a) Tại sao phải khai thác tổng hợp
-Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt và nuôi trồng hải sản; khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản trong nước biển và trong lòng đất, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
-Môi trường biển là không chia cắt được. Bởi vậy, một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.
-Môi trường đảo, do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền, lại do diện tích nhỏ, nên rất nhạy cảm trước tác động của con người. Chẳng hạn, việc chặt phá rừng và lớp phủ thực vật có thể làm mất đi vĩnh viễn nguồn nước ngọt, biển đảo thành nơi con người không thể cư trú được.
b) Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo
Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt nguồn lợi.
Việc phát triển đánh bắt xa bờ không những giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, mà còn giúp vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta.
c) Khai thác tài nguyên khoáng sản
Nghề làm muối là nghề truyền thống, phát triển mạnh ở nhiều địa phương của nước ta, nhất là ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đã được tiến hành và đem lại năng suất cao.
Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh cùng với việc mở rộng các dự án liên doanh với nước ngoài. Việc khai thác các mỏ khí thiên nhiên và thu hồi khí đồng hành, đưa vào đất liền đã mở ra bước phát triển mới cho công nghiệp làm khí hóa lỏng, làm phân bón, sản xuất điện. Trong tương lai, các nhà máy lọc, hóa dầu được xây dựng và đi vào hoạt động sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của công nghiệp dầu khí. Một vấn đề đặt ra là phải hết sức tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.
d) Phát triển du lịch biển
Cùng với sự phát triển khá mạnh của ngành du lịch trong những năm gần đây, các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác. Đáng chú ý là các khu du lịch Hạ Long-Cát Bà-Đồ Sơn (ở Quảng Ninh và Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hòa). Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)…
e) Giao thông vận tải biển
Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nền kinh tế cả nước, hàng loạt cảng hàng hóa lớn đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng….Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)….Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.
Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội ở các tuyến đảo.
Câu 1:
-Khai thác và chế biến khoáng sản biển
– Ngành khai thác muối: Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận)
– Khai thác dầu khí là ngành kinh tế biển hàng đầu hiện nay ở nước ta. Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ.
- Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển
– Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng biển nước ta: gần tuyến đường biển quốc tế, ven biển nhiều vũng vịnh, cửa sông có thể xây dựng cảng nước sâu.
– Giao thông vận tải biển đang có xu hướng phát triển cùng với sự mở rộng quan hệ quốc tế và sự hoà nhập kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới
Ngoài hoạt động tắm biển, chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển: Thể thao trên biển, lặn dưới biển ...
Ngoài hoạt động tắm biển, chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển: Thể thao trên biển, lặn dưới biển ....