Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".
Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…
Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng.
Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.
Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.
Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.
Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng năm châu.
Ai mà không trải qua khoảng thời gian tươi đẹp của tuổi học trò thì đó là một thiệt thòi lớn. Cái thời đó chúng ta vô lo vô nghĩ, không toan tính toán tiền bạc, chuyện đời. Nhưng bên cạnh những kỉ niệm vui như vậy chúng ta cũng được chứng kiến những chuyện buồn. Đó chính là cái tên gọi không còn xa lạ đối với chúng ta “bạo lực học đường”. Và hiện tại các vụ bạo lực diễn ra ngày càng gia tăng.
Tại sao đây lại là một vấn đề được xã hội quan tâm mạnh mẽ đến như vậy? Thì đầu tiên ta cần hiểu “bạo lực” là gì? Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó.Vậy “bạo lực học đường” được coi là một vấn đề nghiêm trọng: bạo lực giữa các học sinh trong phạm vi trường học cũng như những vụ tấn công bởi học sinh nhằm vào giáo viên của trường hoặc ngược lại. Bạo lực học đường với mức nguy hiểm cao đối với các nước được sử dụng vũ khí hay dao và hiện nay tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày một tăng. Chỉ cần bạn hay theo dõi thời sự hoặc theo dõi các thông tin truyền thông trên mạng xã hội là có thể thấy rất nhiều các vụ bạo lực với những hành động bạo lực ngày một dã man hơn.
Ví dụ như vụ: “học sinh bóp cổ cô giáo ở Bến Tre: Học sinh “cá biệt” trong môi trường “đặc biệt”. Sự việc xảy ra như Lao Động đã thông tin, ngày 2/3, một nam sinh lớp 88, Trường Trung học cơ sở Tân Thạch (huyện Châu Thành) có lời lẽ nhục mạ, bóp cổ giáo viên dạy môn Anh văn của lớp là cô C.T.N.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thì có hai nguyên nhân chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Đầu tiên nguyên nhân khách quan: học sinh bị tác động nhiều bởi các bộ phim ảnh, game, internet,các chất kích thích.. có tính chất bạo lực chém giết máu me, khiêu dâm,.. đã kích động đến lý trí và tình cảm của học sinh. Làm cho chúng bị mất dần đi tâm hồn cao đẹp, lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão của cuộc đời mình mà lâm vào nghiện game, nghiện sex, ăn chơi, sa và các tệ nạn xã hội, có một lối sống không lành mạnh. Ngày càng sa sút không nghĩ đến học hành và bị kích động mạnh dễ dẫn tới việc các em gây ra bạo lực, ảo tưởng về cuộc sống.
Về mặt chủ quan đây là nguyên nhân: do bản thân các em không có lập trường đúng đắn, các nghĩ sai lệch về cuộc sống dễ dẫn tới bị bạn bè, người khác rủ rê. Nhà trường coi nhẹ trong việc xử lí các hành vi bạo lực trong trường, khiến cho học sinh không còn sợ việc bị phạt nữa. Nhiều các trường học dù có những hành vi xảy ra dẫn đến nhập viện cũng không dám đuổi học sinh, như vậy thì không thể răn đe được những em học sinh khác. Cũng có một số trường hợp do chính các thầy cô gây áp lực tới học sinh là một người giáo viên mang tính độc đoán rất có thể sẽ khiến học sinh trở nên thù ghét, học sinh trở nên gan lì dẫn đến vụ việc bạo lực xảy ra. Và một nguyên nhân cũng được cho là quan trọng đó chính là gia đình. Gia đình không quan tâm tới con em mình, cha mẹ chỉ lo làm ăn không tâm sự hỏi han con cái mà chỉ biết vứt tiền cho chúng. Những việc đó đã dẫn tới những vụ việc đáng buồn xảy ra. Mà một căn bệnh đáng sợ hiện nay đã khiến cho giới trẻ cảm thấy những vụ đáng nhau và chúng cảm thấy thích thú với điều đó, căn bệnh “vô cảm” lấn sâu vào xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Do xã hội phát triển ngày càng nhiều smart phone ra đời, các vụ bạo lực diễn ra các em học sinh được chứng kiến không ngăn cản bạn mà còn quay clip ghi lại cuộc xung đột rồi tung lên mạng xã hội. Nạn nhân bị bạo lực do sức ép quá lớn của truyền thông đã có nhiều em không chịu được và hậu quả là không thể lường trước.
Những cảnh bạo lực diễn ra rất nhiều kiểu: đâm nhau, xé rách quần áo của nhau, tát nhau, và còn nhiều trường hợp ở các nước an ninh không tốt đã diễn ra các vụ xả súng, chém nhau,.. tình hình hiện nay bạo lực không chỉ diễn ra ở các em học sinh nam mà còn diễn ra rất nhiều vụ của các em học sinh nữ. Các nữ sinh đánh nhau bằng cách lấy guốc, lấy tông,.tác vào người nhau rồi còn nhiều trường hợp các em đá vào vùng kín của nhau, cạo trọc đầu đối phương, xé rách quần áo rồi quay clip lại tung lên mạng xã hội. Đó là các hành vi được xem như mất nhân tính, không có tình người và cần phải lên án mạnh mẽ.
Câu hỏi đặt ra “nếu như nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì sẽ để lại những hậu quả gì?” Mà các em học sinh chính là mầm mon tương lai của đất nước, xã hội. Bạo lực học đường cứ diễn ra ngày một nhiều thì xã hội sẽ đi về đâu, khi mà các em không có lí tưởng sống, sa đọa chỉ biết dung bạo lực để đối xử với những người khác và cư xử như những người thiếu đạo đức văn hóa. Mà nhà trường chính là nơi con người hoàn thiện và phát triển nhân cách, nếu môi trường an toàn nhất là một môi trường nguy hiểm nhất thì liệu các em học sinh có thể an tâm chuyên vào học hành hay luôn lo sợ về những vụ bạo lực xảy ra.
Như vậy chúng ta cần đưa ra các biện pháp để ngăn chặn nạn bạo lực học đường: Gia đình và nhà trường cần phải có mối liên hệ chặt chẽ quan tâm tới từng học sinh.Tổ chức các chương trình ngăn chặn và can thiệp những hành vi bất thường của học sinh. Có những hình phạt, kỉ luật thích đáng trong nhà trường nếu học sinh có hành vi bạo lực. Giáo viên cũng như vậy, nếu có hành vi bạo lực với học sinh thì nhà trường cần xét kỉ luật nặng hơn.Cần lên án các trò chơi, bộ phim có tính bạo lực.Từng cá nhân cần sống lành mạnh, tham gia nhiều các hoạt động thực tế có ích cho xã hội. Không sa đọa vào các trò chơi game có tính bạo lực, không dùng các chất kích thích, các chất gây nghiện làm ảnh hưởng tới sức khỏe và thần kinh. Tích cực rèn luyện cơ thể đủ khỏe để học tập tốt.Tuyên truyền những điều nguy hiểm về bạo lực học đường và cần tuyên truyền mạnh mẽ các tấm gương biết chăm lo cho việc học tập, giúp đỡ bạn bè trong quá trình học.
Rất nguy hiểm nếu tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra. Tương lai của đất nước là do thế hệ trẻ quyết định vậy quốc gia đó sẽ đi về đâu nếu như xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường. Nhiều phụ huynh không dám cho con đi học chỉ vì có quá nhiều tin tức về bạo lực ngày càng nhiều. Như vậy, vì một đất nước ngày càng vững mạnh chúng ta hãy cùng chúng tay ngăn chặn nạn bạo lực học đường. Và thực hiện thông điệp “Vì một môi trường học đường không có bạo lực xảy ra”.
-Nghị luận trò chơi điện tử
Ngày nay, nhờ có sự phát triển của khoa học kĩ thuật, cuộc sống của con người đã được đủ đầy, hạnh phúc hơn trước. Bên cạnh những nhu cầu về vật chất như cái ăn, cái mặc, chúng ta bắt đầu chăm lo hơn cho những nhu cầu về tinh thần. Đặc biệt là những người trẻ với tính thích tìm tòi, khám phá cái mới, thường nắm bắt rất nhanh những xu hướng của khoa học công nghệ. Và trò chơi điện tử ra đời đã đáp ứng đúng nhu cầu về việc giải trí cho một bộ phận lớn giới trẻ. Không thể phủ nhận trò chơi điện tử đã giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi, nhưng giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những tác hại mà khi đắm chìm quá sâu vào nó sẽ rất khó để dứt ra. Để làm bài văn nghị luận về trò chơi điện tử, chúng ta cần tìm hiểu những mặt lợi cũng như mặt hại của nó, đưa ra nguyên nhân vì sao một số học sinh nghiện trò chơi điện tử và tìm hướng khắc phục.
Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay
Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.
Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiểu tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.
Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad... Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ hunh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.
Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần quen thuộc với bất kì người học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Nghị luận về bạo lực học đường
Ai mà không trải qua khoảng thời gian tươi đẹp của tuổi học trò thì đó là một thiệt thòi lớn. Cái thời đó chúng ta vô lo vô nghĩ, không toan tính toán tiền bạc, chuyện đời. Nhưng bên cạnh những kỉ niệm vui như vậy chúng ta cũng được chứng kiến những chuyện buồn. Đó chính là cái tên gọi không còn xa lạ đối với chúng ta “bạo lực học đường”. Và hiện tại các vụ bạo lực diễn ra ngày càng gia tăng.
Tại sao đây lại là một vấn đề được xã hội quan tâm mạnh mẽ đến như vậy? Thì đầu tiên ta cần hiểu “bạo lực” là gì? Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó.Vậy “bạo lực học đường” được coi là một vấn đề nghiêm trọng: bạo lực giữa các học sinh trong phạm vi trường học cũng như những vụ tấn công bởi học sinh nhằm vào giáo viên của trường hoặc ngược lại. Bạo lực học đường với mức nguy hiểm cao đối với các nước được sử dụng vũ khí hay dao và hiện nay tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày một tăng. Chỉ cần bạn hay theo dõi thời sự hoặc theo dõi các thông tin truyền thông trên mạng xã hội là có thể thấy rất nhiều các vụ bạo lực với những hành động bạo lực ngày một dã man hơn.
Ví dụ như vụ: “học sinh bóp cổ cô giáo ở Bến Tre: Học sinh “cá biệt” trong môi trường “đặc biệt”. Sự việc xảy ra như Lao Động đã thông tin, ngày 2/3, một nam sinh lớp 88, Trường Trung học cơ sở Tân Thạch (huyện Châu Thành) có lời lẽ nhục mạ, bóp cổ giáo viên dạy môn Anh văn của lớp là cô C.T.N.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thì có hai nguyên nhân chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Đầu tiên nguyên nhân khách quan: học sinh bị tác động nhiều bởi các bộ phim ảnh, game, internet,các chất kích thích.. có tính chất bạo lực chém giết máu me, khiêu dâm,.. đã kích động đến lý trí và tình cảm của học sinh. Làm cho chúng bị mất dần đi tâm hồn cao đẹp, lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão của cuộc đời mình mà lâm vào nghiện game, nghiện sex, ăn chơi, sa và các tệ nạn xã hội, có một lối sống không lành mạnh. Ngày càng sa sút không nghĩ đến học hành và bị kích động mạnh dễ dẫn tới việc các em gây ra bạo lực, ảo tưởng về cuộc sống.
Về mặt chủ quan đây là nguyên nhân: do bản thân các em không có lập trường đúng đắn, các nghĩ sai lệch về cuộc sống dễ dẫn tới bị bạn bè, người khác rủ rê. Nhà trường coi nhẹ trong việc xử lí các hành vi bạo lực trong trường, khiến cho học sinh không còn sợ việc bị phạt nữa. Nhiều các trường học dù có những hành vi xảy ra dẫn đến nhập viện cũng không dám đuổi học sinh, như vậy thì không thể răn đe được những em học sinh khác. Cũng có một số trường hợp do chính các thầy cô gây áp lực tới học sinh là một người giáo viên mang tính độc đoán rất có thể sẽ khiến học sinh trở nên thù ghét, học sinh trở nên gan lì dẫn đến vụ việc bạo lực xảy ra. Và một nguyên nhân cũng được cho là quan trọng đó chính là gia đình. Gia đình không quan tâm tới con em mình, cha mẹ chỉ lo làm ăn không tâm sự hỏi han con cái mà chỉ biết vứt tiền cho chúng. Những việc đó đã dẫn tới những vụ việc đáng buồn xảy ra. Mà một căn bệnh đáng sợ hiện nay đã khiến cho giới trẻ cảm thấy những vụ đáng nhau và chúng cảm thấy thích thú với điều đó, căn bệnh “vô cảm” lấn sâu vào xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Do xã hội phát triển ngày càng nhiều smart phone ra đời, các vụ bạo lực diễn ra các em học sinh được chứng kiến không ngăn cản bạn mà còn quay clip ghi lại cuộc xung đột rồi tung lên mạng xã hội. Nạn nhân bị bạo lực do sức ép quá lớn của truyền thông đã có nhiều em không chịu được và hậu quả là không thể lường trước.
Những cảnh bạo lực diễn ra rất nhiều kiểu: đâm nhau, xé rách quần áo của nhau, tát nhau, và còn nhiều trường hợp ở các nước an ninh không tốt đã diễn ra các vụ xả súng, chém nhau,.. tình hình hiện nay bạo lực không chỉ diễn ra ở các em học sinh nam mà còn diễn ra rất nhiều vụ của các em học sinh nữ. Các nữ sinh đánh nhau bằng cách lấy guốc, lấy tông,.tác vào người nhau rồi còn nhiều trường hợp các em đá vào vùng kín của nhau, cạo trọc đầu đối phương, xé rách quần áo rồi quay clip lại tung lên mạng xã hội. Đó là các hành vi được xem như mất nhân tính, không có tình người và cần phải lên án mạnh mẽ.
Câu hỏi đặt ra “nếu như nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì sẽ để lại những hậu quả gì?” Mà các em học sinh chính là mầm mon tương lai của đất nước, xã hội. Bạo lực học đường cứ diễn ra ngày một nhiều thì xã hội sẽ đi về đâu, khi mà các em không có lí tưởng sống, sa đọa chỉ biết dung bạo lực để đối xử với những người khác và cư xử như những người thiếu đạo đức văn hóa. Mà nhà trường chính là nơi con người hoàn thiện và phát triển nhân cách, nếu môi trường an toàn nhất là một môi trường nguy hiểm nhất thì liệu các em học sinh có thể an tâm chuyên vào học hành hay luôn lo sợ về những vụ bạo lực xảy ra.
Như vậy chúng ta cần đưa ra các biện pháp để ngăn chặn nạn bạo lực học đường: Gia đình và nhà trường cần phải có mối liên hệ chặt chẽ quan tâm tới từng học sinh.Tổ chức các chương trình ngăn chặn và can thiệp những hành vi bất thường của học sinh. Có những hình phạt, kỉ luật thích đáng trong nhà trường nếu học sinh có hành vi bạo lực. Giáo viên cũng như vậy, nếu có hành vi bạo lực với học sinh thì nhà trường cần xét kỉ luật nặng hơn.Cần lên án các trò chơi, bộ phim có tính bạo lực.Từng cá nhân cần sống lành mạnh, tham gia nhiều các hoạt động thực tế có ích cho xã hội. Không sa đọa vào các trò chơi game có tính bạo lực, không dùng các chất kích thích, các chất gây nghiện làm ảnh hưởng tới sức khỏe và thần kinh. Tích cực rèn luyện cơ thể đủ khỏe để học tập tốt.Tuyên truyền những điều nguy hiểm về bạo lực học đường và cần tuyên truyền mạnh mẽ các tấm gương biết chăm lo cho việc học tập, giúp đỡ bạn bè trong quá trình học.
Rất nguy hiểm nếu tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra. Tương lai của đất nước là do thế hệ trẻ quyết định vậy quốc gia đó sẽ đi về đâu nếu như xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường. Nhiều phụ huynh không dám cho con đi học chỉ vì có quá nhiều tin tức về bạo lực ngày càng nhiều. Như vậy, vì một đất nước ngày càng vững mạnh chúng ta hãy cùng chúng tay ngăn chặn nạn bạo lực học đường. Và thực hiện thông điệp “Vì một môi trường học đường không có bạo lực xảy ra”.
Xã hội nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, nhiều nền khoa học tiến bộ du nhập vào nước ta giúp chúng ta đổi mới nền khoa học kỹ thuật phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều tệ nạn xã hội gia tăng, trong đó có tệ nạn hút thuốc lá đang trở thành một vấn nạn lớn, gây nhức nhối với tất cả người dân.
Tình trạng người nghiện thuốc lá ở Việt Nam ngày càng gia tăng, làm thất thoát tốn kém về kinh tế. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe con người như : Ung thư vòm họng, ung thư phổi, ho lao, ung thư gan….Khói thuốc cũng vô cùng độc hại những người phụ nữ mang thai nếu hít phải khói thuốc lá thụ động sẽ có nguy cơ rất cao sinh ra những đứa con bị dị tật bẩm sinh, hoặc thiểu năng về mặt trí tuệ…Trẻ con nếu hít phải khói thuốc lá nhiều sẽ dẫn tới những căn bệnh về trí tuệ, hoặc sớm mắc bệnh ung thư…
Nguyên nhân của việc gia tăng số người nghiện thuốc lá ở nước ta: Có rất nhiều nguyên nhân như do đua đòi nhất là các bạn trẻ, có suy nghĩ sai lầm cho rằng hút thuốc lá là thể hiện đẳng cấp, phong cách nên lao vào hút thử, rồi nghiện lúc nào không biết.
Do làm việc căng thẳng. Trong thuốc lá có chứa thành phần móc-phin là một chất gây nghiện và giúp con người giải tỏa những căng thẳng trong công việc, cuộc sống.
Nhiều cuộc giao tiếp, quan hệ khách hàng, bạn bè trong cuộc sống người ta thường mời nhau hút thuốc như một thói quen xã giao nhưng chính thói quen này đã tạo ra những tệ nạn xấu trong xã hội khiến cho con người. Thói quen này làm cho số lượng người hút thuốc lá gia tăng, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Gây tốn kém về thiệt hại về kinh tế…Thuốc lá chính là kẻ giết người thầm lặng, Khói thuốc lá đang từng ngày từng giờ hủy hoại biết bao nhiêu số phận con người, làm tan nát bao nhiêu gia đình bởi cảnh sinh ly tử biệt.
Để giảm tải số người hút thuốc lá, giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho toàn xã hội về chữa trị những bệnh nhân ung thư do hút thuốc lá gây ra. Nhà nước và các tổ chức xã hội cần phải tuyên truyền nhiều hơn nữa về tác hại của thuốc lá cho mọi người dân. Đặc biệt là các bạn trẻ, là những người “ăn chưa no lo chưa tới” suy nghĩ còn non trẻ, bồng bột, là lứa tuổi dễ bị bạn bè rủ rê lôi kéo. Cần tuyên truyền tích cực để cho các bạn hiểu và tránh xa thuốc lá.
Bên cạnh đó, cha mẹ, thầy cô cũng cần phải làm gương cho con em mình, không nên hút thuốc lá và cần ngăn cấm con em mình hút thuốc lá.
Những người đã hút thuốc lá thì cần phải cai nghiện thuốc lá, mặc dù hút thuốc lá rất khó bỏ bởi nó có chất gây nghiện, nhưng nếu con người ta quyết tâm nỗ lực hết mình với ý chí, kiên cường, thì có thể chiến thắng bản thân mình và từ bỏ thuốc lá. Vì vậy, nếu bạn đang nghiện thuốc lá hãy từ bỏ nó ngay từ ngày hôm nay vì sức khỏe của bạn thân mình và gia đình.
Các cơ quan chức năng cũng cần có hình thức quản lý nghiêm ngặt các cơ sở sản xuất, thuốc lá. Những tổ chức, cá nhân bán thuốc lá. Nếu có thể được thì nên cấm thuốc lá và rượu bia như cấm thuốc phiện như vậy thì xã hội sẽ trong sạch lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, do hiện nay những nhà máy sản xuất thuốc lá đang tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân nên việc cấm sản xuất không thể diễn ra ngay được mà cần phải có hình thức chuyển đổi công việccho những người công nhân sản xuất thuốc lá trước. Tạo điều kiện cho họ tìm công việc mới rồi mới nên ngăn cấm.
Cần loại bỏ thuốc lá vì một dân tộc phồn vinh, phát triển tốt đẹp hơn, nên ngay từ hôm nay chúng ta phải chung tay loại bỏ tệ nạn thuốc lá ra khỏi cộng đồng.
Mở bài: Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Thân bài:
Đoạn 1: dùng lí lẽ đễ diễn dãi các hình ảnh của đề.
Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gủi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí , cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
Thật vậy ! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người . Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.
Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rát lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?
Kết bài:
Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phãi có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.
Từ có trái đất, loài người đã sinh sống được nhờ môi trường thiên nhiên xung quanh mình. Bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và đặc biệt là màu xanh kì diệu của muôn ngàn cây lá khác nhau. Vì vậy, nhân dân ta đã có câu : "Rừng vàng biển bạc'' để khẳng định giá trị của rừng và biển. Trong bài luận văn nhỏ này, ta thử bàn bạc, tìm hiểu về rừng và nạn phá rừng sẽ dẫn đến điều gì? Một số người không biết rằng: tàn phá rừng chính là tự thắt cổ mình, vì sự tàn phá đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái, tàn phá môi trường sống của chính mình.
Từ xưa đến nay, rừng, lá phổi xanh của con người có vai trò quan trọng để duy trì sự sống của con người, để con người hít thở sử dụng nhưng hiện nay, nạn phá rừng đang là nỗi lo cho các nhà sinh thái.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thận chí, phút cuối của cuộc đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của cây rừng...
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Rừng còn là nơi sinh sống, trú ngụ cho biết bao loài động vật, côn trùng khác, là nơi tạo ra vô số các loại quý hiếm. Rừng phục vụ cho di lịch, là nơi nghỉ mát, nơi vắn trại, lý tưởng cho mọi người. Rừng cần cho cuộc sống biết nhường nào.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường sinh thái, là môi trường sống cho loài người. Các quá trình quang hợp của cây xanh liên tực diễn ra, cây hít khí cacbonic CO2 vào để rồi tạo ra khí Oxi, một thứ khi rất càn thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là một " nhà máy lọc bụi tối tân nhất" mà chưa có một nhà máy nào trên thế giới có thể sánh nổi. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ, cản lụt, rừng chống sa mạc hoá, rừng ngăn cát lấn đất, rừng giữ đất, giữ nước...Khi đã hiểu được vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái, ta mới cảm nhận được hậu quả tai hại của việc tàn phá rừng. Có thích thú gì đâu khi đứng trên một mảnh đất mà xưa kia đã từng là rừng, hiện giờ đang bị ánh lửa mặt trời thiêu đốt. Có sung sướng gì đâu khi phải bước chân trên sa mạc cát nóng rát cháy cả đôi chân, đôi môi thì khô khốc đắng cả miệng, khắp nơi chỉ có gió và cát bay mù mịt. Lúc ấy, sao mà thềm... một mảng xanh mát, một bóng râm, một vũng nước trong để có thể dừng chân nghỉ ngơi. Hoặc cảm giác chán chường khi thấy một ngọn núi toàn là đá ( vì không có cây nên không giữ được đất ). Nguy hiểm hơn cả là vẫn đề khí thở. Hàng ngày trên thế giới có biết bao nhà máy thải khí độc vào bầu khí quyển, biết bao bụi bặm trên các đường phố, biết bao con người đang chia nhau từng hớp không kí ô nhiễm dưới cái náng chang chang, xung quanh chẳng có một tí bóng râm bào, chỉ toàn là khối bê tông xám xịt, cao ngất, che lấp cả bầu trời. Nếu vắng bóng rừng một khoảng thời gian dài, thì cả trái đất sẽ khô cúng lại và cả nhân loại sẽ chết dần chết mòn. Lúc ấy, dầu nhà cao cửa rộng, dầu bạc vàng chất đống, con người chỉ mong một cánh rừng xanh tốt mà nước mắt ràn rụa tiếc nuối, xót xa khi nghĩ đến canh rừng bạt ngàn xưa kia. Còn nữa, rừng vốn là để chống thiên tai, bây giờ mất rừng rồi mọi tai hoạ trước kia ít gây thiệt hại nay bỗng chốc trở thành đại hoạ. Lũ lụt, sa mạc hoá, hạn hán, bão lũt sảy ra khắp nơi. Ở nước ta, lũ lụt và bão hoành hành ở khắp nơi, nguyên do cũng tại phá rừng.
Thêm vào đó, thú rừng chẳng còn nơi sinh sống, tràn xuống thành thị, gây biết bao tai hoạ. Nếu thiếu rừng, thì còn gì là kho thuốc vô tận của thiên nhiên, lấy đâu ra nguyên vật liệu để phục vụ cho các ngành sản xuất, lấy gì làm chỗ nghỉ ngơi...
Trước hiểm hoạ đó, con người phải làm gì? S.O.S báo động toàn thế giới : Đã đến lúc ta phải bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hội nghị quốc tế thưởng đỉnh năm qua họp cũng chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất : bảo vệ môi trường. Uỷ ban bảo vệ môi trường thế giới đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng hợp tác để bảo vệ môi trường sinh thái bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Đó là vấn đề chung của toàn nhân loại. Riêng cá nhân ta, ta phải làm gì. Quá rõ : giảm tối thiểu việc khai thác rừng, ngăn chặn triệt để việc phá rừng bừa bãi, bảo vệ tốt hơn trong việc bảo vệ rừng...
Không quá trễ đẻ ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, Nhưng cũng không sớm để báo động về việc các cánh rừng đang biến mất khỏi trái đất. Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ rừng, không thể để nước đến chân rồi mới chạy, lúc đó là quá muộn, con ngừoi đã tự giết minh.
Gợi ý phần thân bài:
- Hiện nay chúng ta có thể nhìn thấy sinh viên hay học sinh việc học chẳng còn quan trọng như ngày xưa. Với hiện tại như bây giờ, các thầy cô chỉ cần cho đề cương sát với đề thi 99,9% thì tỷ lệ học sinh đỗ đạt điểm rất cao.....
- Công nghệ cứ vậy mà tăng với lứa tuổi từ những em bé mới lớp 1 thôi các loại ứng dụng hay cảm ứng các em đều sử dụng một cách thành thạo, chỉ cần xem qua 1 - 2 lần là đã thuộc rồi, xong đó sẽ ảnh hưởng tới việc họ của học sinh. Những loại ứng dụng vậy sẽ là chất gây nghiện cho các em,....
- Hiện nay , không cần học thì chắc là cũng giỏi vì khi vào phòng thi thì có phao,....Làm bùa hỗ trợ, nói cách khác coi phao là kĩ năng của học sinh....
- Học chỉ là học vẹt, học hiểu tạm thời xong là bỏ gần như " chữ thầy trả cho thầy ".....
- Mở bài:
Bàn về vai trò của giáo dục và học tập, lãnh tụ Mandela khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi thế giới. Muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Để bắt kịp thời đại, nước ta cũng đề cao giáo dục là quốc sách, liên tục nâng cao, cải cách, điều chỉnh chương trình học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thế nhưng, ý thức học tập của học sinh ngày nay không tương xứng với những kì vọng của đất nước.
- Thân bài:
* Giải thích:
Ý thức học tập là gì? Ý thức học tập là nhận thức của học sinh về vai trò và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống.
* Hiện trạng ý thức học tập của học sinh hiện nay:
– Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài; học sinh sơ là, bỏ học, trốn học diễn ra khá phổ biến ở các trường học.
– Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học, thấy việc học rất nhàm chán, đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui.
– Học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện kĩ năng. Nhiều học sinh lại không biết học để làm gì, thiếu động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập.
– Phần lớn học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp, lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.
– Học vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy.
– Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
– Học sinh không thích học hoặc học kém các môn khoa học xã hội. Số học sinh lựa chọn học chuyên ban xã hội ngày càng giảm sút làm mất cân bằng trong nền giáo dục.
* Nguyên nhân:
– Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự phát triển của nền kinh tế xã hội khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ nhưng các giá trị mới phù hợp chưa kịp hình thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn và trở nên giàu có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng, lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống. Việc học trở nên nhàm chán, vô nghĩa.
– Sự phát triển của nền công nghệ truyền thông và phương tiện giải trí làm bùng phát nhu cầu hưởng thụ, giải trí tầm thường khiến học sinh chán ghét việc học tập căng thẳng, không còn hứng thú với việc học nữa.
– Sự xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai, sự lan truyền của các lối sống tôn sùng vật chất, trào lưu nổi loạn gây ảnh hương đến văn hóa và tinh thần học tập của đông đảo học sinh.
– Sự suy thoái đạo đức của một số học sinh trong trường học, kéo theo nó là sự lan tỏa của các thói hư tật xấu của nhiều học sinh khác, hình thành băng nhóm chống đối, học sinh quậy phá rất ngang tàng, bướng bỉnh ở một số trường học. Số vụ bạo lực học đường từ đó cũng tăng cao, gây mất trật tự trường lớp, ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh.
– Quy chế nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc trong vấn đề xử lí hành vi vi phạm của học sinh khiến học sinh vi phạm còn tiếp tục tái diễn, nêu gương xấu trong nhà trường.
– Chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động, thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động, trường học thiếu trang thiết bị, phòng tâm lí để hỗ trợ học sinh. Nhiều khi, học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lí, hỗ trợ tinh thần nhưng không có người hỗ trợ, sinh ra bất mãn, không còn thiết tha học tập nữa.
– Gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho họ sinh khiến nhiều học sinh mất định hướng, thiếu niểm tin, không có động lực để học tập tốt, xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích.
* Hậu quả:
– Ý thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến kết quả học tập thấp kém, chất lượng giáo dục ngày càng giảm sút. Học sinh học tập yếu kém, thường xuyên vi phạm, lớp học mât ổn định. Số học sinh bị kỉ luật, bỏ học, nghỉ học tăng cao. Ý thức học tập kém làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, đạo đức suy thoái dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp.
– Số trường hợp vi phạm kỉ luật tăng cao, bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến, gây mất ổn định trường học và xã hội.
– Học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
– Ý thức họ tập kém của học sinh khiến gia đình lo lắng, xã hội thiếu nguồn lao động chất lượng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.
* Giải pháp khắc phục:
– Trước hết, gia đình, nhà trường và xã hội phải đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học tập đối với con người. Một đất nước vững mạnh là một đất nước ai cũng được đi học, được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất. Giáo dục phát triển, con người có học thức, đem sức mình cống hiến cho công việc, xã hội sẽ ổn định, đất nước giàu mạnh.
– Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải cách chương trình học tập và phương pháp giảng dạy sao cho ngắn gọn mà hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
– Tăng cường sự hứng thú học tập cho học sinh bằng những hoạt động ngoại khóa, thực hành thú vị, sinh động, hấp dẫn ,lôi cuốn có tính giáo dục cao.
– Trường học có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là thành lập phòng tâm lí để hỗ trợ tâm lí kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập. Giáo viên tích cực tìm hiểu, nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương, quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn. Lấy tình thương yêu và sự khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Giáo viên tránh dùng lời lẽ xúc phạm, đe dọa, khiển trách quá đáng khiến các em bất mãn không hợp tác hoặc bỏ học.
– Gia đình và xã hội quan tâm đến việc học và tâm lí các em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò đang xảy ra quá trình phát triển, thay đổi tâm sinh lí mãnh liệt nhất của đời người. Các em rất dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh các hành động sai lầm, bột phát, thiếu suy nghĩ, không kiềm chế được bản thân, từ đó sai lầm trong hành động và thái độ học tập.
– Bản thân mỗi học sinh phải tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực tốt đẹp. Phải phấn đấu học tập nghiêm túc. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập đối với nhân cách và tương lai của mỗi con người. Nâng cao ý chí, xác định mục tiêu rõ ràng, sống có ước mơ, có hoài bão, hướng đến lý tưởng cao đẹp. Nói không với các thói hư tật xấu, cách học lệch lạc. Nghiêm khắc rèn luyện mình và nhắc nhỏ, động viên, thi đua với bạn bè cùng học tập tiến bộ.
* Bài học:
– Không học tập thì không trở thành người tốt và không thành công trong cuộc sống, bị bạn bè xa lánh, xã hội chê bai, gia đình không hạnh phúc.
– Tri thức làm đẹp con người. Phải luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Kết bài:
Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập. Trong cuộc sống ta vẫn thường nghe người này hay người khác không qua trường lớp mà thành công. Đó là may mắn nghìn người mới có một. Phần lớn họ giàu có là bởi do biết dùng mánh khóe, sự lừa dối, sự mua chuộc, tham nhũng, hối lộ mà có. Sự nghiệp ấy chắc gì đã bền vững mãi mãi. Bởi thế hãy say mê học tập, say mê làm việc chắc chắn ta sẽ đạt đến thành công, tìm lấy được niềm vui và hạnh phúc đích thực.
Con người chắc chắn không ai có thể tồn tại một cách độc lập, đơn lẻ trong cuộc sống. Để tồn tại, chúng ta cần phải nương tựa, đùm bọc, quan tâm lẫn nhau. Và để làm được điều đó, ta cần phải có tình thương. Tình thương là một thứ tình cảm rất thiêng liêng trong cuộc sống, đó là thứ tình cảm sẽ đưa con người đến gần với nhau hơn, vượt qua mọi rào cản của xã hội.
Tình thương không phải là thứ tình cảm gì quá xa vời, vĩ đại. Đơn giản tình thương chỉ là sự quan tâm, chia sẻ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày. Ai sinh ra cũng đều được nhận tình cảm ấm áp, yêu thương, che chở của cha mẹ, của gia đình và người thân. Chúng ta được yêu thương, chở che, dạy dỗ nên người, và chắc chắn luôn có một mái nhà để ta trở về mỗi khi ta gặp phải khó khăn, vấp ngã. Đó chính là tình yêu thương trong gia đình, giữa những người thân với nhau. Những gia đình luôn sống trong tình yêu thương và tiếng cười, gia đình đó chắc chắn sẽ hạnh phúc.
Tình yêu thương không chỉ được thể hiện trong gia đình, mà dù ở bất cứ đâu, khi ta cho đi tình yêu thương thì chắc chắn ta sẽ được nhận lại những tình cảm đáng quý như vậy. Yêu thương không bao giờ là đủ, không bao giờ là thừa. Khi ta nhận được sự quan tâm, tình cảm của người khác dành cho mình, ta cảm thấy ấm áp, thấy hạnh phúc và biết ơn. Vậy nên chắc chắn khi ta cho đi thứ tình cảm đó, người khác cũng sẽ có cảm nhận như vậy. Khi đó, khắp mọi nơi sẽ luôn tràn ngập tình yêu thương. Bởi trong cuộc sống sẽ luôn có những hoàn cảnh khó khăn, những người kém may mắn hơn mình. Có người sinh ra đã bị cha mẹ bỏ rơi. Và nếu may mắn, họ sẽ được một gia đình nhận nuôi và được yêu thương. Cũng có những hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật, không có khả năng chăm lo cho bản thân và gia đình. Khi đó, nếu nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh, họ chắc chắn sẽ được tiếp thêm nghị lực sống, có thêm niềm tin rằng xã hội không bỏ rơi họ, họ vẫn nhận được tình yêu thương của mọi người mà phấn đấu, nỗ lực để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tình yêu thương thiêng liêng, cao quý như vậy, nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Xã hội vẫn tồn tại vô số những con người ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích cá nhân, sống cho riêng mình mà không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Họ sẵn sàng bỏ mặc, làm ngơ như không biết, không thấy sự khó khăn của người xung quanh để giúp đỡ. Không chỉ vậy, có những kẻ còn vô tâm với chính cha mẹ, chính gia đình của mình. Đau xót lắm khi hàng ngày vẫn chứng kiến cảnh những người cha, người mẹ già không còn sức lao động bị những đứa con mình đã từng yêu thương chăm sóc ngược đãi. Họ sẽ sống thế nào với xã hội khi họ tàn nhẫn với chính cha mẹ của mình? Chắc chắn, những kẻ như vậy sẽ không bao giờ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống, bị người đời khinh ghét.
Tình yêu thương mang lại giá trị tinh thần vô cùng to lớn cho con người, cần phải được gìn giữ và phát huy. Hãy cố gắng sống đẹp, yêu thương nhiều hơn, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được những điều còn giá trị và ý nghĩa hơn những gì chúng ta nghĩ, bởi khi đó tâm hồn ta thật sự sẽ có được sự thanh thản, hạnh phúc.
A. Mở bài:
- Nói qua về tình thương có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta
- Tình thương là một tình cảm cần có trong mỗi chúng ta
B. Thân bài
- Giải thích:
– Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật – Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
– Tình thương là hạnh phúc của con người: Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. Và như vậy con người có thể thỏa mãn ý nguyện, được hưởng niềm vui sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.
- Phân tích – chứng minh:
* Các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:
Ý 1: Trong phạm vi gia đình:
– Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.
– Trong cuộc đời có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.
– Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.
– Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
* Dẫn chứng
Ý 2: Trong phạm vi xã hội:
– Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”.
– Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.
* Dẫn chứng: Chương trình Vòng tay nhân ái, Trái tim cho em,…
– Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.
* Dẫn chứng: Thế giới và Việt Nam hướng về những nạn nhân của sóng thần và động đất ở Nhật Bản…
– Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:
+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.
+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình: “ Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta tự do, độc lập, dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
- Đánh giá – mở rộng
– Khẳng định: Đó là một quan niệm nhân sinh cao quí
– Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…
- Bài học:
*Nhận thức:
– Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.
* Hành động: – Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng…
C. Kết bài
-Tình thương là một tính cảm thiêng liên mà bất cứ ai cũng cần có
-Mỗi chúng ta cần phải học hỏi cũng như có những hành động giúp đỡ những người xung quanh có hoàn cảnh khó khăn để cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn.
Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.
Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.
Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.
Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.
Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.
Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.
Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.
Ngọc LInh - vforum.vn
BÀI VĂN MẪU 2 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN GAME
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã và đang đáp ứng được những nhu cầu căn bản của con người mà một trong số đó là giải trí. Game ra đời cũng vì mục đích ấy. Tuy nhiên, việc quá chìm đắm, say mê vào game online đã dẫn đến hiện tượng nghiện game của một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay.
Game là những trò chơi trên máy tính, được sáng tạo với mục đích giúp con người giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Bản chất của game không xấu, tuy nhiên, nếu chơi quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện game, phụ thuộc vào game và khó có thể dứt ra được.
Hiện nay, hiện tượng nghiện game trở nên vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Ta có thể bắt gặp các hàng net mọc lên như nấm với đa phần là học sinh. Những học sinh này có thể ngồi hàng giờ để chơi game, quên ăn quên ngủ. Thậm chí, nhiều trường hợp, bố mẹ phải đến tận quán game để bắt con về. Người nghiện game thì luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải vì thiếu ngủ, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch.
Game cũng như một loại cám dỗ, để lại những hậu quả khôn lường. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi. Chơi nhiều có thể bị cận thị, thiếu ngủ, đầu óc không tỉnh táo, tinh thần mệt mỏi, lâu ngày còn có thể sinh trầm cảm. Hơn nữa, chơi game còn tốn thời gian và tiền bạc. Vì dành quá nhiều thời gian cho game, học sinh dễ chểnh mảng, sa sút trong việc học hành, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiện game cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều thói hư tật xấu, làm suy đồi nhân cách, đạo đức của người học sinh. Không có tiền chơi game, nhiều bạn nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ, trốn học để chơi game. Tình cảm gia đình, thầy trò vì thế mà rạn nứt, để lại vết thương khó có thể hàn gắn.
Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do đâu? Trước hết, đó là do bản tính tò mò, ưa khám phá của người học sinh, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ bởi những thứ mới mẻ. Đó còn là do học sinh không chú tâm vào việc học hành, bị bạn bè lôi kéo, sa đà vào con đường nghiện game. Một phần khác, là do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, quản lí chặt chẽ thời gian học tập, sinh hoạt của con em mình.
Mỗi học sinh để không sa chân vào con đường nghiện game cần có ý thức trong việc học hành, tích cực rèn luyện đạo đức, coi học là nhiệm vụ chính, chơi game chỉ để giải trí, giải tỏa áp lực và có thời gian chơi phù hợp. Phụ huynh cần quan tâm hơn đến thời gian sinh hoạt của con cái, nhà trường cũng cần phối hợp với gia đình khi thấy học sinh có những biểu hiện bất thường như thường xuyên mệt mỏi, thiếu ngủ. Các cơ quan chính quyền nên có những biện pháp cụ thể để quản lí thời gian hoạt động của các quán game, tổ chức nhiều sân chơi bổ ích, thú vị cho học sinh tham gia.
Những lợi ích của game là không thể phủ nhận, tuy nhiên nó tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Nếu chơi có điều độ và thời gian hợp lí, game sẽ là món ăn tinh thần để chúng ta giải tỏa những muộn phiền, căng thẳng thường ngày. Thậm chí, chơi game còn giúp cải thiện tư duy, phản xạ tay và mắt nhanh hơn. Còn ngược lại, một khi đã trở thành nô lệ của game, nó sẽ làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Nghiện game là một hiện tượng đáng báo động ngày nay. Mỗi chúng ta hãy là một người chơi khôn ngoan, đưa game trở về mục đích tốt đẹp ban của nó.
Kiều Oanh - vforum.vn
Vấn đề nghiện game online hiện này vẫn đang trở nên bức thiết đặc biệt đối với các bạn học sinh khi suy nghĩ còn chưa chín chắn vẫn chưa nhận thức được tác hại và lợi ích của chơi game và cũng chưa biết cân bằng giữa giải trí và nghiện nên kéo theo rất nhiều hệ lụy khác nhau. Bên cạnh đó nghiện game trên điện thoại cũng trở nên đáng báo động. Thực tế việc chơi game bây giờ đa số đều tốn thời gian chứ ít mang tính chất giải trí vì người dùng sử dụng quá nhiều thời gian vào việc chơi game mà quên đi việc học tập hoặc lao động. Vì thế nếu có thể ban không nên chơi bất kỳ game nào mà hay lo học hành ra ngoài chơi các trò thể thao vận động sẽ tốt hơn
Chế tham khảo
I. MỞ BÀI:
Ngỡ tưởng game chỉ là trò chơi giúp học sinh giải toả căng thẳng sau giờ học, nhưng hiện nay game trở thành “cơn nghiện” của học sinh.
II. THÂN BÀI:
Giải thích:
Game: trò chơi điện tử trên máy tính
Nghiện game: là hiện tượng quá đam mê, bỏ mặc mọi thứu xung quanh, chỉ chăm chú vào đánh điện tử, chơi các trò trên mạng
Hiện trạng:
- Phổ biến
- Các hàng internet ngày càng nhiều, số lượng học sinh chơi liên tục nhiều giờ tăng
Nguyên nhân:
- Tính đa dạng của game thu hút giới trẻ
- Ý thức chưa cao, nhận thức còn kém
- Cha mẹ quản lý lỏng lẻo, nhiều bậc phụ huynh mải mê kiếm tiền mà quên mất thời gian dành cho con
Tác hại:
- Ảnh hưởng xấu tới mắt: cận, loạn,…
- Tốn tiền, thời gian,…
- Học hành dễ sa sút
- Sinh ra nhiều tật xấu: ăn cắp, nói dối,…
Biện pháp:
- Nhà trường, gia đình phải đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời thói quen xấu này
- Học sinh tự có ý thức, chơi vừa đủ, dành nhiều thời gian vào hoạt động bổ ích ngoài trời,…
III. KẾT BÀI:
Xã hội phát triển, nhu cầu giải trí tăng. Tuy nhiên không thể để hiện tượng nghiện game gia tăng vì nó là thói hư ảnh hưởng xấu tới học sinh.
Bài văn:
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã và đang đáp ứng được những nhu cầu căn bản của con người mà một trong số đó là giải trí. Game ra đời cũng vì mục đích ấy. Tuy nhiên, việc quá chìm đắm, say mê vào game online đã dẫn đến hiện tượng nghiện game của một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay.
Game là những trò chơi trên máy tính, được sáng tạo với mục đích giúp con người giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Bản chất của game không xấu, tuy nhiên, nếu chơi quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện game, phụ thuộc vào game và khó có thể dứt ra được.
Hiện nay, hiện tượng nghiện game trở nên vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Ta có thể bắt gặp các hàng net mọc lên như nấm với đa phần là học sinh. Những học sinh này có thể ngồi hàng giờ để chơi game, quên ăn quên ngủ. Thậm chí, nhiều trường hợp, bố mẹ phải đến tận quán game để bắt con về. Người nghiện game thì luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải vì thiếu ngủ, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch.
Game cũng như một loại cám dỗ, để lại những hậu quả khôn lường. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi. Chơi nhiều có thể bị cận thị, thiếu ngủ, đầu óc không tỉnh táo, tinh thần mệt mỏi, lâu ngày còn có thể sinh trầm cảm. Hơn nữa, chơi game còn tốn thời gian và tiền bạc. Vì dành quá nhiều thời gian cho game, học sinh dễ chểnh mảng, sa sút trong việc học hành, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiện game cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều thói hư tật xấu, làm suy đồi nhân cách, đạo đức của người học sinh. Không có tiền chơi game, nhiều bạn nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ, trốn học để chơi game. Tình cảm gia đình, thầy trò vì thế mà rạn nứt, để lại vết thương khó có thể hàn gắn.
Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do đâu? Trước hết, đó là do bản tính tò mò, ưa khám phá của người học sinh, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ bởi những thứ mới mẻ. Đó còn là do học sinh không chú tâm vào việc học hành, bị bạn bè lôi kéo, sa đà vào con đường nghiện game. Một phần khác, là do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, quản lí chặt chẽ thời gian học tập, sinh hoạt của con em mình.
Mỗi học sinh để không sa chân vào con đường nghiện game cần có ý thức trong việc học hành, tích cực rèn luyện đạo đức, coi học là nhiệm vụ chính, chơi game chỉ để giải trí, giải tỏa áp lực và có thời gian chơi phù hợp. Phụ huynh cần quan tâm hơn đến thời gian sinh hoạt của con cái, nhà trường cũng cần phối hợp với gia đình khi thấy học sinh có những biểu hiện bất thường như thường xuyên mệt mỏi, thiếu ngủ. Các cơ quan chính quyền nên có những biện pháp cụ thể để quản lí thời gian hoạt động của các quán game, tổ chức nhiều sân chơi bổ ích, thú vị cho học sinh tham gia.
Những lợi ích của game là không thể phủ nhận, tuy nhiên nó tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Nếu chơi có điều độ và thời gian hợp lí, game sẽ là món ăn tinh thần để chúng ta giải tỏa những muộn phiền, căng thẳng thường ngày. Thậm chí, chơi game còn giúp cải thiện tư duy, phản xạ tay và mắt nhanh hơn. Còn ngược lại, một khi đã trở thành nô lệ của game, nó sẽ làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Nghiện game là một hiện tượng đáng báo động ngày nay. Mỗi chúng ta hãy là một người chơi khôn ngoan, đưa game trở về mục đích tốt đẹp ban của nó.
Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.
Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.
Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.
Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.
Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.
Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.
Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.
Tui nghiện nè!
"Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!"
Mới chiều hôm qua đây thôi, trên đường đi học về tôi gặp một cảnh tượng thật đau lòng, một người đàn ông đánh tới tấp vào mặt, lưng một người phụ nữ. Vừa cố chống chọi với cơn khát bạo hành của chồng, chị vừa khóc lóc van xin: "Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!". Tôi hơi sững người, nhưng cũng không lấy làm lạ vì đã từng chứng kiến cảnh như thế này nhiều lần. Ấy thế mà lâu nay tôi lại nghe người ta nói rằng: "Gia đình là nơi để yêu thương".
Đã trôi qua một khoảng thời gian khá dài tôi đã sống, đã làm, đã ra đi... và tìm tòi những minh chứng cho điều mình nghe thấy. Thế rồi, lại đắng lòng biết mấy, khi tôi chợt nhận ra thời gian càng quay nhanh thì tình người cũng dần tan biến. Cuộc sống vô tâm làm nguội lạnh tình cảm trong trái tim mỗi người. Xã hội đổi thay và lòng người cũng dần thay đổi, mọi tính toán thiệt hơn trong cuộc sống làm mất đi những vẻ đẹp tự nhiên vốn có, hạnh phúc thì ít nhưng đắng cay lại nhiều, bao nhiêu mảnh đời bất hạnh vì cuộc sống gia đình không hòa thuận, thậm chí tan vỡ, và những hiểm nguy luôn rình rập... Tôi cười gượng: “Đấy! Một thảm họa hay nghịch cảnh trần gian?” Quá xót xa, tôi căm ghét và lên án những hành động tàn ác này - bạo lực gia đình.
Ở cõi vô thường này mấy ai còn lạ lẫm với khái niệm “bạo lực gia đình”, nó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính cuộc sống của mỗi người chúng ta. Bạo lực gia đình, một cụm từ ngắn gọn, chỉ cho những hành động độc ác, vô nhân tính, vô đạo đức, không còn nhân phẩm của một số người trong xã hội, hành vi đó xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa các thành viên với nhau. Không những ở Việt Nam nói riêng mà nó bao gồm cả toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc Châu Phi. Hằng năm trên thế giới, số người chết và bị thương vì loại tệ nạn này không ngừng tăng lên. Thật đau đớn biết bao cho những điều chúng ta đã thấy. Và tôi nghĩ, có hay không? Ở đâu? Cho tôi xin hai chữ công bằng.
Gần đây, nổi cộm trên các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng là các vụ thương tâm về bạo hành trẻ nhỏ khiến người xem không ngừng suy nghĩ. Cách đây vài ngày, dư luận người Việt không khỏi xôn xao và cảm thương cho cháu bé 15 tháng tuổi ở TP.HCM bị chính cha mẹ mình đánh chấn thương sọ não. Một sự thật ngỡ ngàng khiến người xem bất bình khi thủ phạm lại quá thản nhiên cho rằng đó là “chuyện bình thường”. Tôi như nghẹn ứ lồng ngực khi nghe người mẹ trả lời câu hỏi của phóng viên nhà báo: “Nó bị té xe mà!”. Một lời nói lạnh lùng tới tận xương tủy, tôi tê buốt thân mình, đấy cũng gọi là mẹ sao? - người mang nặng chín tháng mười ngày, tôi tự hỏi. Hình như là tôi đang khóc, nhưng nước mắt tôi không rơi... là vì tôi đang lo cho số phận, cho tương lai mịt mù của đứa trẻ này.
Cùng trên tuyến đường chạy dọc vào miền Nam yêu quý, quanh năm ruộng đất tốt tươi, cò bay thẳng cánh, vẫn còn hiện lên trên nét mặt của mỗi người dân Hậu Giang thôn quê nghèo một nỗi bang hoàng như cắn xé tâm can khi được ai đó hỏi về chuyện cậu học sinh cấp 1, N.V.T bị cha và mẹ kế đánh gãy xương sườn, nhốt vào chuồng chó 3 ngày không cho ăn. Nói đến đây tôi không còn kìm lòng mình được nữa, sự chua chát phủ lên trong từng hơi thở của mình. Tôi tự hỏi tại sao lại thế? Những người làm cha mẹ đó liệu họ có cảm thấy đớn đau khi hành hạ con cái mình không? Hay vì do em lỡ mang số kiếp con riêng để “đến đây” làm người?
Chuyện của những thiên thần nhỏ chỉ là một nốt trầm trong bản nhạc bạo lực bay bổng, còn những nốt cao luôn vút lên với biết bao bi kịch. Hạnh phúc gia đình vỡ tan, con cái gặp nhiều bất hạnh... Sinh ra với thân phận phụ nữ ai không mong gặp được người chồng yêu thương mình. Cảnh cuộc sống hạnh phúc viên mãn luôn là niềm ước ao của bao cô gái trẻ. Khi tình yêu thăng hoa, niềm vui ấy sẽ dần lớn theo năm tháng nhưng có ngờ đâu nó lại trở thành địa ngục. Tình yêu trên đời vốn là ích kỉ, nhưng sự độc đoán, cổ hủ lại khiến con người ta trở nên vô cảm, một khi sự ghen tuông nổi dậy thì tình yêu đẹp đó dù được xây dựng trong bao nhiêu năm cũng trôi vào tro bụi. Đấy là tình cảnh chung của bao chị em phụ nữ đang phải gánh chịu.
Chuyện chị H. ở Nghệ Tĩnh là một minh chứng nóng lên cho hành vi này. Vì quá ghen tuông theo kiểu mù quáng, người chồng hiền từ đức độ bao nhiêu năm chung sống đã không có cảm giác run sợ khi dùng dao xẻo thịt vợ. Một hành động man rợ đến kẻ điên cũng phải khiếp sợ. Tôi thường nghe mấy anh thi nhân vẫn hay ví von rằng “phụ nữ như đóa phù dung”. Nói đến phụ nữ ai cũng nghĩ ngay đến sự hiền lành, đức độ, mỏng manh và xinh đẹp, đòi hỏi ai có được cũng phải nâng niu và bảo trọng. Nhưng cuộc đời thì nào như tác phẩm văn học, còn lắm những đắng cay, tủi hờn mà biết bao “đóa phù dung” phải chịu.
Hôm qua tôi đọc báo, lang thang trên các dòng tin mạng, tôi thấy tái tê cõi lòng khi đọc tin một chị tên H. ở Nam Định bị chồng đánh đập, hành hạ dã man, dùng kim tiêm đâm vào vùng kín. Người đàn ông vũ phu ấy còn bắt vợ mình ăn phân lợn... bây giờ khuôn mặt chị đã biến dạng qua nhiều đòn tra tấn dã man của chồng. Trước cơ quan chức năng chị chỉ ngậm ngùi khóc trong đớn đau và tức tưởi: “Là vì con, nếu tôi ra đi con tôi ba đứa nheo nhóc làm sao qua cảnh cơ hàn...”. Lại thêm một mảnh đời bất hạnh. Cuộc sống nào cho chị hạnh phúc đây? Con đường nào sẽ mang lại tình yêu và tiếng cười cho chị và các con, vẫn là một ẩn số thật dài...
Tạm gác lại những câu chuyện bạo hành gia đình của nước mình, mới đây trên trang mạng xã hội Facebook có một người đàn ông nickname là Phi Nhi. Người đàn ông này đã đánh đập đứa con 2 tuổi rồi khoe trên trang cá nhân của mình. Sự hận thù người vợ lố lăng đã khiến ông trở nên tàn độc với mọi thứ, kể cả đứa con nhỏ bé. Ông đánh con mọi lúc, mọi nơi có thể. Nhìn cậu bé qua những bức hình với thân mình bầm tím, máu me đầy người... nhưng lại được chính bố mình đăng tải trên mạng mà lòng se xót.
Những vụ việc trên là minh chứng hết sức rõ ràng cho vấn nạn này, nó đem lại quá nhiều tác hại cho cuộc sống. Bạo lực gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người, gây hoang mang và sợ hãi, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến cái chết hoặc gây nhiều thương tích.
Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại về mặt kinh tế. Nhiều người vẫn thắc mắc, đặt ra câu hỏi tại sao lại xảy ra điều đó, tôi cũng chưa hiểu hết được những lí do đó, vì nó có quá nhiều và mỗi bản thân chúng ta phải tự rút ra cho mình một nhận xét. Nhưng dù có bao rộng thế nào thì rồi nó cũng xoay trong vòng xoáy của tình yêu, lòng hận thù, sự khốn khó của cuộc sống. Bởi vậy xin những ai đang sống và đang mắc trong vũng bùn lầy tội lỗi thì hãy bước ra khỏi, hãy quay trở lại, hãy xóa hết những lỗi lầm. gạt bỏ hết những đớn đau, hãy sống vị tha bằng tình yêu thương cao cả để xây dựng một cuộc sống mới đầy niềm vui và tiếng cười hạnh phúc.
Trong thâm tâm mình, tôi rất phẫn nộ và muốn lên án vấn nạn bạo lực gia đình. Tôi muốn tìm lại hai tiếng công bằng cho cuộc sống của những người đang bị hành hạ, ngược đãi. Tôi muốn xã hội hãy bắt giữ hết những tên tội phạm này và xét xử thật nghiêm khắc. Tôi muốn mình được là một ai đó, đem tiếng nói sức tài bé mọn của mình để chung tay với cộng đồng ngăn chặn và xóa bỏ tệ nạn này trong cuộc sống. Và điều cuối cùng tôi mong muốn là dù cho những người phạm tội đó đã từng là ai, họ đã từng gây ra tội lỗi gì thì khi quay trở lại với cuộc sống xin mọi người hãy đón nhận, để họ được sống trong tình yêu thương, để hoàn lương làm một người tốt.
Qua mỗi câu chuyện là một bài học kinh nghiệm, là nỗi khát khao cầu mong sự bình yên trong cuộc sống. Qua đây, tôi được trải lòng mình sau những thực hư ẩn trong nhiều bài báo, những chuyện được nghe. Còn bạn thì sao? Bạn đã hiểu và rút ra bài học gì chưa? Tôi chợt nhận ra rằng, từ nay mình cần bỏ đi những thói hư ích kỉ, những hờn giận nhỏ nhen. Hãy yêu thương nhiều hơn nữa để cho cuộc sống lại có thêm một màu sắc mới của tình thương và tình người.
Khép lại nỗi đau còn hằn trên thân xác của những nạn nhân bạo lực gia đình, gạt đi những dĩ vãng ngập những màu buồn của sự sợ hãi. Xin hãy chung tay thắp lên những ngọn lửa tin yêu trong lòng mọi người, để mỗi ngày qua đi là mỗi ngày hoan hỉ trong niềm vui, hạnh phúc, và vấn nạn bạo lực gia đình mãi chỉ còn đọng lại với thời gian, để niềm vui trở về bên bàn cơm nhỏ, để tương lai rực sáng trong đôi mắt trẻ thơ và để đạo lí mà cha ông ta đã dạy mãi được lưu truyền".