Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con rồng cháu tiên :
- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên ===> Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc
- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng "đồng bào" (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) ===> Truyền thống đoàn kết của dân tộc
Bánh trưng bánh giày :
Hai loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của 1 vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động
Nó khen ngợi sự khéo lé và sáng tạo của 1 người lao động.Không thể sách với cao lương mỹ vị nhưng trên tất cả chính là sự hiếu thảo chân thành của Lang Liêu
Thánh gióng :
Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
Con rồng cháu tiên :
- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc :
+Con Rồng cháu Tiên => Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc
- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng "đồng bào" (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ)
+=> Truyền thống đoàn kết của dân tộc
-Bánh trưng bánh giày :
+Hai loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của 1 vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động
+Nó khen ngợi sự khéo lé và sáng tạo của 1 người lao động.Không thể sách với cao lương mỹ vị nhưng trên tất cả chính là sự hiếu thảo chân thành của Lang Liêu
-Thánh gióng :
+Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
con Rồng cháu Tiên: giải thích cội nguồn
Bánh chưng bánh giầy: giải thích truyền thống nấu bánh chưng,bánh giầy vào ngày Tết
Thánh Gióng: Ca ngợi người anh hùng đánh giặc ngoại xâm
Sơn Tinh Thủy Tinh: giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm ở đồng bằng sông Hồng.
Sự tích Hồ Gươm: giải thích tên gọi của địa danh, địa điểm
Em bé thông minh: ca ngọi trí thông minh của nhân dân ta.
Truyền thuyết kể rằng thủy tổ dân tộc Việt Nam là Kinh Dương Vương, hiện còn có mộ tại làng An Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Kinh Dương Vương làm vua vào khoảng năm Nhâm Tuất (hơn 2000 năm trước Công nguyên).
Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long là vua hồ Động Đình sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm, sau nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai ở động Lăng Xương là Âu Cơ sinh ra một bọc một trăm trứng, nở ra một trăm người con trai là tổ tiên của người Bách Việt. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi, sau đó dẫn 49 người con xuống biển còn Âu Cơ mang 50 người lên non.
Hùng Vương lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ). Các đời vua sau đều gọi là Hùng Vương và có tất cả 18 đời.
Con rồng cháu tiên:
Ý nghĩa: giải thích, suy tôn nguồn gốc nòi giống (người VN ta là con cháu của các vua Hùng, là nòi giống rồng tiên), thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt.
Sự thật lịch sử: là sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt với Âu Lạc và nói nên nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt. Đền thờ Âu Cơ, vua Hùng, vùng đất Phong Châu.
Bánh chưng bánh giầy:
Ý nghĩa: giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy và tục làm hai loại bánh trong ngày Tết, đề cao lao động và nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Sự thật lịch sử: nhân vật Hùng Vương, tục làm bánh chưng bánh giầy.
Sơn Tinh Thủy Tinh
Ý nghĩa: giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm. Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt xưa. Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
Sự thật lịch sử: núi Tản Viên (Ba Vì, Hà Tây), hiện tượng lũ lụt vẫn xảy ra hằng năm.
Thánh Gióng:
Ý nghĩa: đề cao sức mạnh và ý thức bảo vệ đất nước. Thể hiện sức mạnh, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
Sự thật lịch sử: đền thờ thánh Gióng (Sóc Sơn), tre đằng ngà, ao hồ liên tiếp, làng Cháy.
Sự tích hồ Gươm:
Ý nghĩa: giải thích tên gọi hồ Gươm, ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Sự thật lịch sử: tên người thật: Lê Lợi, Lê Thận. Tên địa danh thật: hồ Tả Vọng, hồ Gươm, Lam Sơn. Thời kỳ lịch sử có thật: khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh đầu thế kỷ XV.
bài này mình mới học sáng nay xong!
mình phải học tới tận 4 tiết lận đó, còn 1 tiết buổi chiều nữa ớn lắm!
bt bn à! Mik pjt bài nì lm s òi, mik đăng để thử kiến thức của các bn hui à ^^
em đã học nhiều truyện truyền thuyết ỏi lóp 6 , nhưng em thích nhất là con rồng chấu tiên
Trong ngày Tết ,chúng ta ko thể thiếu bánh chưng, bánh giày. Nhờ nó mà hương vị ngày Tết trở nên đậm đà hơn. Đố bạn biết ai là người tạo ra chúng ko? Đó là Lang Liêu-con trai thứ 18 của vua Hùng.
cái này ko bít có phải ko
theo định lý :
Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử có sử dụng yếu tố kì diệu, không có thật. Qua đó thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Qua đó thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân về một cuộc sống, một xã hội tốt đẹp hơn thông qua cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác.
Vậy nên 3 truyện Con Rồng cháu Tiên , bánh chưng bánh giầy , Thánh Gióng là truyền thuyết .
2.
Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước
Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc.
Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt.
Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roisắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
chắc vậy !
Thánh Giong: Mẹ ướm chân lên một vết chân rất to, thì mang thai suốt 12 tháng rồi sinh ra Gióng, ba tuổi không nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, nhưng nghe tiếng sứ tìm người tài giỏi cứu nước thì lại lập tức biết nói, đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi giết giặc, vươn vai đã lập tức trở thành tráng sĩ cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, lên đường giết giặc, ngựa phun lửa, tráng sĩ đơn thương độc mã đi chiến đấu, mà vẫn khiến giặc chết như ngả rạ, dùng sức mạnh thần kỳ nhổ cả cụm tre làm vũ khí, quét sạch bóng quân thù, cưỡi ngựa bay về trời
Thạch Sanh: Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con vợ chồng nhà nọ, bà mẹ mang thai mấy năm mà không sinh , được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông, niêu cơm thần ăn mãi không hết, hồn chằn tinh và đại bàng tìm cách vu oan cho Thạch Sanh
Con Rồng cháu Tiên: Âu Cơ sinh nở kì lạ - 1 bọc trứng nở ra 100 người con, các con không cần bú vẫn lớn nhanh như thổi
Bánh chưng bánh dày: Lang Liêu nằm mộng thấy thần chỉ bảo cho làm thế nào để vừa ý cha là làm bánh.
Sơn Tinh Thuỷ Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi, gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về
Sọ Dừa: sinh ra đã lạ thường - chỉ có đầu , không có thân, có thể biến từ cái đầu thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú.
Ps: em chỉ nghĩ được thế thôi
cho em hỏi là hoang đường là gì vậy anh/chị? em mới học lớp 5 nên em chưa biết ạ
Trong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài mượt thướt tha như nước suối chảy, đôi mắt sáng long lanh như những vì tinh tú trên bầu trời cao. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Khi công chúa đến tuổi gả chồng, nhà vua truyền lệnh đi khắp nơi mở hội kén chồng cho công chúa. Những anh hùng từ khắp nơi đổ về, toàn là người tài hoa tuấn tú mong được kết duyên cùng công chúa nhưng đã mấy tháng trời mà chẳng có lấy một người lọt vào mắt xanh của nhà vua.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, đôi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người mình toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn. Hai chàng xin phép trước mặt vua Hùng để thi tài cao thấp. Sơn Tinh thì tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không chịu thua kém, chàng hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão cũng phải mưa tạnh mây tan. Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc rồi phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào? Thôi thì mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựu, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không thể thiếu thứ gì.”
Hôm sau, tới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.
Thần hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, nhấm chìm mọi đất đai, dâng lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn TInh không hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy. Chàng đưa tay ngang miệng huyết một hồi sáo dài, từ trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,… nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới. Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững, trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân, phần thắng thuộc về Sơn Tinh và nhân dân lại được ấm no như trước. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải thất bại quay về.
Câu chuyện đã theo nhân dân ta cả nghìn đời nay, là sự chứng minh cho chiến thắng của nhân dân hàng năm, cho dù lũ lụt xảy ra nhưng vẫn phải rút, giống như Thủy Tinh có đem nước đánh Sơn Tinh bao nhiêu lần vẫn không thể đánh thắng.
Con rồng cháu tiên :
- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên ===> Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc
- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng "đồng bào" (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) ===> Truyền thống đoàn kết của dân tộc
Bánh trưng bánh giày :
Hai loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của 1 vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động
Nó khen ngợi sự khéo lé và sáng tạo của 1 người lao động.Không thể sách với cao lương mỹ vị nhưng trên tất cả chính là sự hiếu thảo chân thành của Lang Liêu
Thánh gióng :
Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
Con Rồng Cháu Tiên : Truyện Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng giống của con người Việt Nam ta vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể .hiện một cách sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng nghĩa đồng bào là cao cả, thiêng liêng.
Bánh trưng bánh giầy : Sự tích bánh chưng bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính; lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh dày là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó, bánh chưng, bánh dày còn mang những ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh. Theo dân gian, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị. Còn theo tín ngưỡng phồn thực dân gian và triết lý nõ - nường, thì bánh chưng, bánh dầy còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi, nảy nở.
Thánh Gióng : Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước , đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm .