Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nội dung
Từ 27 đến 31-3-1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp tại Ma Cao, xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng: củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc.
Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 người do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư, Nguyễn Ái Quốc làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản.
- Ý nghĩa: Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến ngoài nước cũng như các tổ chức quần chúng …
- Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương, ở mỗi nước sẽ thành lập một Đảng riêng để lãnh đạo từng nước đấu tranh.
- Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
- Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương và Điều lệ mới, quyết định xuất bản báo Nhân dân - cơ quan ngôn luận Trung ương của Đảng.
- Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Tổng Bí thư Đảng.
- Ý nghĩa: Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.
Đáp án A
- Nếu như trong Đại hội đại biểu lần thứ nhất (3/1935) đã đánh một dấu mốc quan trọng: Đảng đã được khôi phục được hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, cũng như khôi phục được các tổ chức quần chúng. Đảng vẫn chưa thể ra hoạt động công khai.
- Đến Đại hội đại biểu lần thứ hai (2/1951) khi cuộc kháng chiến của ta có bước phát triển mới, ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ => Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam.
* Bối cảnh lịch sử:
- Giữa lúc cách mạng miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng. Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III.
- Đại hội họp từ ngày 5 đến ngày 10 - 9 - 1960 tại Hà Nội.
* Nội dung:
- Đại hội đề ra nhiệm vụ, chỉ rõ vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa cách mạng miền Bắc và miền Nam:
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
+ Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau.
- Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
- Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh đã được bầu lại làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
* Ý nghĩa
- Đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Đại hội đã đề ra được đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Là cơ sở để toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà.
-Hoàn cảnh lịch sử :
Giữa lúc cách mạng ở hai miền Nam –Bác có những bước tiến quan trọng, Đảng ta đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III diễn ra từ ngày 5 đến 10-9-1960 ở Hà Nội.
Nội dung Đại hội :
Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
Cách mạng XHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước.
Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó mật thiết và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước.
Đại hội thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 -1965).
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu giữ chức Bí thư thứ nhất của Đảng.
Ý nghĩa Đại hội : đường lối của Đại hội là kim chỉ nam là bó đuốc soi đường cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
Đại hội họp từ ngày 11 đến 19-2-1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang, tham dự có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 76 vạn đảng viên.
- Nội dung Đại hội :
Đại hội thông qua hai bản báo cáo quan trọng :
Thông qua Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày đã tổng kết kinh nghiệm của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh đã qua.
Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày báo cáo "Bàn về cách mạng Việt Nam" nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giaiđoạn tới.
Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định thành lập Đảng Lao động Việt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai.
Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới, quyết định xuất bản báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Đảng, Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng.
- Ý nghĩa Đại hội :
Đại hội lần thứ II là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, là "Đại hội kháng chiến thắng lợi".
Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng: Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, cũng như khôi phục được các tổ chức quần chúng.