Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- ây đen kéo về, những đám mây lớn, nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời
- Gió ào ào, thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, gió càng mạnh
- Cảm giác oi ả, ngột ngạt.
- Lúc bắt đầu mưa:
- Những giọt mưa lác đác rơi: lẹt đẹt....lẹt đẹt, lách tách
- Không khí mát lạnh, dễ chịu
- Lúc mưa to:
- Mưa ù xuống, mưa rào rào trên sân gạch, sầm sộp, rào rào, mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào tàu lá chuối, tiếng giọt ranh đổ ồ ồ
- Nước mưa chuyển động: lăn xuống, xiên xuống, kéo xuống, lao xuống,.... lao vào bụi cây, giọt ngã, giọt ngửa, giọt bay, tỏa trắng xóa, nước chảy đỏ lòm bốn bề sân, quần quận rồi vào các rãnh cống, mưa xối nước.
- Tiếng sấm, chớp
- Lúc mưa tạnh:
- Cảnh vật tươi tắn,mới mẻ...mưa đã ngớt, trời rạng dần, mấy con chim từ gốc cây hót râm ran
- Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt
- Sau trận mưa, đường phố được dội rửa sạch bong
- Tiếng gọi nhau í ới, tiếng còi xe máy, ô tô lại vang lên inh ỏi
- Trẻ con nô đùa trên hè phố, đường phố lại bắt đầu đông vui và náo nhiệt
- Con người vội vã trở lại với các công việc
3. Kết bài: Cơn mưa đem lại cảm giác dễ chịu, làm cho cây cối tươi tốt
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa rào lớp 5
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
=> điệp ngữ " vì "
=> tác dụng :nhấn mạnh mục đích chiến đấu của cháu hôm nay , đồng thời nêu lên tình cảm của cháu với bà , với đất nước . Ngoài ra , phép điệp ngữ còn tạo nên nhịp điệu cho câu thơ và làm cho đoạn thơ tăng gái trị biểu cảm
Phép điệp ngữ:
nghe(3 lần) => Nhấn mạnh cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ được nhiều người yêu thơ mến mộ. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình. Vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thơ đầu tay “Tơ tằm - Chồi biếc” (in chung - 1963), Xuân Quỳnh đã gây được sự chú ý của người đọc bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã thể hiện được tình cảm sâu sắc về gia đình, quê hương và đất nước.
Tác phẩm được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn... ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.
“Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ “nghe” được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến “Ổ rơm hồng những trứng” của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt”. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin thật: “Cháu về lấy gương soi/Lòng dại thơ lo lắng”. Giờ đây, đứa cháu đã trưởng thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hy vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.
Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: “Để cuối năm bán gà/Cháu được quần áo mới”.
Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, cái áo cánh chúc bâu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì tình yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lý: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh là một tác phẩm chứa đựng tình cảm bà cháu vô cùng thiêng liêng và sâu sắc
Những tình cảm về người bà trong trái tim người cháu hiện lên qua âm thanh tuổi thơ “tiếng gà nhảy ổ”. Chính âm thanh bình dị, mộc mạc ấy đã vẽ đường dẫn lối cho người lính trẻ trở về những ngày tháng tuổi thơ ấm êm bên bà.
Người bà kính yêu ấy hiện lên qua những mảnh ghép trong kí ức chàng lính trẻ tuổi. Đó là kỉ niệm ngây ngô của một đứa trẻ tò mò xem gà đẻ trứng. Lời mắng đầy yêu thương và quan tâm của bà “Rồi sau này lang mặt” khiến cậu bé phải thổn thức lo âu. Tuy lời bà không mĩ miều, nhưng sự quan tâm, dạy dỗ thì luôn đong đầy.
Người bà trong bài thơ là một người bà nông dân nghèo khó. Hình ảnh cái quần chéo go, cái ống rộng quét đất và cái áo cánh chúc bâu đã in sâu vào tâm trí người cháu. Cùng bàn tay khum khum soi từng trái trứng một. Hành động ấy ấp ủ cho cậu bé cả một bầu trời vui vẻ, mơ ước với những chiếc áo quần mới mặc Tết. Sự chắt chiu, yêu thương giàu đức hi sinh ấy của bà mới mộc mạc, thắm thiết làm sao.
Chính vì lẽ đó, mà người cháu luôn yêu thương, kính trọng người bà. Cậu luôn giữ trong mình một tình yêu thương tha thiết về bà, về quê hương, về hậu phương. Chính tình cảm thuần túy ấy đã thôi thúc chàng chiến sĩ trẻ mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn để chiến đấu nơi biên giới.
Tình cảm bà cháu ấy vô cùng thiêng liêng và cao quý, chứa đầy sự sẻ chia và hi sinh vô điều kiện. Tất cả đã được nhà thơ Xuân Quỳnh truyền tải nhẹ nhàng và tinh tế trong bài thơ Tiếng gà trưa.
QUAN HỆ TỪ : "và"
- Tác dụng : Nối các từ ngữ hoặc các câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
CHÚ Ý THAM KHẢO | TÔI LẤY TỪ BÊN KHÁC
Tham Khảo (dàn ý)
Điệp ngữ ''Tiếng gà trưa":
Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-phan-tich-diep-ngu-tieng-ga-trua-trong-bai-tho-tieng-ga-trua-faq333273.html
Em tham khảo:
Trong suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, điệp ngữ “Tiếng gà trưa” được lặp lại đến năm lần trở thành điểm nhấn, thành điệp khúc xôn xao xuyên suốt bài thơ. Sau mỗi câu thơ “Tiếng gà trưa”, tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc: “Ổ rơm tròn những trứng”. “Tiếng bà hay mắng”…. Như vậy, điệp ngữ này đã giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn. Chẳng những vậy, bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ nhưng ba tiếng “Tiếng gà trưa” luôn được tách riêng thành một dòng thơ độc lập. Ba tiếng ấy như mô phỏng theo tiếng gà gáy “Ò ó o” vô cùng quen thuộc. Nó khiến cầu thơ trở nên sinh động và gần gũi biết bao.
- Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương
- Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại...
y nghia : bai tho tieng ga trua la mot tac pham noi tieng cua tac gia XUAN QUYNH va trong su tac pham noi tieng do la nho mot phan thanh cong ghep diep ngu cua tac gia , nham nhan manh nhung ki niem dep de cua tuoi tho va tinh ba chau , tinh cam gia dinh lam sau sac them tinh que huong dat nuoc ma tac gia da khoi goi duoc nhung hinh anh gian di va gan gui voi cuoc song hang ngay .