K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2023

- Virus ki sinh gây bệnh trên tất cả các sinh vật nên chúng có vai trò nhất định trong đấu tranh, kiểm soát các loài sinh vật trên Trái Đất.

- Chúng ta có thể lựa chọn những virus ki sinh gây bệnh trên những sinh vật có hại cho con người và ứng dụng chúng vào trong cuộc sống phục vụ cho con người.

23 tháng 3 2023

Vai trò của virus đối với đời sống và sản xuất của con người:

- Dựa vào khả năng tải nạp và mang gene của các phage mà con người đã sử dụng virus làm vector chuyển gene, trên cơ sở đó sản xuất các chế phẩm sinh học một cách nhanh chóng, dễ dàng như insulin, interferon,… và tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh, kháng khuẩn, thích nghi.

- Dựa vào tính chất gây bệnh của virus cho một số loại sâu hại cây trồng, người ta đã sản xuất thuốc trừ sâu từ virus với giá thành rẻ, có tác dụng lâu dài, không ảnh hưởng đến môi trường.

7 tháng 5 2021

Có vai trò kháng nguyên và giúp virus bám trên bề mặt vật chủ .

6 tháng 2 2023

 - Vai trò của quá trình tổng hợp amino acid và protein đối với vi sinh vật: Quá trình này giúp vi sinh vật tổng hợp được các protein tham gia hình thành cấu trúc tế bào và thực hiện chức năng xúc tác, đảm bảo cho sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Con người đã ứng dụng quá trình tổng hợp amino acid và protein đối với vi sinh vật để sản xuất amino acid. Ví dụ: sản xuất glutamic acid nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum; sản xuất lysine nhờ vi khuẩn Brevibacterium flavum; sản xuất protein nhờ nấm men S. cerevisiae. 

6 tháng 2 2023

- Ở virus trần, thụ thể là protein của vỏ capsid.

- Ở virus có màng bọc, thụ thể là các gai glycoprotein trên lớp màng bọc.

- Ở virus gây bệnh trên vi khuẩn như phage T4, thụ thể nằm ở đầu tận cùng của lông đuôi.

22 tháng 3 2023

Một số ví dụ về vai trò của vi sinh vật trong đời sống hằng ngày:

- Phân giải các chất thải và xác sinh vật thành chất khoáng, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất.

- Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng.

- Phân giải các chất thải, đặc biệt là các chất thải độc hại như: nhựa, hóa chất nhân tạo, chất phóng xạ giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.

- Cộng sinh trong cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch, tiêu hóa; tổng hợp một số vitamin, amino acid không thay thế,…

28 tháng 2 2023

Các ngành nghề nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học:

Nhóm ngành sinh học cơ bản: 

+ Y học: Phát triển các kĩ thuật cấy ghép nội tạng, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, liệu pháp gene, liệu pháp tế bào gốc, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người,..

+ Dược học: Sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,... Nhằm phòng và chữa trị nhiều bệnh ở người. ngành sinh học

+ Pháp y: Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, cơ bảnxác định tình trạng sức khoẻ hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động...Để giải quyết các vụ án dân sự; hoặc khám nghiệm tử thi, xét nghiệm DNA từ mẫu máu, tóc, da,... được thu nhận từhiện trường vụ án trong điều tra các vụ án hình sự.

Nhóm ngành ứng dụng sinh học:

+ Công nghệ sinh học: Tạo ra các sản phẩm mới phục vụ cho nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y học, chăn nuôi,.. Góp phần nâng cao sức khoẻ con người.

+ Khoa học môi trường: Đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời chế tạo và sản xuất nhiều vật liệu, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc bảo vệ môi trường. Nhiều biện pháp sinh học (sử dụng tạo, vi sinh vật) cũng đã được ứng dụng rất hiệu quả. 

+ Nông nghiệp: Áp dụng các kĩ thuật hiện đại góp phần tăng năng suất, chất lượng các sản ngành ứng phẩm (gạo, trái cây, thuỷ sản,...) Và giảm chi phí sản xuất, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu.

+ Lâm nghiệp: Phối hợp chặt chẽ giữa việc trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lý, ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc quản lý và bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng được khôi phục đáng kể.

29 tháng 1 2023

cop thfi ghi tham khảo hộ

23 tháng 3 2023

• Vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên:

- Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên: Vi sinh vật là một mắt xích quan trong trong lưới thức ăn của hệ sinh thái, góp phần tạo nên vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.

- Làm sạch môi trường: Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ từ xác chết của động, thực vật, rác thải, các chất hữu cơ lơ lửng trong nước làm cho môi trường sạch hơn, hạn chế ô nhiễm.

- Cải thiện chất lượng đất: Các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ, một số vi sinh vật có khả năng cố định đạm góp phần cải tạo đất.

• Vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người:

- Trong trồng trọt: ứng dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học,… thay thế phân bón và thuốc trừ sâu hóa học, mang lại năng suất cho cây trồng, bảo vệ môi trường.

- Trong chăn nuôi: ứng dụng vi sinh vật để ủ thức ăn cho vật nuôi, sản xuất các chế phẩm sinh học giúp vật nuôi tăng cường sức đề kháng, cho năng suất cao.

- Trong bảo quản và chế biến thực phẩm: ứng dụng vi sinh vật để sản xuất rượu, bia, muối chua rau củ,…

- Trong sản xuất dược phẩm: ứng dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc kháng sinh, vaccine, men tiêu hóa,…

Câu 1. Nêu khái niệm về khoa học tự nhiên. Nêu vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.Câu 2. Khoa học tự nhên bao gồm những lĩnh vực chính nào?Thế nào là vật sống? Thế nào là vật không sống?Câu 3. Nêu đợn vị và dụng cụ đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian, đo nhiệt độ.Câu 4. Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì? Nêu các bước đo chiều dài, đo khối lượng, đo...
Đọc tiếp

Câu 1. Nêu khái niệm về khoa học tự nhiên. Nêu vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

Câu 2. Khoa học tự nhên bao gồm những lĩnh vực chính nào?Thế nào là vật sống? Thế nào là vật không sống?

Câu 3. Nêu đợn vị và dụng cụ đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian, đo nhiệt độ.

Câu 4. Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì? Nêu các bước đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian, đo nhiệt độ.

Câu 5. Nêu cấu tạo của nhiệt kế. Để chế tạo ra nhiệt kế người ta dựa trên hiện tượng gì?

Câu 6. Nêu khái niệm về lực. Nêu cách biểu diển lực. Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì?

Câu 7. Nêu khái niệm khối lượng, lực hấp dẫn, trọng lượng của vật? Nêu kí hiệu trọng lượng của vật.

Câu 8. Lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc xuất hiện khi nào? Lực kế dùng để làm gì? Nêu các bước đo lực bằng lực kế.

Câu 9. Nêu khái niệm lực ma sát.Lực ma sát trượt,lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?

Câu 10.Hãy phân loại năng lượng theo tiêu chí. Nêu khái niệm về nhiên liệu, năng lượng tái tạo.

II. Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1. Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?

A. Chơi bóng rổ.                             B. Cấy lúa.

C. Đánh đàn.                                   D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm.

Câu 2. Vật nào sau đây gọi là vật không sống? 

A. Con ong                                       B. Vi khuẩn

C. Than củi                                       D. Cây cam

Câu 3. Giới hạn đo của một thước là

A. Chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

B. Chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước.

C. Chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước.

D. Chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước.

Câu 4. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500g, con số này có ý nghĩa gì?

A. Khối lượng của cả bánh trong hộp và vỏ hộp.

B. Khối lượng bánh trong hộp.

C. Sức nặng của hộp bánh.

D. Thể tích của hộp bánh.

Câu 5. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là

A. Tuần.                                        B. Ngày.

C. Giây.                                        D. Giờ.

Câu 6. Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Kéo một gàu nước.                   B. Nâng một tấm gỗ.

C. Đẩy một chiếc xe.                     D. Đọc một trang sách.

Câu 7. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

A. Vật lí.                                            B. Sinh học.

C. Hóa học.                                        D. Khoa học Trái Đất.

Câu 8. Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để

A. Lựa chọn thước đo phù hợp.

B. Đặt mắt đúng cách.

C. Đọc kết quả đo chính xác.

D. Đặt vật đo đúng cách.

Câu 9. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta là

A. Tấn.                     B. Miligam.                      C. Gam.                     D. Kilôgam.

Câu 10. Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau được sử dụng để đo chiều dài?

A. Nhiệt kế.               B. Cân.                      C. Thước dây.            D. Đồng hồ.

Câu 11. Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế thường dùng?

A. Dãn nở vì nhệt của chất lỏng.

B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí.

C. Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ.

D. Hiện tượng nóng chảy của các chất.

Câu 12.Vật nào sau đây là vật sống?

A. Túi xách.                                               B. Cây hoa hồng.

C. Sách vở.                                                D. Cây quạt.

Câu 13. Để đo thời gian của vận động viên chạy 100m, loại đồng hồ thích hợp nhất là

A. Đồng hồ để bàn.                                    B. Đồng hồ treo tường.

C. Đồng hồ bấm giây.                                D. Đồng hồ cát.

Câu 14. Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau?

A. Nhiệt độ của nước đá.                               B. Nhiệt độ cơ thể người.

C. Nhiệt độ khí quyển.                                   D. Nhiệt độ của một lò luyện kim.

Câu 15. Một quả bóng nằm yên được tác dugj một lực đẩy,khẳng định nào sau đây đúng?

A.Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.

B.Quả bóng chỉ bị biến đồi hình dạng.

C.Quả bóng vừa biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.

D.Quả bóng không bị biến đổi.

Câu 16. Một túi đường có khối lượng 2kg thì có trọng lượng gần bằng

A.2N.                B.20N.                   C. 200N.                          D.2000N.

Câu 17. Phát biều nào sau đây là đúng?

A.Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

B. Trọng lượng của vật có đơn vị là kg.

C.Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.

Câu 18. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.

B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.

C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.

D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Câu 19.Treo vật vào đầu một lực kế lò xo.Khi vật cân bằng,số chỉ của lực kế là 2N. Điều nảy có nghĩa

A.Khối lượng của vật bằng 1g.                       B. Khối lượng của vật bằng 2g.

C. Trọng lượng của vật bằng 1N .                    D. Trọng lượng của vật bằng 2N.

Câu 20. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?

A.Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.

B. Lực xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi phanh xe.

C. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

D. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.

 

1
3 tháng 1 2022

tk:

c1:

 

Khoa học tự nhiên là một lĩnh vực nghiên cứu của ngành khoa học nói chung. Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội luôn đồng hành và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng đóng góp những thành tựu quan trọng với một mục tiêu duy nhất là phục vụ mọi mặt đời sống và nhu cầu của con người.   c4:1.Giới hạn đo – Giới hạn đo (GHĐ): là độ dài lớn nhất ghi trên thước (ở cuối thước). – Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN): là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.