K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2019

- Góp phần vào việc mở rộngASEAN, đưa ASEAN từ tập hợp 6 nước trở thành Cộng đồng ngày nay gồm 10 nước ASEAN.

- Đóng góp tích cực vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN thông qua các sáng kiến, các đề xuất.

- Giữ vai trò điều phối các cơ chế hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, gần đây nhất là với Trung Quốc, EU và Ấn Độ.

- Đưa ra những sáng kiến như mở rộng thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á, bằng cách thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ tham gia Cấp cao Đông Á; cũng như tổ chức lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+).

- Là thành viên tích cực tham gia xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, với mục tiêu làm cho liên kết ASEAN sâu rộng hơn, hoạt động trên cơ sở pháp luật và lấy người dân làm trung tâm.

27 tháng 1 2019

Nêu vai trò của Việt Nam trong ASEAN

Trả lời :
- Góp phần vào việc mở rộng ASEAN, đưa ASEAN từ tập hợp 6 nước trở thành Cộng đồng ngày nay gồm 10 nước ASEAN.

- Đóng góp tích cực vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN thông qua các sáng kiến, các đề xuất.

- Giữ vai trò điều phối các cơ chế hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, gần đây nhất là với Trung Quốc, EU và Ấn Độ.

- Đưa ra những sáng kiến như mở rộng thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á, bằng cách thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ tham gia Cấp cao Đông Á; cũng như tổ chức lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng

- Là thành viên tích cực tham gia xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, với mục tiêu làm cho liên kết ASEAN sâu rộng hơn, hoạt động trên cơ sở pháp luật và lấy người dân làm trung tâm.

5 tháng 5 2021

Hãng tin infox.ru của Nga vừa đăng bài viết về quan hệ Nga-Việt Nam, trong đó đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn bài viết trên cho biết Nga bắt đầu tích cực thúc đẩy chính sách hướng Đông vào nửa cuối thập kỷ đầu tiên thế kỷ 21. Nếu như ở Đông Bắc Á, đối tác chiến lược chính của Nga là Trung Quốc thì ở Đông Nam Á, Việt Nam giữ vị trí này.

Mối quan hệ đặc biệt giữa Nga và Việt Nam được thiết lập vào năm 2012, khi hai bên nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Sau ba năm, cũng chính Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký hiệp định về thành lập khu vực thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU, gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan) và thỏa thuận này đã có hiệu lực cách đây hơn một năm.

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa Nga và Việt Nam ngày càng được khẳng định khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bốn lần đến Việt Nam, trong đó gần đây nhất là chuyến đi của ông Putin đến Đà Nẵng để tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra trong hai ngày 10-11/11 vừa qua.

Về mức độ mối quan hệ với Việt Nam cũng được chứng minh bằng mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu ý kiến xã hội toàn Nga (VTsIOM), trong ASEAN, người dân Nga biết nhiều nhất tới Việt Nam. Giám đốc Trung tâm VTsIOM Valery Fedorov nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia được người Nga biết đến nhiều nhất trong số các quốc gia ASEAN và đây là điều không phải bàn cãi.

Theo ông Fedorov, để đưa ra nhận định này, Trung tâm VTsIOM đã đánh giá tất cả các yếu tố như du lịch, hàng hóa, văn hóa, mối liên hệ giữa con người và vai trò chính trị trên thế giới. Trong khi đó, theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center), 83% người dân Việt Nam có tình cảm với nước Nga, một trong những mức cao nhất trong số các quốc gia trên thế giới.

Bài viết cũng cho biết trong bối cảnh áp lực của các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ và phương Tây, Nga đã tăng cường chính sách kinh tế hướng Đông của mình. Và cầu nối cho sự hợp tác kinh tế của Nga với các quốc gia Đông Nam Á chính là Việt Nam. Theo bài viết, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã nhiều lần nhấn mạnh sẵn sàng đóng vai trò cầu nối và điều này là hoàn toàn có khả năng bởi vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong khối ASEAN.

Sau khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong khối. Điều đặc biệt quan trọng là bước đột phá về kinh tế của Việt Nam sau khi thực hiện chính sách “Đổi mới” từ hơn 30 năm trước và điều này đã giúp Việt Nam duy trì mức tăng trưởng GDP trung bình trên 6%/năm, đưa Việt Nam từ một nước nghèo thành một lực lượng kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á.

Việt Nam cũng theo đuổi chính sách hội nhập kinh tế trong hệ thống khu vực. Hiện các quốc gia ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Nếu trước đây, Việt Nam gần như không xuất khẩu vốn thì hiện nay, đầu tư từ Việt Nam sang các quốc gia khác trong hiệp hội đã đạt mức độ đáng kể. Đặc biệt, thị trường Việt Nam đang hoạt động tích cực ở các nước láng giềng như Campuchia, Lào và Myanmar. Bài báo nhận định vai trò của Việt Nam cả về chính trị và góc độ kinh tế đã gia tăng đáng kể trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây.

Tuy nhiên, trong khi các mối quan hệ chính trị và nhân đạo giữa Việt Nam và Nga đạt mức độ rất cao thì hợp tác kinh tế lại chưa đáp ứng được mong đợi của hai bên, điều đã được lãnh đạo hai nước nhiều lần nhắc tới. Phó Thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga Igor Shuvalov cho rằng hai nước cần phát triển hơn nữa mối quan hệ kinh tế. Hồi tháng Sáu vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Liên bang Nga, hai bên đã nhất trí về hơn 20 chương trình đầu tư chung với tổng trị giá khoảng 10 tỷ USD.

16 tháng 2 2022

không nhé

9 tháng 3 2021

Khẳng định vai trò nòng cốt trong khu vực

Kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã nổi lên là một thành viên năng động và trách nhiệm, mang lại những ảnh hưởng tích cực cho cấu trúc của ASEAN, thúc đẩy hợp tác nội khối và tạo nhiều cơ hội cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế, đóng góp quan trọng vào việc duy trì sự thống nhất, hòa bình và ổn định khu vực.

Cụ thể, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Campuchia, Lào và Myanmar vào ASEAN, hoàn thành ý tưởng về một “mái nhà chung” ASEAN bao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Điều này đã góp phần đưa ASEAN trở thành tổ chức đại diện cho toàn khu vực, liên kết sâu rộng và có vai trò quan trọng ở Đông Nam Á và châu Á -Thái Bình Dương.

Năm 1998, chỉ 3 năm sau khi Việt Nam trở thành thành viên của khối, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6. Kế hoạch hành động Hà Nội được đưa ra tại Hội nghị đã giúp duy trì sự hợp tác và tăng cường vị thế của hiệp hội trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998. Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN 2001 và nước Chủ tịch ASEAN 2010. Ở hai cương vị này, Việt Nam đã giúp thúc đẩy một bước tiến lớn hướng tới thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, qua đó tăng cường vai trò và vị thế quốc tế của khối.

Trong suốt 25 năm qua, Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến và đã được hiện thực hóa, trong đó phải kể đến Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng mở rộng (ADMM+) hay thành lập Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN. Năm 2010, nước Chủ tịch Việt Nam tạo được đồng thuận về quyết định mở rộng Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) cho Nga và Mỹ tham gia...

Trong vai trò điều phối, Việt Nam đã làm tốt việc kết nối, mở rộng và làm sâu sắc quan hệ giữa ASEAN  với các đối tác chiến lược, như: Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Australia và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực triển khai lộ trình tổng thể xây dựng cộng đồng ASEAN, tham gia soạn thảo sáng kiến liên kết ASEAN, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ các thành viên mới hội nhập khu vực.

Đặc biệt, trong năm 2019 Việt Nam đã cùng các nước thành viên xây dựng và thông qua quan điểm về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, giúp hình thành lập trường chung của ASEAN về vấn đề này. Cũng trong năm 2019, Việt Nam tham gia thúc đẩy thông qua, hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại Dịch vụ, xây dựng lộ trình cắt giảm hàng rào phi thuế quan và kết thúc đàm phám Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), dự kiến sẽ được ký trong năm 2020 tại Việt Nam.

Đánh giá về vai trò và những đóng góp của Việt Nam trong suốt 25 năm qua, Đại sứ Trần Đức Bình, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN cho biết: Việt Nam là một quốc gia thành viên có trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tất cả các hoạt động của ASEAN và luôn nằm trong nhóm nước có tỷ lệ cao nhất trong việc thực hiện kế hoạch tổng thể về xây dựng cộng đồng ASEAN.

Năm 2020, việc Việt Nam đang tích cực phát huy vai trò dẫn dắt của Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã một lần nữa ghi thêm vào danh mục những đóng góp của Việt Nam cho ASEAN trong suốt 25 năm qua, cũng như khẳng định vị thế và vai trò lãnh đạo của quốc gia trong khu vực. Cộng đồng ASEAN kịp thời hành động, chủ động thích ứng, gắn kết các quốc gia đối phó với đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu. Sau sự thành công của Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó với COVID-19, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 lần đầu tiên được tổ chức trực tuyến cũng đã thành công tốt đẹp... Các quốc gia thành viên đã đưa ra Tuyên bố Tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN về gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên thách thức và hướng tới phát triển bền vững, trở thành kim chỉ nam cho ASEAN trên con đường phát triển và hội nhập. Dưới sự dẫn dắt của Việt Nam, các quốc gia trong khu vực đã cùng chia sẻ những kết quả ban đầu đáng khích lệ trong cuộc chiến chống Covid-19 và các sáng kiến như lập Quỹ ứng phó dịch Covid-19 của ASEAN, Kho dự trữ vật tư y tế của khu vực, Bộ quy trình vận hành tiêu chuẩn của ASEAN cho các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, xây dựng Kế hoạch phục hồi toàn diện sau dịch bệnh.

Tổng thư ký ASEAN, ông Dato Lim Jock Hoi đánh giá: Việt Nam đã thể hiện “tầm lãnh đạo mạnh mẽ” trong việc dẫn dắt một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch COVID-19. ASEAN đã đoàn kết và nhanh chóng ứng phó với đại dịch kể từ tháng 2/2020. Điều này một lần nữa khẳng định “tầm lãnh đạo của Việt Nam” đặc biệt trong việc thúc đẩy các quốc gia thành viên đối thoại và hợp tác thông qua một loạt các hội nghị trực tuyến. ASEAN hoàn toàn có thể vượt qua thử thách của dịch COVID-19 với sự đồng thuận, kiên cường và nỗ lực.

30 tháng 1 2022

 

+ Thời gian gia nhâp:

-Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines,

+ mục tiêu hợp tác theo từng thời gian:

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.

- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

+ Nguyên tắc của Hiệp hội:

i) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

ii) Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

iii) Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

iv) Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

v) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

vi) Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

vii) Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

viii) Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

ix) Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;

x) Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;

xi) Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;

xii) Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

xiii) Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

xiv) Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.

+ Vai trò, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean

- cơ hội: đẩy mạnh kinh tế, văn hóa và giáo dục,..

+ thách thức:

Dễ bị tụt hậu,..(mình chưa nghĩ ra:))

 

30 tháng 1 2022

Thời gian gia nhập: 7 /1995 ( VN tham gia) 1997 (Lào,Mi-an-ma tham gia) 4/1999 (Campuchia kết nạp)

Mục tiêu:Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì và ổn định

Nguyên tắc: - tôn trọng các quyền dân tộc: độc lập , chính quyền , thống nhất toàn vẹn lãnh thổ

                    - không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

                    -giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

                    -hợp tác cùng phát triển

28 tháng 2 2022

Tham khảo:

Ta đã thu được những kết quả to lớn và thiết thực; hỗ trợ đắc lực cho an ninh, phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của nước ta, tạo hình ảnh một nước Việt Nam đang đổi mới, phát triển năng động, một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm đồng thời là một đối tác tin cậy trong ASEAN và trong cộng đồng quốc tế.

Góp phần quan trọng triển khai tốt chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước ta; giúp tạo dựng và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, hỗ trợ đắc lực cho an ninh và phát triển cũng như nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của nước ta.

Về chính trị-an ninh, nhìn tổng thể, ta đã góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Đông Nam Á, nhất là qua việc thúc đẩy hình thành ASEAN-10; xây dựng được mối quan hệ mới về chất giữa các nước Đông Nam Á theo chiều hướng hữu nghị, ổn định, lâu dài và hợp tác toàn diện ngày càng chặt chẽ cả về đa phương và song phương cũng như trong quan hệ giữa các Chính phủ, Quốc hội, Đảng cầm quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.

Ta đã trực tiếp tham gia và đóng góp quan trọng trong việc xác định phương hướng phát triển và các quyết sách lớn của ASEAN cũng như giữ vững các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, phù hợp với yêu cầu và lợi ích của ta; xác lập được vai trò quan trọng và có uy tín của Việt Nam trong hợp tác ASEAN, góp phần duy trì vai trò chủ đạo của ASEAN đối với hòa bình và phát triển ở Đông Nam Á, hạn chế sự can thiệp và chi phối của các nước bên ngoài. Ta cũng có điều kiện xác định lập trường phù hợp của ta và phối hợp lập trường với các nước ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế phức tạp. Việc thống nhất lập trường chung trong ASEAN, tuy còn có mức độ, nhưng cũng hỗ trợ đáng kể cho ta trong việc xử lý các vấn đề phức tạp, nhất là trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ta ở Biển Đông, Mê-công...

28 tháng 2 2022

tham khảo :
ASEAN 2020 Những đóng góp tích cực của Việt Nam

1. Trình bày nguyên tắc và mục tiêu hiện nay của hiệp hôị các nước Đông Nam Á (ASEAN) ? Nêu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ?                                                                                                           2. Tại sao nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc ?                                                                                                3. Nêu đặc...
Đọc tiếp

1. Trình bày nguyên tắc và mục tiêu hiện nay của hiệp hôị các nước Đông Nam Á (ASEAN) ? Nêu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ?                                                                                                           2. Tại sao nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc ?                                                                                                3. Nêu đặc điểm vị trí địa lý Việt Nam Về mặt tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ?                                                                        4. Nêu đặc điểm phần đất liền của lãnh thổ Việt Nam ? Nêu những thuận lợi và khó khăn ?                                                                                                      5. Nêu đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam về diện tích , giới hạn?

0
7 tháng 2 2019

* Lí do ASEAN được thành lập là để :

1) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa hình và thịnh vượng.

2) Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

3) Thúc đẩy hợp tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính.

4) Giúp đỡ lẫn nhau thông qua đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính.

5) Hợp tác có hiệu quả hơn, tận dụng nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả nghiên cứu các vấn đề về thương mại hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân.

6) Thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á.

7) Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.

*Vai trò :

- Duy trì hòa bình, ổn định các nước thành viên, hợp tác phát triển mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế

* Sự phát triển của Việt Nam khi gia nhập ASEAN :
- Chúng ta đã thu được những kết quả to lớn và thiết thực; hỗ trợ đắc lực cho an ninh, phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của nước ta, tạo hình ảnh một nước Việt Nam đang đổi mới, phát triển năng động, một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm đồng thời là một đối tác tin cậy trong ASEAN và trong cộng đồng quốc tế.

7 tháng 2 2019

A/Asean được thành lập để nhằm

+ thúc đẩy kinh tế trong nước lên tầm cao ms

+ thúc đẩy hòa bình của các nước đrng nam á

+ thúc đẩy hợp tác trong và ngoài nước

Vai trò : ngằm giữ vững hòa bình , an nih ổn định khu vược . Nằm xây dựng 1 cộng đồng hòa hợp cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội

Khi tham gia vào asean thì việt nam chúng ta đã : tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác , đã xóa đói giảm nghèo . Còn có được cơ hội để phát triển đất nước nâng đất nước lên 1 tầng cao ms

Mk làm ko pít đúng ko nữa nếu thấy đúng thì like cho mk nha😁

4 tháng 4 2020

a)Lợi ích của Việt Nam:

+Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh,xuất khẩu lúa gạo và nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên liệu sản xuất.

+Mở rộng quan hệ hợp tác,thị trường tiêu thụ.

+Giao lưu văn hóa,giáo dục,y tế và nguồn nhân lực.

+Thu hút vốn đầu tư,xóa đói giảm nghèo,phát triển kinh tế,khai thác tài nguyên,...

b)Khó khăn của Việt Nam:

+Sự khác biệt về chế độ chính trị,bất đồng ngôn ngữ.

+Chênh lệch về trình độ kinh tế,văn hóa giữa các quốc gia.

~~~Chúc bạn học tốt nha!!!~~~

6 tháng 4 2022

-sông hồng:

+15.000km2

-sông cửu long

+40.000km2

-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

- 28/7/1995