Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể gồm: nghị luận về một hiện tượng xã hội trong cuộc sống, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,...
- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật có thể là bài luận bàn về một tác phẩm văn học (toàn bộ hoặc đoạn trích) hoặc một bài nghị luận phân tích cái hay, cái đẹp của một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng.... Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên nội dung và một số nét hình thức đặc sắc của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận xét, đánh giá về tác phẩm ấy.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng bài đòi hỏi các em phải có kiến thức cả về văn học và đời sống, cả kĩ năng phân tích văn học và kỹ năng phân tích, đánh giá một vấn đề xã hội. Đề bài thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu học sinh bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội ấy.
- Bài thuyết minh tổng hợp là bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Các văn bản trong phần đọc hiểu như Phải coi luật pháp như khi trời để thở, Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ đều là bài thuyết minh tổng hợp. Chẳng hạn, trong văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở, có sự kết hợp các yếu tố sau: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
- Tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết:
+ Văn bản nghị luận: Tác phẩm truyện, tác phẩm thơ, tác phẩm kịch, hiện tượng đời sống.
+ Văn bản nghiên cứu, báo cáo về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
- Yêu cầu:
+ Xác định các yếu tố hình thức và phân tích chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung.
+ Xác định các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng.
+ Liên hệ với các tác giả, tác phẩm có cùng chủ đề; những vấn đề thực tế.
+ Đưa ra được thông điệp với bản thân và người đọc.
- Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện: có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của truyện.
- Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ: có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của tác phẩm.
- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội: là ghi lại những kết quả đã nghiên cứu được về một đề tài thuộc lĩnh vực tự nhiên (vật lí, hoá học, sinh học,...) hoặc xã hội (văn học, lịch sử, chính trị, văn hoá,...) mà em quan tâm.
- Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch: cũng thuộc kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học (xem Bài 5: Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện và Bài 6: Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ). Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung của nghị luận văn học, nghị luận về một tác phẩm kịch cần đáp ứng những yêu cầu riêng. Chẳng hạn: Phải xác định được tiểu loại kịch: bi kịch, hài kịch hay chính kịch; Phải thấy được việc phân chia hồi kịch thành các lớp (cảnh) nhỏ hơn, sự xuất hiện và tương tác của các nhân vật trong từng lớp (cảnh); Nhận diện và phân tích được sự vận động của hành động kịch và xung đột kịch cũng như lời thoại của các nhân vật.
- Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống: là viết bài văn trình bày ý kiến phân tích, trao đổi, bàn luận về một hiện tượng của đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, đạo đức, khoa học công nghệ, giáo dục, môi trường,...) mà người viết quan tâm
Bài 2 sách Ngữ văn 11, tập một tập trung học về thơ văn Nguyễn Du, một trong ba tác giả có bài học riêng trong SGK, nhưng vẫn đọc hiểu theo thể loại. Với Nguyễn Du là học thơ chữ Hán và truyện thơ Nôm (Truyện Kiều). Ngoài ra, có yêu cầu: “Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.”.
Đáp ứng yêu cầu trên, sách cung cấp các văn bản đọc hiểu gồm:
+ Bài khái quát Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp.
+ Trao duyên (trích Truyện Kiều).
+ Đọc Tiểu Thanh kí (thơ chữ Hán).
+ Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trích Truyện Kiều)
+ Thề nguyền (trích Truyện Kiều).
– Các văn bản đọc hiểu (gồm cả văn bản khái quát và thơ văn) đã giúp người đọc hiểu và thấy rõ chân dung nhà thơ Nguyễn Du cả ngoài đời lẫn trong thơ văn.
+ Một con người xuất thân từ một gia đình, dòng họ có hai truyền thống lớn: truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan và truyền thống văn hoá, văn học.
+ Một con người có cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú. Nguyễn Du không chỉ là nhân chứng của thời đại mà còn sống gắn bó sâu sắc với những biến cố lớn lao của thời đại.
+ Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam; một nhà nhân đạo chủ nghĩa và nhà thơ thiên tài của dân tộc.
- Về nội dung: Các văn bản thông tin này đều tập trung nói về người Việt, tiếng Việt, cung cấp các thông tin về phẩm chất tốt đẹp cũng như chỉ ra những hạn chế của người Việt trong chấp hành luật pháp và sử dụng tiếng Việt, nhất là với lớp trẻ.
- Về hình thức: các văn này đều có đặc điểm là bài thuyết minh tổng hợp (kết các phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm, trong một văn bản).
tham khảo
- Nhận xét đặc điểm của các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 11, tập một:
+ Nhan đề của văn bản thông tin thường tập trung nêu bật đề tài của văn bản.
+ Bố cục và cách trình bày văn bản thông tin: Bố cục là hình thức sắp xếp các phần, mục lớn của một văn bản. Bố cục của văn bản thông tin thường có các phần, mục lớn sau đây: nhan đề, sa pô; thời gian và nơi in văn bản; nội dung chính của văn bản.
+ Trình bày văn bản thông tin gồm kênh chữ và có thể kết hợp với kênh hình; kênh chữ có thể có các tiểu mục; kết thúc văn bản có thể có mục tài liệu tham khảo và các chú thích.
+ Thái độ và quan điểm của người viết ở văn bản thông tin được thể hiện ở nội dung đồng tính hay phản đối, ca ngợi hay phê phán thông qua các yếu tố như nhan đề văn bản, cách trình bày thông tin, việc sử dụng ngôn ngữ.....
- Thông qua việc học các văn bản thông tin trong bài 4 học sinh nắm bắt được các vấn đề nổi cộm đã, đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Để từ đó rút ra được những bài học cho riêng mình.
+ Nội dung văn bản "Phải coi luật pháp như khi trời để thở"cung cấp các thông tin và nhận thức bổ ích. Thông qua văn bản học sinh có cái nhìn trực quan về xã hội, biết thêm nhiều các câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để từ đó hiểu hơn và ý thức tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Đồng thời rút ra bài học cho mình là phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, tuân thủ pháp luật để xây dựng một xã hội văn minh hơn.
+ Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho học sinh những thông tin và nhận thức cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.
+ Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ cung cấp cho học sinh những thông tin về thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giới trẻ. Một bộ phận giới trẻ đang không ngừng tạo ra những ngôn ngữ mới, nó thỏa mãn sự vui thích nhất thời nhưng có thể gây ảnh hưởng tới người khác, gây ra sự hỗn loạn cho người sử dụng. Qua bài viết, học sinh hiểu được bản thân cần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế hoặc không sử dụng các từ ngữ sai sai lệch.
Kiểu bài | Yêu cầu |
Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học | - Giới thiệu được tác phẩm cần thuyết minh (nhan đề, tên tác giả, đánh giá chung). - Giới thiệu khái quát về tác giả. - Nêu được hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại; tóm tắt được nội dung tác phẩm. - Nêu thông tin cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Khẳng định vị trí, đóng góp của tác phẩm đối với đời sống văn học. - Có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. |
Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội | - Nêu rõ hiện tượng xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản giúp người đọc hình dung bước đầu về hiện tượng. - Làm sáng tỏ nguyên nhân của hiện tượng, tác động tích cực hoặc tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống, nêu được giải pháp phát huy hiện tượng tích cực hoặc khắc phục hiện tượng tiêu cực. - Rút ra ý nghĩa của việc thuyết minh hiện tượng hoặc tác dụng của các giải pháp được đề xuất. - Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm hoặc nghị luận. |
Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên | - Nêu rõ vấn đề xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản, nổi bật về vấn đề đó. - Làm sáng tỏ các biểu hiện hay phạm vi ảnh hưởng của vấn đề đối với đời sống xã hội hoặc cung cấp thông tin theo trình tự khác phù hợp với vấn đề được thuyết minh. - Rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng vấn đề thuyết minh. - Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. |
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật | - Nêu được thông tin khái quát về tác phẩm nghệ thuật sẽ bàn tới trong bài viết. - Xác định rõ nội dung và hệ thống luận điểm sẽ triển khai, miêu tả chung về tác phẩm bằng ngôn ngữ phù hợp với loại hình nghệ thuật của nó; phân tích tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; đánh giá tổng quát; gợi ý về cách tiếp cận phù hợp với tác phẩm;... - Phối hợp linh hoạt giữa việc trình bày lí lẽ và nêu bằng chứng cụ thể. - Thể hiện được sự rung động trước tác phẩm và sự đồng cảm đối với tác giả. |
tham khảo
*Các nội dung chính được rèn luyện trong nói và nghe:
Nói
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.
– Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với những câu chuyện vui.
– Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.
Nghe
– Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
Nói nghe tương tác
– Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
– Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.
* Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết. Chẳng hạn, nội dung nói và nghe của bài 5, chủ đề văn bản thông tin sẽ là giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, đồng thời tương ứng với văn bản giới thiệu về ca Huế hay Hội thổi cơm thi, liên quan đến hoạt động viết với đề bài thuyết minh về quy tắc, luật lệ của hoạt động, trò chơi. Tương tự, trong các bài khác nhau, hoạt động nói và nghe sẽ tương ứng và liên quan chặt chẽ đến văn bản được đọc hiểu và phần luyện viết của chủ đề.
* Các nội dung chính được rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một:
- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn".
+ Trong phần Viết của bài 1, học sinh rèn cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. => Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 1 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần viết.
- Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật
+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 2 như trích đoạn Truyện Kiều, Tiểu Thanh Kí đều đều là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. Phần viết cũng là nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 2 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.
- Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 3 như Chí Phèo, Chữ người tử tù, Tấm lòng người đều ẩn chứa những giá trị hiện thực, những vấn đề xã hội nổi cộm. Phần viết cũng tập trung vào phân tích về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 3 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.
- Nghe bài thuyết minh tổng hợp
+ Trong phần Viết của bài 4, học sinh rèn cách viết bài thuyết minh tổng hợp. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. → Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 4 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần đọc hiểu và phần viết.
- Nội dung nói và nghe:
+ Giới thiệu một tác phẩm truyện, thơ, kịch.
+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
+ Trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một hiện tượng đời sống.
- Giống và khác nhau với tập I:
+ Giống nhau: Đều trình bày về một tác phẩm văn học.
+ Khác nhau: Kì I – Ngoài việc phân tích, đánh giá về tác phẩm văn học còn trình bày về bài hát, phẩm chất con người. Kỳ II – Giới thiệu một tác phẩm truyện, thơ, kịch.
- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể gồm: nghị luận về một hiện tượng xã hội trong cuộc sống, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,...
- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật có thể là bài luận bàn về một tác phẩm văn học (toàn bộ hoặc đoạn trích) hoặc một bài nghị luận phân tích cái hay, cái đẹp của một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng.... Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên nội dung và một số nét hình thức đặc sắc của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận xét, đánh giá về tác phẩm ấy.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng bài đòi hỏi các em phải có kiến thức cả về văn học và đời sống, cả kĩ năng phân tích văn học và kỹ năng phân tích, đánh giá một vấn đề xã hội. Đề bài thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu học sinh bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội ấy.
- Bài thuyết minh tổng hợp là bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Các văn bản trong phần đọc hiểu như Phải coi luật pháp như khi trời để thở, Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ đều là bài thuyết minh tổng hợp. Chẳng hạn, trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở, có sự kết hợp các yếu tố sau: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.