Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuối hạ, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng ai những bồi hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Ngày hạ đi để nhường chỗ cho nàng thu dịu dàng bước tới, sự chuyển mình giữa hai mùa thật nhẹ nhàng và ngập ngừng như lưu luyến, vấn vương một cái gì đó của thời đã qua.
Khoảnh khắc ấy thật đẹp, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác, ông đã có một cái nhìn thật tinh tường, một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống hòa hợp với thiên nhiên nên mới có thể vẽ lại bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ “Sang Thu” – linh hồn của cả bài thơ chỉ vẻn vẹn trong hai từ thế thôi, song ý nghĩa sâu sắc chất chứa trong hai từ ngắn ngủi ấy lại không hề ít. Và có lẽ những ý nghĩa đó, lại tập trung nhiều hơn vào khổ thơ cuối bài:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đừng tuổi”
Mở đầu khổ thơ vẫn là nắng và mưa của mùa hạ đấy thôi, nhưng chỉ là “vẫn còn” và “vơi dần” ,tất cả ngày một nhạt đi, chứ không như cái nắng gay gắt, chói chan cùng cơn mưa ào, xối xả của một mùa hạ sôi động nữa. Dường như vẫn còn luyến tiếc lắm, nhưng cuối cùng hạ vẫn phải chấp nhận rằng: “thu sang” và hạ phải đến một chân trời khác. Bằng nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý đáng để ta phải suy ngẫm:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng câu đừng tuổi.”
“Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những điều giản đơn đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa. Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói lên sức mạnh của dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, thật dũng cảm và mạnh mẽ chống lại bọn giặc ngoài xâm để gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ bờ cỏi nước nhà.
Từ bao nỗi suy tư của mình, Hữu Thỉnh đã góp phần làm cho cả bài thơ và khổ thơ cuối thêm nhiều ý nghĩa sâu sắc, in dấu trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về một mùa thu tha thiết, nồng hậu và cả mùa hạ sôi động của dĩ vãng nữa. Cũng chính vì lẽ đó, mà ta cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, yếu cái giao mùa và sự chuyển biến của đất trời trên quên hương mình, cũng như yêu vòng tuần hoàn máu chạy khắp cơ thể qua chính con tim này !
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Phong cảnh mùa thu hiện ra thật rõ nét. Nắng mùa thu đang nồng đượm. Mưa mùa hạ vơi dần nên âm thanh của sấm cũng không còn làm cho con người ta giật mình, hốt hoảng. Mùa thu không những làm cho hàng cây như già dặn hơn, đứng tuổi hơn mà mùa thu càng làm cho hàng cây như vững vàng hơn trước những biến cố của thiên nhiên. Cây lá mùa thu vẫn nhuốm buồn vì lá dần ngả sang màu úa theo qui luật của thiên nhiên nhưng nó vẫn mang một dòng nhựa rạo rực, tràn trề sức sống. Khi thu đến, nó đã chuẩn bị cho nhiệm vụ mới của mình. Hình ảnh hàng cây đứng tuổi và sấm đã gợi lên một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là hình ảnh con người từng trải trước những tác động của ngoại cảnh, những biến cố bất thường của cuộc đời.
Với bút pháp tả thực về thiên nhiên, cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu, thấy được những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu. Tác giả đã vẽ nên bức tranh mùa thu quê hương nồng đượm, ấm áp tình người, nó bình dị mà tươi tắn, sống động, nó tôn thêm vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.
Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.
Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.
chuc ban hok tot
a. So sánh Bác Hồ là Cha, là Bác, là Anh - là những người thân thương máu mủ ruột rà, khẳng định tình cảm thiêng liêng gắn bó giữa lãnh tụ với nhân dân.
b. So sánh mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày cho thấy những nhọc nhằn, vất vả của người nông dân.
c. Hoán dụ "trái tim" chỉ người chiến sĩ lái xe, khẳng định tinh thần vượt khó, trải qua tất cả mọi thiếu thốn để vững lái vì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
– Hữu Thỉnh thuộc thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ với ngòi bút luôn hướng về đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nông thôn.
– “Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu của Hữu Thỉnh, được viết khi thiên nhiên bắt đầu sang thu và cũng là thời điểm đất nước vừa bước từ chiến tranh sang hòa bình.
Phân tích:
Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.
– Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:
+ “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.
+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát – hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
+ “Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn
– Cảm xúc của nhà thơ:
+ Kết hợp các từ: “bỗng, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Đó có thể là do những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hoặc do quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra.
+ Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…
Khổ cuối: Suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời, con người.
– Thiên nhiên sang thu được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa”
+ Nắng là hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt.
+ Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.
– Hình ảnh ẩn dụ:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
+ Ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Sấm cuối mùa hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu.
+ Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải, từng vượt qua những khó khăn, thăng trầm. Qua đó, khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của con người trước những biến động của cuộc đời.
-> Ngợi ca bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của mỗi con người từng trải nói riêng và nhân dân ta nói chung trước những thách thức khó khăn, gian khổ.
Đánh giá:
Thông qua hai khổ thơ, nhà thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên lúc vào thu thật mới mẻ, sinh động, ấn tượng, đồng thời cũng gửi gắm tới người đọc những triết lí sâu xa mà thấm thía. Qua đây cho thấy tình yêu thiên nhiên và ngòi bút tài hoa của tác giả.
Hoán dụ "trái tim"
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ
+ Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho câu thơ
+ Nhấn mạnh hiện thực khốc liệt của chiến tranh qua đó làm sáng lên phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời, yêu dân tộc, yêu Tổ quốc của những người lính.
Biện pháp tu từ:
+ Điệp ngữ "Không có"
+ Ẩn dụ "trái tim"
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ
+ Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho câu thơ
+ Nhấn mạnh hiện thực khốc liệt của chiến tranh qua đó làm sáng lên phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời, yêu dân tộc, yêu Tổ quốc của những người lính.
a) Hình ảnh oán dụ ( trái tìm )
Tác dụng: Trái tim ở đây nằm bên trái, giống như người chiến sĩ ngồi trong xe bên trái tay lái vậy, chỉ cần người chiến sĩ với sự mãnh liệt và tình thần yêu nước sẽ luôn thẳng tiến trên con đường giải phóng dân tộc. Trái tim là vật để chỉ toàn thể cả đội ngũ chiến sĩ lái xe không kính, một phép hoán dụ tinh tế mà mang cả hiện thực lẫn nhân văn.
b) Hoán dụ với hình ảnh "con én"
- "Con én đưa thoi" được hiểu theo hai nghĩa.
+ Nghĩa thứ nhất là hình ảnh những đàn én bay liệng như thoi vào mùa xuân. Đây là hình ảnh tả thực.
+ Nghĩa thứ hai là lời gợi nhắc về thời gian trôi nhanh thắm thoát từng ngày.
c) - Thành ngữ hoán dụ :
Nước mặn đồng chua ( có thể xem SGK phần chú thích ): là vùng đất gần biển nhưng bị nhiễm mặn, ít màu mỡ.
Đát cày lên sỏi đá : là vùng đồng bằng với đất đá khô cằn, chỉ toàn là sỏi đá, khó canh tác.
Hình ảnh "trái tim" trong câu thơ:
"Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim" là HOÁN DỤ.
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến
đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc
lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...; chỉ khát khao
giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.
a)
Biện pháp nghệ thuật của khổ thơ là Ẩn dụ
-“Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn,
-> ở đây được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời giúp con người mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn.
-“hàng cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm.
-> chỉ những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống -> sẽ không phải rơi vào tình thế đó nữa.
b)
Hình ảnh "trái tim" trong câu thơ: "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước - Chỉ cần trong xe có một trái tim" là HOÁN DỤ.
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...; chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.
=> Nói hình ảnh "trái tim" trong câu thơ này là ẩn dụ -> không đúng. Mà nói vừa là ẩn, vừa là hoán -> lại càng sai.
a. * Nắng, mưa, sấm, hàng cây là hình ảnh của thiên nhiên( sử dụng BPNT liệt kê):
- Nắng:cái nắng mùa hạ vẫn còn nhưng sang thu đã nhạt màu, nhẹ nhàng hơn
- Mưa: không còn những cơn mưa rào mùa hạ mà đã nhỏ hơn, thưa hơn
- Sấm:
+Hiện tượng đi cùng mưa nắng, là âm thanh quen thuộc khi xuất hiện những cơn mưa rào mùa hạ
+Mưa đã vơi đi -> sấm cũng nhỏ dần và ít xuất hiện
+Ẩn dụ: những rung động bất thường của ngoại cảnh, những khó khăn bất chợt của cuộc đời
- Nhà thơ đã sử dụng những từ độc đáo: vẵn còn, cũng bớt, bao nhiêu, vơi dần -> ông như đong đếm được độ đậm nhạt của nắng, độ ít nhiều của mưa thu( cảm nhận vô cùng tinh tế)
- Hàng cây đứng tuổi:
+Là hàng cây đã bao mùa thay lá, đã trải qua nhiều hạ thu -> không còn bị lay động trước âm thanh tiếng sấm
+Ẩn dụ:
~ Con người từng trải, họ đã có bản lĩnh vững vàng nên không ngại gian khó
~ Đất nước VN đã trải qua 2 cuộc kháng chiến ác liệt , vượt qua bao khó khăn trong mưa bom bão đạn giờ đây đã thực sự đủ vững mạnh để có khả năng chống chọi với các cường quốc (nhớ là Sang thu sáng tác thu 1977 2 năm sau khi nước nhà giành độc lập)
b. BPTT
Hoán dụ : Hình ảnh "trái tim" trong câu thơ: "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước - Chỉ cần trong xe có một trái tim"
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...; chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.