Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
vua quan ăn chơi sa đọa , nội bộ chia bè kéo cánh tranh giành quyền lực chém giết lẫn nhau
các ông vua vô dụng kém về nhân cách và năng lực lo ăn chơi không màng chính sự , không quan tâm tới đời sống nhân dân
mâu thuẫn giữa nhân dân với địa chủ và nhà nước càng trở nên gay gắt
- Vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ lục đục, chia bè kết cánh, tranh giành quyền lực, đâm giết lẫn nhau.
- Xuất hiện các vua quan vô dụng (kém nhân cách và năng lực, lo ăn chơi, ko lo việc chính sự, ko quan tâm đến đời sống nhân dân)
- Lợi dụng triều đình nổi loạn, quan lại, binh lính ra sức đục khoét, chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân.
--> Kinh tế sa sút, đời sống nhân dân đói khổ --> Mâu thuẫn giữa nhân dân với địa chủ ngày càng trở nên gay gắt.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
vì chính quyền phong kiến :
+ mục nát đến cực độ
+ vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm
+ chúa Trịnh quanh năm hội hè , yến tiệc
+ quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân
cho nên gây ra những hậu quả nặng nề :
- sx sa sút trầm trọng
- đời sống nhân dân cực khổ,đói kém liên tiếp xảy ra, người dân bỏ nghề đi phiêu bạt khắp nơi
Nói chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu từ thế kỉ XVI - XVIII vì
* Chính quyền pk đã:
- Mục nát đến cực độ
- Chúa Trịnh quanh năm tổ chức hội hè, yến tiệc
- Vua Lê chỉ còn là bù nhìn trong cung cấm
- Quan lại hoành hành mà đục khoét nhân dân
* Hậu quả để lại:
- Sản xuất, ktế sa sút trầm trọng
- Đời sống nhân dân cực khổ tột cùng, đói kém liên tiếp xảy ra, người dân trong vùng phải bỏ đi phiêu bạt khắp nơi
* Sự suy yếu của triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI:
- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.
- Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương cậy quyền thế ức hiếp dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
* Cuộc xung đột Nam - Bắc triều:
- Bước sang thế kỉ XVI, khi triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.
- Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).
- Cục diện Nam - Bắc triều hình thành.
=> Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây ra nhiều hậu quả: Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, di phu. Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá,… Cùng với đó, chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.
* Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
- Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Cũng từ đây, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng một thế lực riêng ở vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam. Sau khi ông mất, con cháu đời sau nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn" ở Đàng Trong để phân biệt với “chúa Trịnh” ở Đàng Ngoài.
=> Chiến tranh Trịnh - Nguyễn làm đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.
=> Những biểu hiện trên thể hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.
Nêu những biểu hiện suy sụp của chính quyền Phong kiến Đàng Ngoài vào giữa thế kỉ XVIII
TK
Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài suy sụp:
- Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của.
+ Chúa Trịnh Giang cho xây nhiều chùa lớn, bắt hàng vạn dân phải đi đào sông, kéo gỗ, đắp đường, chở gạch đá để tu sửa hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm.
a/ Triều đình nhà Lê:
-Vua quan chỉ lo hưởng lạc không
quan tâm đến việc nước.
-Xây dựng lâu đài, cung điện tốn
kém.
-Nội bộ triều đình rối loạn, đánh
giết lẫn nhau tranh giành quyền
lực.
b/ Các cuộc khởi nghĩa:
-Đời sống nhân dân hết sức cơ cực
-Mâu thuẫn giữa nông dân với địa
chủ, giữa nhân dân với nhà nước
phong kiến gay gắt.
-Trần Tuân (1511) ở Hưng Hóa,
Sơn Tây đến Từ Liêm ( Hà Nội)
-Lê Hy, Trịnh Hưng (1512) ở
Nghệ An đến Thanh Hóa
-PhùngChương (1515) ởTam Đảo
-Trần Cảo (1516) ở Đông Triều
(Quảng Ninh)
Trần Tuân 1511
Phùng Chương 1515
Lê Hy, Trịnh Hưng 1512
* Bạn có thể nói thêm là vào thời kì này nhận thức của vua và quan kém => con đường ko đúng đắn
Về phía vua Quang Trung
Lịch sử đã cho thấy mưu trí Trời cho Nguyễn Huệ để phá tan cường địch nhà Thanh. Trong trận đánh Ngọc hồi vào tờ mờ sáng ngày mồng năm tháng giêng năm 1789, quân Tàu địch không nổi, xôn xao tán loạn, xéo lẫn nhau mà chạy. Quân Nam thừa thế đánh tràn đi, lấy được các đồn.
Để tạo chính nghĩa thu phục nhân tâm và tạo thế chính đáng cho việc xưng vương, nắm quyền trị vì muôn dân, những sự kiện sau đây đã chứng tỏ vua Quang Trung có thiên tài về chính trị:
- Một là sau khi đem quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh chuyên quyền, Nguyễn Huệ vẫn tôn vua Lê. Sử gia Trần trọng Kim nhận định "Ấy là đã có sức mạnh mà đã biết làm việc nghĩa vậy".
- Hai là khi đem quân ra Bắc hà diệt Trịnh Bồng và Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền, vẫn không dứt nhà Lê, đặt Giám đốc để giữ gìn tông miếu tiên triều. Theo sử gia Trần Trọng Kim "Như thế thì cách ở với nhà Lê không lấy gì làm bạc".
- Ba là trước khi đại phá quân Thanh ,vua Quang Trung đã có ý định hoà hoãn với cường quốc phương Bắc và sau đó đã thực hiện việc triều cống và xin phong vương, do biết lượng sức và tính đến sự lợi hạị cho quốc gia và thần dân. Trước khi tiến vào Thăng long, Vua Quang Trung đã nói rõ ý định với tướng sĩ rằng: "..Chúng là nước lớn gấp 10 lần nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta làm sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Ðợi mười năm nữa nước ta dưỡng được sức phù cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa." (5) Sau khị đại thắng quân Thanh, Vua Quang Trung đã thực hiện ý định vừa kể bằng một kế sách ngoại giao khôn khéo mua chuộc được các cận thần nhà Thanh (Phúc Khang An , Hoà Thân ...) để vua Thanh chấp nhận cầu phong của vua nước Nam, vừa giữ được thể diện trước văn võ bá quan (cho người đóng vai Quang Trung giả qua triều yết vua Thanh...)
- Bốn là mặc dầu đã được sắc phong của nhà Thanh, nhưng vua Quang Trung vẫn hành xử theo cách Hoàng Ðế, lập công chúa Ngọc Hân con vua Hiến Tông nhà Lê làm Bắc cung Hoàng hậu, tin dùng các cựu nhân tài cận thần nhà Lê.
Tóm lại như lời nhận định của sử gia Trần Trọng Kim về vua Quang Trung: "Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra lấy Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng .. ."
Ðọc lịch sử ai cũng biết là mặc dầu vua Gia Long có công thống nhất đất nước, và đối với Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn bị coi là kẻ thù đến độ sau khi diệt được nhà Tây Sơn, Gia Long đã có những hành vi trả thù tàn tệ và bất nhẫn. Thế nhưng, vua Quang Trung vẫn được lịch sử và nhân dân Việt Nam mãi mãi coi là vị Ðại Anh Hùng Dân Tộc, còn Gia Long thì không... Ðiều này cho thấy tính khách quan của lịch sử và sự đánh giá công tội của các vì vua và triều đại rất công minh.
Vào thế kỉ 16, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực lên ngôi và nhà Lê đã suy yếu dần
- Vua quan ko chăm lo đến việc nước, chỉ hưởng lạc, hoang dâm vô độ, xây dựng lâu đài tốn kém
- Triều đình rối loạn, chia bè kéo cánh, chém giết lẫn nhau
=> Đời sống nhân dân cực khổ, xã hội mâu thuẫn
=> Đẩy đất nước vào sự suy yếu
- Thế kỉ XVII đất nước mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc ⇒ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra.
- Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến đã để lại những hậu quả nghiêm trọng: nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt. Kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
- Vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ lục đục, chia bè kết cánh, tranh giành quyền lực, đâm giết lẫn nhau.
- Xuất hiện các vua quan vô dụng (kém nhân cách và năng lực, lo ăn chơi, ko lo việc chính sự, ko quan tâm đến đời sống nhân dân)
- Lợi dụng triều đình nổi loạn, quan lại, binh lính ra sức đục khoét, chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân.
--> Kinh tế sa sút, đời sống nhân dân đói khổ --> Mâu thuẫn giữa nhân dân với địa chủ ngày càng trở nên gay gắt.
Chúc bạn học tốt!