Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1
trong đời sống :
-Giải thích giúp ta hiểu những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực
-Muốn giải thích được thì cần phải có các tri thức khoa học ; chuẩn xác về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
Trong văn nghị luận :
- Giải thích làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng ; đạo lí ; phẩm chất ; quan hệ ;... cần được giải thích
-Nhằm nâng cao nhận thức ; trí tuệ ; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người
2. Có 4 bước làm một bài văn lập luận giải thích:
B1:Tìm hiểu đề ; tìm ý
B2:lập dàn bài
B3:viết bài
B4:đọc lại và sửa chữa
3. Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích.
MB:-Nêu luận điểm cần giải thích
- Trích dẫn câu tục ngữ ; ca dao ; châm ngôn ;... ( nếu có)
TB: giải thích nghĩa của câu ca dao ; châm ngôn (nếu có) theo trình tự sau :
nghĩa của từ nghĩa cụm từ nghĩa của cả câu => nghĩa bóng => nghĩa sâu
-Nêu lí lẽ chứng minh luận điểm
-Nêu dẫn chứng chứng minh luận điểm
Lưu ý : dẫn chứng không được lấn lướt luận điểm
KB: Khẳng định lại luận điểm , rút ra bài học cho bản thân
II bài tập :
bài 1 :
Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo
phương pháp giải thích:
+ Nêu định nghĩa
+Nêu các biểu hiện
+So sánh ; đối chiếu với các hiện tượng ; vấn đề khác
+ Chỉ ra nguyên nhân ; mặt lợi ; ý nghĩa ; cách noi theo
1. Viết 1 bài văn biểu cảm của em về 1 loài cây.
2. Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em.
3. Miêu tả chân dung một người bạn thân.
4. Phát biểu cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
5. Chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn.
6. Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
7. Tả dòng sông quê em.
8. Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
9. Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
10. Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Tổng hợp : một số đề văn nghị luận lớp 7 :
(1)Giải thích câu tục ngữ ''lá lành đùm lá rách'' ?
(2)Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ''uống nước nhớ nguồn''
(3)Chứng minh rằng nói dối có hại ?
(4)Giải thích câu tục ngữ ''đi một ngày đàng, học một sàng khôn'' ?
(5)Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ''thương người như thể thương thân'' ?
(6)Em hãy chứng minh rằng bảo vệ môi trường là bảo về chính cuộc sống của chúng ta ?
#)Chúc bn học tốt :D
Nếu cần bảo mk mk sẽ chỉ thêm cho :P
+ Nghị luận giải thích: nêu lên một hiện tượng vấn đề mà mọi người chưa biết. Nhiệm vụ của người viết là phải giải thích cho người đọc (người nghe) hiểu vấn đề đó
+ Nghị luận chứng minh: Lúc này, mọi người đã hiểu dược vấn đề. Nhiệm vụ chúng ta lúc này là thuyết phục người đọc (người nghe) tin theo những vấn đề tốt đẹp nêu lên là hoàn toàn đúng đắn
1) Lập luận là gì ?
Lập luận là nêu lên những ý kiến của mình về một vấn đề nhất định bằng cách dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ xác đáng.
- Nêu rõ luận điểm của mình : tán thành hay phản đối.
- Nêu ra lý lẽ dẫn chứng và tổ chức lý lẽ, dc hợp lý (luận chứng).
2) Các yếu tố của lập luận :
a) Luận điểm : là ý kiến xác đáng của người viết về vấn đề được đặt ra.
Vd : Tác phẩm Chí Phèo xây dựng thành công nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Để thuyết minh cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ. Các luận điểm ấy liên kết với nhau để soi sáng, thuyết minh cho luận điểm lớn của toàn bài.
b) Luận cứ : là những lý lẽ và dc dùng để thuyết minh cho luận điểm.
c) Luận chứng : là sự phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dc để thuyết minh cho luận điểm.
Luận chứng phải chặt chẽ, tránh cực đoan, một chiều, phải biết lật đi lật lại vấn đề để xem xét cho cạn lý hết lẽ.
III Một số cách luận chứng :
1) Diễn dịch : từ một chân lý chung, quy luật chung mà suy ra các hệ luận, các biểu hiện cụ thể.
2) Quy nạp : từ những chứng cứ cụ thể mà rút ra những nhận định khái quát.
3) Phối hợp diễn dịch với quy nạp : mô hình cấu tạo của toàn bài văn : tổng - phân - hợp.
4) Nêu phản đề : lật ngược vấn đề.
Nêu luận điểm giả định và phát triển đến tận cùng để chứng tỏ là luận điểm sai. Từ đó khẳng định luận điểm của mình.
5) So sánh :
* So sánh tương đồng : từ một chân lý đã biết suy ra một chân lý tương tự có chung lôgích bên trong.
* So sánh tương phản : đối chiếu các mặt trái ngược nhau để làm nổi bật luận điểm.
6) Phân tích nhân quả :
* Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau.
* Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau.
* Trình bày hàng loạt sự việc theo quan hệ nhân quả liên hoàn.
7) Vấn đáp : Nêu câu hỏi rồi trả lời hoặc để người đọc tự trả lời.
III . Một số kiểu lỗi về lập luận :
1) Luận điểm không rõ ràng :
- Nói lan man mà không nêu được ý kiến nhất
định, đánh giá của mình về vấn đề đặt ra.
- Diễn đạt thiếu mạch lạc nên không làm rõ được nội dung.
2) Luận cứ không chuẩn xác, không đáng tin cậy :
- Trích dẫn thiếu chính xác , dẫn đến bình giảng không đúng.
- Nêu dc đúng nhưng hiểu sai lầm dc.
3) Luận chứng thiếu lôgích :
- Lập luận có mâu thuẫn (các luận điểm trái ngược nhau, luận cứ trái ngược với luận điểm)
- Lập luận không nhất quán ( luận điểm một đằng, luận cứ một nẻo).
- Lập luận không đủ lý do.
3 Củng cố – Dặn dò :
* Khái niệm – các quy tắc lập luận.
* Nhắc lại một số kiểu lỗi về lập luận thường gặp của hs trong quá trình làm bài.
* HS làm bài tâp 3 tr. 23 ở nhà.
a) Gợi ý: Hãy lấy ý trong câu làm câu tổng quát.
- Tìm các ý nhỏ để triển khai ý tổng quát.
- Nâng ý tổng hợp (ý của đề) lên
b) “Trong tác phẩm Vi hành… hư cấu nghệ thuật.” ( câu tổng quát)
Tác giả đã sử dụng hình thức kể chuyện độc đáo để chỉ ra cái lố lăng, kệch cỡm của KĐ, ách thống trị độc ác tại thuộc địa, sự mất tự do, dân chủ; tác giả đã dùng dạng văn hài hước, mỉa mai kết hợp với lối tạo đối lập, chơi chữ, tạo tình huống nhầm lẫn
Bố cục
- Mở bài: từ Dân ta đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
+ Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
+ Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.
- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.
Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.
+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.
+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.
-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.
=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.
- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.
+ Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.
=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.
=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.
Bà làm
Vai trò của lí lẽ trong văn lập luận, giải thích:
+ Lí lẽ sắc bén giúp văn bản trở nên thuyết phục với người đọc.
+ Lôi cuốn người đọc theo ý kiến và tâm huyết của người viết.
+ Giải thích được những phần mà người đọc thường không hiểu.
+ Giúp câu văn và bài văn trở nên hay và thú vị.
+ ....
Vai trò:
- làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,...
#)Trả lời :
Sự khác nhau giữa Lập luận chứng minh và lập luận giải thích :
+)Lập luận chứng minh : Chứng minh một vấn đề, sự việc nào đó, chủ yếu dùng dẫn chứng
+)Lập luận giải thích : Giải thích một vấn đề, một sự việc nào đó, chủ yếu dùng lí lẽ là nhiều, kết hợp với dẫn chứng
~Will~be~Pens~
*Điểm khác nhau giữa lập luận giải thích và lập luận chứng minh là:
+Lập luận chứng minh : Giải thích ít dẫn chứng nhiều. Lúc này, mọi người đã hiểu dược vấn đề. Nhiệm vụ chúng ta lúc này là thuyết phục người đọc (người nghe) tin theo những vấn đề tốt đẹp nêu lên là hoàn toàn đúng đắn.
+Lập luận giải thích : Giải thích nhiều dẫn chứng ít. Nêu lên một hiện tượng vấn đề mà mọi người chưa biết. Nhiệm vụ của người viết là phải giải thích cho người đọc (người nghe) hiểu vấn đề đó.