K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2021

Làm hộ với:))

26 tháng 12 2021

chả biết

26 tháng 11 2021

Câu hỏi 1 ::

Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Câu hỏi 2 :

Tác giả Hồ Chí Minh 

Thể thơ :

Thất ngôn tứ tuyệt

Nội dung :

Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.

Phương thức biểu đạt :

Biểu cảm

26 tháng 11 2021

1. Em tự xem SGK nhé

2. Tác giả: Hồ Chí Minh

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

PTBĐ: Biểu cảm

3. 

Em tham khảo:

Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

18 tháng 10 2021

tác giả : chưa xác định là ai

hoàn cảnh ra đời : vào năm 1077 , trong cuộc kháng chiến Tống của nhà Lí trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

thể loại : thất ngôn tứ tuyệt Đường luật  ( mình chỉ biết vậy thui :< )

28 tháng 12 2021

Phương thức biểu đạt của bài cảnh khuya  : biểu cảm

Phương thức biểu đạt của bài rằm tháng giêng : biểu cảm

28 tháng 12 2021

Biểu cảm nhé

- Xác định tên tác giả - tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt, thể loại, giải nghĩa từ, giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của các văn bản "Cảnh khuya";"Qua đèo ngang";"tiếng gà trưa";"Một thứ quà của lúa non: cốm" - Cảm nhận bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan qua bài “Qua Đèo Ngang”. - Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc và tình cảm của Bác Hồ qua bài thơ...
Đọc tiếp

- Xác định tên tác giả - tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt, thể loại, giải nghĩa từ, giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của các văn bản "Cảnh khuya";"Qua đèo ngang";"tiếng gà trưa";"Một thứ quà của lúa non: cốm" - Cảm nhận bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan qua bài “Qua Đèo Ngang”. - Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc và tình cảm của Bác Hồ qua bài thơ “Cảnh khuya” - Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm”: chú ý phân tích nguồn gốc hình thành của cốm và tình cảm trân trọng, nâng niu của nhà văn đối với thức quà riêng biệt của đất nước. - Phân tích giá trị phép điệp ngữ, quan hệ từ, đại từ trong văn bản“Tiếng gà trưa”, văn bản “Cảnh khuya” MONG CÁC BẠN LÀM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN =))

0
24 tháng 12 2021

Bánh trôi nước:

Tác giả:Hồ Xuân Hương

Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Phương thức biểu đạt:Biểu cảm

Cảnh khuyu

Tác giả:Hồ Chí Minh

Thể thơ:Thất ngon tứ tuyệt đường luật

Phương thức biểu đạt:Biểu cảm

Tiếng gà trưa:

Tác giả:Xuân Quỳnh

Thể thơ:Năm chữ

Phương thức biểu đạt:Biểu cảm

 

31 tháng 12 2020

2. Thể loại Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI 1

. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường): - Bài thơ gồm bốn câu. - Mỗi câu có 7 chữ - Mỗi câu ngắt nhịp 4/3. - Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4. 2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.

b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:

- Hình thức: xinh đẹp

- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa. - Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời. c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

 

29 tháng 9 2016

1.

- Tình cảm mà tác giả muốn biểu đạt qua bài văn “Tấm gương” đó là biểu dương những con người trung thực, ngay thẳng, phê phán những kẻ xu nịnh, dối trá.

 

29 tháng 9 2016

2.

Không miêu tả một con người cụ thể mà mượn hình ảnh của tấm gương làm điểm tựa cho bài văn. Qua đó, bộc lộ tình cảm của tác giả vi tấm gương luôn phản chiếu các sự vật xung quanh đúng như bản chất vốn có của nó. Do vậy, trong bài văn tác giả đã ngợi ca phẩm chất của gương nhưng là để ngợi ca đức tính trung thực ngay thẳng của con người.

3.

Bài văn có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

- Mở bài: từ đầu đến ... “sinh ra nó” nêu phẩm chất của gương

- Thân bài: tiếp đến... “không hổ thẹn” nêu lên các đức tính của gương.

- Kết bài: khẳng định lại phẩm chất của gương.

Như vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy mở bài, thân bài, kết bài có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Tất cả đều hướng tới chủ đề của văn bản và tập trung biểu đạt một thứ tình cảm chủ yếu là biểu dương về tính trung thực.

13 tháng 12 2020

Tham khảo nhé ! 

Nếu như hai câu đầu bài thơ Bác Hồ dành để nói về thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp, yên bình thì đến hai câu thơ cuối bài Hồ Chí Minh đã thể hiện nỗi lòng của bản thân. Trong đêm khuya lạnh lẽo nơi núi rừng Việt Bắc, Bác trằn trọc băn khoăn chẳng chợp mắt nổi. Bởi vì sao? Đó chẳng phải là do nước nhà còn đang lâm nguy, nhân dân còn đang cực nhọc đấy ư. Bác không ngủ được vì lo cho đất nước, lo cho nhân dân. Trong đầu Bác đang suy nghĩ con đường giúp đất nước độc lập. Từ đây ta có thể thấy Bác Hồ là người Cha luôn hi sinh cho dân tộc Việt Nam. Bác là vị lãnh tụ "hi sinh tất cả chỉ quên mình". Hai câu thơ cuối bài thơ đã cho ta thấy rõ tâm tư và nỗi lòng của Người.