Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (thể hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam.Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân tộc, với ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.)
TRANG CHỦ/BÌNH LUẬN
Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không
Hồng Vân -
22 Tháng Mười Hai 2017 | 17:51:12
(VOV5) - Chiến thắng có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao, là bước ngoặt quan trọng về chiến lược đối với cách mạng Việt Nam, góp phần hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Cách đây 45 năm, tháng 12/1972, quân và dân miền Bắc đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
Tháng 12 năm 1972, Mỹ đã mở cuộc tập kích chiến lược bằng đường không vào miền Bắc nhằm đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hòng đưa miền Bắc XHCN quay về thời kỳ “đồ đá”, gây sức ép buộc Việt Nam phải chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều khoản có lợi cho Mỹ.
Trong 12 ngày đêm từ 18 - 30/12/1972, quân và dân Việt Nam đã bắn rơi 81 máy bay các loại của quân đội Mỹ, trong đó có 34 máy bay B52. Riêng quân và dân Thủ đô bắn rơi 23 chiếc, làm nên chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
Ý nghĩa quốc gia
Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” thể hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân tộc, với ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đó là chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng trong thế trận Phòng không nhân dân. Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Trung tướng Lê Huy Vịnh khẳng định: "Với ý chí sắt đá, quân và dân Việt Nam mà nòng cốt là lực lượng phòng không không quân, đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, siêu pháo đài bay B52 thất trận và không quân Mỹ phải chịu thiệt hại nặng nề nhất".
Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến thắng này có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao. Đại tá, tiến sỹ Nguyễn Văn Lượng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam, nhìn nhận: "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972 còn là đòn quyết định đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, mở ra thời cơ chiến lược lớn để tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược nổi dậy mùa xuân 1975. Chiến thắng này là một trong những chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20, viết tiếp trang sử vàng chống giặc ngoại xâm của dân tộc".
Động cơ máy bay B52.D Mỹ sử dụng ném bom thủ đô Hà Nội bị Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 bắn rơi tại khhu vực hồ Hữu Tiệp, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, 27/12/1972 |
Với quân đội, Chiến thắng “à Nội - Điện Biên Phủ trên không” đánh dấu bước phát triển vượt bậc của lực lượng phòng không 3 thứ quân, nhất là của Bộ đội phòng không – không quân cùng sự đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không, nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp của nền khoa học, nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Trung tướng Lê Huy Vịnh cho rằng: "Nếu đem vũ khí chọi vũ khí, kinh tế chọi kinh tế thì rõ ràng đây là sự chênh lệch không thể tưởng tượng nổi. Nhưng chiến thắng thuộc về Việt nam. Vì sao?.Vì bài học chủ động, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng của lực lượng phòng không không quân luôn có giá trị lịch sử thực tiễn sâu sắc. Đó là sự chủ động chuẩn bị về chiến dịch, chiến thuật. Thấm nhuần lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm thế chủ động, phải chuẩn bị trước. Có như vậy mới tránh được tổn thất".
Ý nghĩa quốc tế
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như trong cuộc đọ sức 12 ngày đêm cuối năm 1972 với không quân Mỹ, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự đoàn kết, giúp đỡ về vật chất, tinh thần của bạn bè quốc tế về vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại. Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, phụ trách trực phòng không tại hầm chỉ huy tác chiến trong 12 ngày đêm, cho biết: "Trong công tác chuẩn bị, chuyên gia Liên Xô giúp quân đội Việt Nam cải tiến bộ tên lửa đợt 3 nhằm chống nhiễu để có thể đánh được B52. Hai là hiệu chỉnh tất cả máy đo của bộ khí tài và của tên lửa. Chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam để chỉnh lại khí tài suốt mấy tháng trời. Nếu không có sự hiệu chỉnh này thì bắn B52 sẽ không trúng".
Vì vậy, đối với quốc tế, chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” có ý nghĩa quan trọng với phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH; đem lại lòng tin cho những người đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Việt Nam đang trong dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Ý nghĩa lịch sử của sự kiện này là bài học kinh nghiệm quý giá cho công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc ngày nay
Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai muà tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa". Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lý khu vực Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Trường Giang và vùng Đông Bắc của Ấn Độ nữa. Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ [35] đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc và thịnh vượng như Kuala Lumpur, Singapore, Jakarta... Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương... và cây lương thực đặc trưng là lúa nước.
Do điều kiện địa lý của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu nhiệt đới gió mùa, đã tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt trên khu vực này đó là: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực “Châu Á gió mùa”. Nhờ có sự xuất hiện gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ đã trở nên xanh tốt và trù phú. Cùng với đó, sự xuất hiện của những đô thị đông đúc và thịnh vượng như Kuala Lumpur, Singapore, Jakarta…
1.Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đánh giá về ý nghĩa lớn lao này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”(2). Tiếp tục nhấn mạnh giá trị đó, trong Bài phát biểu tại khóa họp Xô viết Tối cao Liên Xô nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Mười, ngày 6-11-1957 đăng trên báo Nhân dân, số 1341, ngày 10-11-1957, Người lại khẳng định: “Năm 1945, nhân dân Việt Nam đã làm Cách mạng Tháng Tám, đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi đất nước và xây dựng chính quyền nhân dân. Đó là một bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc chúng tôi”(3). Thắng lợi này đã chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp đối với nước ta, mở kỷ nguyên độc lập, lần đầu tiên tên nước Việt Nam có tên bản đồ thế giới; đồng thời đã mở ra mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới với tư cách và vị thế của một quốc gia - dân tộc có độc lập, có chủ quyền: “Lịch sử dân tộc ta đã có nhiều thời kỳ rất vẻ vang. Nhưng trước ngày Cách mạng Tháng Tám, dân tộc ta đã phải trải qua gần một thế kỷ vô cùng tủi nhục. Trên địa đồ thế giới, tên nước ta đã bị xóa nhòa dưới bốn chữ “Đông Dương thuộc Pháp”. Thực dân Pháp gọi đồng bào ta là lũ Annamít dơ bẩn. Thiên hạ gọi chúng ta là vong quốc nô. Cụ Phan Bội Châu đã phải thốt lên rằng:
Đã lắm lúc bầm gan tím ruột,
Vạch trời cao mà tuốt gươm ra,
Cũng xương, cũng thịt, cũng da,
Cũng hòn máu đỏ, con nhà Lạc Long,
Thế mà chịu trong vòng trói buộc,
Mấy mươi năm nhơ nhuốc lầm than!...
Cách mạng Tháng Tám thành công. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Nhân dân ta tự làm chủ vận mạng của mình. Tên tuổi của nước ta lại lẫy lừng khắp năm châu, bốn biển”(4).
Đối với tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, một mặt, đã góp phần đánh bại tàn dư của chế độ phong kiến và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam. Về vấn đề này, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, ngày 19 tháng 8 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân”(5). Mặt khác, đối với công cuộc xây dựng một chế độ xã hội mới, khác hẳn về chất so với chế độ cũ (phong kiến, thực dân và đế quốc): “Cách mạng Tháng Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hoà và thống nhất độc lập”(6).
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của ý chí độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam và là thắng lợi vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ thắng lợi to lớn đó, đã cổ vũ nhân dân ta kiên cường đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 lịch sử. Đất nước hoàn toàn độc lập, người dân được hoàn toàn tự do, hạnh phúc.
I. Lịch Sử
Câu 1: Địa danh nào chỉ căn cứ kháng chiến chống Pháp của ta?
Trả lời: Căn cứ địa Việt Bắc
Câu 2 : Phong trà Xô viết Nghệ Tĩnh diễn ra ở những tình thành nào?
Trả lời: Nghệ An, Hà Tĩnh
Câu 3: Nêu những việc làm đặc trưng của từng nhân vật lịch sử sau để đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước : Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành?
Trả lời: Trương Định: Tập hợp nghĩa quân, lãnh đạo nhân dân Nam kì chống thực dân Pháp
Nguyễn Trường Tộ: Đề ra bản điều trần mong muốn canh tân đất nước
Phan Bội Châu: Tổ chức phong trào Đông Du để đưa thanh niên sang Nhật học tập.
Nguyễn Tất Thành: Ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng nhân dân khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp
Câu 4: Ta quyết định mở chiến dịh biên giới thu - đông năm 1950 nhằm mục đích gì?
Trả lời: - Nhằm giải phóng một phần biên giới Việt - Trung
- Củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc
- Phá tan âm mưu khoá chặt biên giới Việt - Trung của địch, khai thông đường liên lạc
II. Địa Lý
Câu 1: Nêu đặc điểm nghề thủ công ở nước ta?
Trả lời: Nước ta có rất nhiều nghề thủ công. chủ yếu dựa vào truyền thống, sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có. Nghề thủ công của nước ta ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Câu 2: Nêu dặc điểm dân số nước ta?
Trả lời: Nước ta có số dân đứng thứ ba các nước ở Đông Nam Á và là một trong những nước đông dân trên thế giới.
Câu 3: Nêu đặc điểm sông ngòi của nước ta?
Trả lời: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn. Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Câu 4: Ảnh hưởng của khí hậu nước ta đối với đời sống và sản xuất của con người như thế nào?
Trả lời: Khí hậu thuận lợi cho cây cối phát triển, xanh tốt quanh năm. Khí hậu cũng gây ra một số khó khăn: Có năm mưa lớn, gây lũ lụt; có năm ít mưa gây hạn hán; bão có sức tàm phá lớn;...
Câu 5: Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì?
Trả lời: Trồng và bảo vệ rừng ; Khai thác gỗ và lâm sản khác.
Câu 6: Kể tên 10 dân tộc trên đất nước Việt Nam?
Kinh, Dao, Thái, Mông, Mèo, Nùng, Ba - na, Ê - đê, Xơ Đăng, Mường.
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam chính thức được ký kết ngày 27/1/1973 tại Trung tâm các hội nghị phố Clêbe ở Pari. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 7 giờ sáng ngày 28/1/1973.
Hiệp định Pa – ri về Việt Nam có ý nghĩa lịch sử là: Đánh dấu những thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tạo nên bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta (Quân Mĩ và quân các nước chư hầu phải rút khỏi Việt Nam).
1973
Với thắng lợi của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”. Đây cũng chính là tiền đề để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.
Với thắng lợi của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”. Đây cũng chính là tiền đề để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.