Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phải nói rằng Ấn Độ tuy lớn nhưng lại bao gồm rất nhiều dân tộc lớn sinh sống, nhiều tôn giáo lớn cùng chung trên 1 vùng lãnh thổ. Việc cai trị bằng cách phân rẽ dựa trên vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo là rất dễ dàng. Dẫn chứng cụ thể là nước Anh một mình độc chiếm một thời gian dài nhưng việc phản kháng chỉ diễn ra lẻ tẻ và riêng biệt, không có sự thống nhất đồng thuận trong cả nước.
Trung Quốc lại khác. Quốc gia rộng lớn nhưng phân bố chủ yếu về phía Đông, kể cả chính trị, kinh tế, văn hóa... Việc khống chế phía đông được xem như nắm được cả nước. Thêm vào đó, sự phản kháng của dân chúng là không nhỏ do lực lượng rất đông đảo và đồng lòng nhất trí, lại không bị phân rẽ về vấn đề dân tộc, tôn giáo.
Lực lượng chiếm đóng và khống chế cũng là một vấn đề khá lớn do nếu chiếm toàn bộ thì lực lượng của 1 quốc gia khó mà khống chế hết được. Thêm vào đó là các quốc gia tránh đấu tranh trực tiếp mà cùng bắt tay chia sẻ miếng bánh lớn trên tinh thần tất cả đều được lợi.
Sau này, khi lợi ích bị mâu thuẫn thì Nhật hất cẳng các nước khác nhằm chiếm trọn TQ nhưng gặp phải sự phản kháng quyết liệt.
Còn Nhật Bản thì hầu như không có tài nguyên thiên nhiên.
Vì trong hoàn cảnh đó ở Nhật Bản cuộc cải cách Minh trị duy tân đã đưa nước NB đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trở thành nước duy nhất ở châu Á không bị biến thành thuộc địa mà còn nhanh chóng trở thành đế quốc mạnh xâm chiếm nhiều khu vực lãnh thổ.
Còn Trung Quốc từ thế kỉ XVIII ngày càng lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu trầm trọng trở thành miếng mồi ngon cho chủ nghĩa đế quốc.
Đáp án: B
Giải thích: Trung Quốc là một nước rộng lớn, có dân số đứng đầu thế giới. Trong khi thế lực phong kiến đang ngày càng suy yếu, thì Trung Quốc thực sự là một thị trường béo bở, là nơi mà các đế quốc có thể khai thác các nguồn tài nguyên mà
- Nguyên nhân:
- Chế độ phong kiến kìm hãm, vùi dập các giá trị văn hóa
- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị xã hội.
- Chế độ phong kiến kìm hãm, vùi dập các giá trị văn hóa
- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị xã hội.
- Hình thức:biểu tình, đập phá máy móc,bãi công
- Ấn tượng về cuộc cách mạng Nga. Vì tuy thất baị nhưng đã giáng 1 đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ TS chuẩn bị cho CM năm 1917
Miêu tả: Bức tranh là miêu tả hình ảnh cái bánh ngọt đang nằm ở giữa và xung quanh có rất nhiều người đang cầm dao, nĩa chờ sãn để thưởng thức.
Bức tranh diễn tả Trung quốc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, khi trung quốc đang bị các nước tư bản phương tây xâm chiếm. Họ coi trung Quốc là 1 cái bánh, đang chờ thời cơ đẻ cấu xé, nuốt chửng nó...
1 _Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
_ Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
2 Diễn biến: Gồm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885-1888)
Đây là giai đoạn chuẩn bị, xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu. Sau một vài trận tập kích và chống càn không hiệu quả, Phan Đình Phùng cho quân rút về làng Phùng Công (Hương Sơn), rồi lại rút lên rừng núi đáng du kích
Đầu năm 1887, thấy thực lực nghĩa quân Hương Khê quá suy yếu, Phan Đình Phùng giao quyền chỉ huy cho Cao Thắng để ra Bắc đến các tỉnh Sơn Tây,Hải Dương,Bắc Ninh,...tìm sự hỗ trợ và liên kết lực lượng.
Ở lại Hà Tĩnh Cao Thắng cùng các chỉ huy khác như Cao Nữu, Cao Đạt, Nguyễn Niên,...đem quân đến làng Lê Động để tổ chức lại lực lượng, luyện quân, xây dựng hệ thống đồn lũy, rèn đúc vũ khí,...
+ Giai đoạn 2 (1889-1896)
Cuối tháng 9 năm 1889 Phan Đình Phùng từ Bắc Kỳ trở về Hà Tĩnh. Nhờ Cao Thắng và các chỉ huy khác, mà lực lượng lúc này đã có khoảng ngàn lính và 500 khẩu súng tốt. Nhận thấy trong công tác chuẩn bị, mọi mặt đều đã khá, Phan Đình Phùng bèn cho mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp bốn tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình; làm cản trở con đường đi lại Bắc-Nam và công cuộc thôn tính nước Việt của quân Pháp
Đối phó lại, thực dân Pháp cho bố trí nhiều đồn lẻ ở các nơi để phong tỏa từng khu vực và kiềm chế hoạt động của nghĩa quân. Riêng ở Hương Khê, đối phương đã cho lập tới 20 đồn, mỗi đồn có khoảng 30 lính đóng giữ.
Trong những năm từ 1889 đến 1892, nghĩa quân bốn tỉnh trên đã phối hợp và hoạt động mạnh trên một vùng rộng lớn bao gồm Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Nghi Lộc,...để đánh trả và quấy rối quân Pháp. Theo sách Việt sử tân biên, thì nghĩa quân đã tổ chức được 28 trận lớn nhỏ trong giai đoạn này, để tập kích và chống càn quét
3 Tích cực: các đề nghị cải cách này đều đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.
Kết cục: các đề nghị, cải cách đã không được thực hiện, do sự bảo thủ của triều Nguyễn.
tiêu cực: các đề nghị mang tính rời rạc chưa giải quyết đc mâu thuẫn cơ bản của xaz hội việt nam lúc đó
B. đất nước Trung Quốc rộng lớn, giàu tài nguyên, có vị trí địa lí thuận lợi, triều đình Mãn Thanh lại đang suy yếu.
– Chủ nghĩa tư bản có mặt tích cực là đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai. Chủ nghĩa tư bản hiện đại phát triển trên cơ sở những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, do vật, những thay đổi của bản thân nó, đều bắt nguồn từ việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật.
– Chủ nghĩa tư bản hiện đại có những đặc điểm sau : + Sự chuyển sang chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước (tức là sự dung hợp giữa các tập đoàn tư bản lũng đoạn Nhà nước), thành một bộ máy thống nhất với quyền lực vô hạn, phục vụ cho quyền lợi của các tập đoàn lũng đoạn. Gần đây, đã phát triển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia. + Chủ nghĩa tư bản hiện đại bên cạnh những công ty lớn, các tổ hợp lũng đoạn, là những công ty vừa và nhỏ, được trang bị kỹ thuật hiện đại. có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường. +DO yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, lao động sáng tạo chiếm vị trí hàng đầu nên người lao động được bổ sung tri thức nhanh chóng được đào tạo, chiếm vị trí hàng đầu nên người laO động buộc phải có trình độ văn hoá – kỹ thuật cao, được bổ sung tri thức nhanh chóng, được đào tạo nghề nghiệp vững chắc. Vì vậy, nên giáo dục ở bất cứ nước nào cũng phải được cải cách mạnh mẽ. + Diễn ra quá trình tư nhân hoá các khu vực kinh tế Nhà nước, chuyển vai trò can thiệp vào kinh tế của Nhà nước từ trực tiếp sang gián tiếp. Nói cách khác là vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước giảm bớt, vai trò điều tiết của thị trường tăng lên. + Quan hệ giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển có nhiều thay đổi… Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, các nước tư bản phát triển và bị lệ thuộc ngày càng nhiều vào các xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). + Bên cạnh đó, sự xuất hiện các nước công nghiệp mới (NICs) đã làm giảm bớt sự lệ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước tư bản phát triển. + Sự Liên hợp quốc tế ngày càng tăng : Một cộng đồng mới bào gồm nhiều dân tộc phát triển thành Liên minh Châu Âu (EU), đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quá trình thống nhất châu Âu; các công ty xuyên quốc gia ngày càng giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng thế giới. + Nhờ cách mạng khoa học – kĩ thuật nên năng suất tăng vọt làm đời sống nhân dân được nâng cao. + Tự do kinh tế và chính trị đã được nâng cao hơn trước; giảm giờ làm, nâng cao mức sống, xã hội hoá các hình thức sản xuất … Văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật phát triển cao. 2. Hạn chế : – Mặc dù phồn vinh, phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật song chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn tồn tại trong lòng nó những hạn chế và mâu thuẩn xã hội không khắc phục được : + Mâu thuẫn giữa tư sản và công nhân. + Mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc lớn không giảm, dù có sự thoả hiệp, liên minh, nhượng bộ. + Mâu thuẫn giữa hai cực giàu nghèo. + Xuất hiện tệ nạn xã hội của một “xã hội tiêu dùng’’Cảm ơn bạn👧