K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2017

Qua bảng đã cho trong SGK, ta thấy sự thụ tinh trong rất tiến hoá, đăck biệt là đẻ con:
_Có thể bảo vệ chu đáo cho con, con ko bị các động vật khác ăn mất (nếu là trứng thì có thể sẽ bị các động vật khác ăn).
_Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con
_Con không bị phụ thuộc vào số lượng noãn hoàng và môi trường bên ngoài
VD: Về môi trường bên ngoài thì khi cá cái đẻ trứng, cá đực sẽ bơi theo để tưới tinh cho trứng phát triển, nhưng nếu nước quá nóng hoặc quá lạnh, ánh sáng MT chiếu xuống quá mạnh thì sẽ có trứng không phát triển được,...v...v...

15 tháng 4 2017

tks bn nha!okhehe

21 tháng 10 2016

Sơ đồ phát triển của cây đậu:

Kết quả hình ảnh cho sơ đồ phát triển của cây đậuSơ đồ phát triển của con người:

Kết quả hình ảnh cho sơ đồ phát triển của con người

21 tháng 10 2016

Sơ đồ phát triển của châu chấu:

Sơ đồ phát triển của con ếch:

Kết quả hình ảnh cho sơ đồ phát triển của con ếch

28 tháng 4 2016

Hình thức đẻ con tiến hóa hơn hình thức đẻ trứng là vì:

+ Chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai. 

 + Phôi thia được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.

Ý nghĩa:

 Nhờ 2 lý do trên nên tỉ lệ chết của phôi thai thấp

ko bik đúng hay sai nữa hihi

2 tháng 5 2016

Bài 5: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ trứng?

Lời giải
ưu điểm của đẻ trứng:
+ Động vật không phải mang thai nên không gặp khó khăn khi di chuyển như động vật đẻ con mang thai.
+ Trứng có vỏ bọc cứng chống lại tác nhân có hại cho phôi thai như mất nước, ánh sáng mặt trời mạnh, xâm nhập của vi trùng…
Nhược điểm của đẻ trứng:
+ Phôi thai phát triển đòi hỏi nhiệt độ thích hợp và ổn định, nhưng nhiệt độ môi trường thường xuyên biến động, vì vậy tỉ lệ trứng nở thành con thấp. Các loài ấp trứng (các loài chim) tạo được nhiệt độ thuận lợi cho phôi thai phát triển nên thường có tỉ lệ trúng nở thành con cao hơn.
+ Trứng phát triển ở ngoài cơ thể nên dễ bị các loài động vật khác ăn.

Bài 6: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ con?

Lời giải
ưu điểm của đẻ con:
+ ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai.
+ Phôi thia được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.
+ Nhờ 2 lý do trên nên tỉ lệ chết của phôi thai thấp.
Nhược điểm của đẻ con:
+ Mang thai gây khó khăn cho động vật khi bắt mồi, chạy chốn kẻ thù. Thời kỳ kỳ mang thai động vật phải ăn nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, nếu không kiếm đủ thức ăn động vật sẽ suy dưỡng, phát sinh bệnh tật, con non sinh ra sẽ yếu và nhẹ cân.

Bài 7: Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản hữu tính?

Lời giải
ưu điểm của sinh sản hữu tính:
+ Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền, vì vậy động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
Nhược điểm của sinh sản hữu tính:
+ Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

Bài 8: Trong quá trình tiến hoá, động vật tiến từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?

Lời giải
Những trở ngại liên quan đến sinh sản:
+ Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước.
+ Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập…
Khắc phục:
+ Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ.
+ Thụ tinh trong.

Bài 9: Nêu chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật?

Lời giải
* Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật:
– Về cơ quan sinh sản:
+ Từ chỗ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).
+ Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến chỗ có cơ quan sinh sản rõ ràng.
+ Từ chỗ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến chỗ các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt: cá thể đực và cá thể cái. (đơn tính).
– Về phương thức sinh sản:
+ Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ quan sinh dục phụ, bảo đảm cho xác xuất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi trường.
+ Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phốig), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền.
Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật lưỡng tính cũng xảy ra thụ tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc các cơ qaun sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên cơ thể.
– Về bảo vệ phôi và chăm sóc con:
Càng lên cao những bậc thang tiến hoá, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng tỏ ra hữu hiệu:
+ Từ chỗ trúng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh đến chỗ bớt lệ thuộc.
+ Từ chỗ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến chỗ được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng.
Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm bảo cho tỉ lệ sống sót của cá thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến hoá trong sinh sản.

Bài 10: Có thể điều hoà sinh sản ở động vật bằng những cơ chế nào?

Lời giải
Quá trình sinh sản ở động vật diễn ra bình thường nhờ động vật có cơ chế điều hoà sinh sản. Cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sản sinh tinh trùng và sản sinh trứng.
Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng chịu sự chi phối của hệ nội tiết, hệ thần kinh và các yếu tố môi trường, trong đó hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng nhất. Tuyến nội tiết tăng hay giảm tiết hoocmon sinh dục đều tác động trực tiếp lên quá trình sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn và sản sinh trứng ở buồng trứng.
Hệ thần kinh chi phối quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua hệ nội tiết, trong khi đó các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.

Bài 11: Cho biết tên các hoomon ảnh hưởng lên quá trình phát triển, chín, rụng trứng và tác động của chúng đến quá trình trên.

Lời giải
Các hoocmon tham gia điều hoà sản sinh trứng là hoocmon FSH và LH của tuyến yên. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hoà tuyến yên tiết FSH và LH.
FSH kích thích phát triển nang trứng (nang trứng bao gồm tế bào trứng và các tế bào hạt bao quanh tế bào trứngn, nang trứng sản xuất ra estrôgen).
LH kích thích nang trúng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạy động của thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon prôgestêron và estrôgen. Hai hoocmon này kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH.

Bài 12: Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêron hoặc prôgestêron  + estrôgen tổng hợp) có thể tránh thai. Tại sao?

Lời giải
Uống viên thuốc tránh thai hằng ngày làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu cao và do vậy gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được thai.

Bài 13: Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như thế nào?

Lời giải
Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như:
– Điều chỉnh số con ở động vật bằng cách sử dụng hoocmôn (tự nhiên hoặc tổng hợp), thay đổi các yếu tố môi trường, xử lí giao tử, thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi…
– Điều khiển giới tính bằng cách sử dụng hoocmôn, tách tinh trùng,…
– Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
– Có nhiều biện pháp sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như dùng bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai, triệt sản nam và nữ, tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo…

Bài 13: Giả sử 1 cơ thể amip hoàn tất quá trình phân đôi mất 3 ngày. Hãy xác định số cá thể tạo thành sau 18 ngày từ 103 cá thể ban đầu?

Lời giải
Từ một cơ thể sau 1 lần phân đôi (3 ngày3) tạo ra 2 cơ thể mới.
=> Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày (tương ứng với 18t/3=6 lần phân đôi) 26
=> Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày từ 103 ban đầu là 26×103

Bài 14: Trong một lần thúc đẻ cho cá trắm cỏ có trọng lượng trung bình, người ta thu được 8000 hợp tử, về sau nở thành 8000 cá con. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 25%.
Hãy tính số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng cần thiết để hàon tất quá trình thụ tinh?

Lời giải
– Số trứng đã thụ tinh = số tinh trùng đã thụ tinh = số hợp tử tạo thành = 8000.
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% nên => Số trứng cần thiết = (8000×100)/50= 16000 trứng.
=> Số tế bào sinh trứng cần thiết = số trứng cần thiết = 16000 tế bào.
– Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25%=> Số tinh trùng cần thiết = (8000×100)/25= 32000 tinh trùng.
Vì mỗi tế bào sinh tinh sinh ra 4 tinh trùng => Số tế bào sinh tinh trùng cần thiết = 32000/4=8000 tế bào

II- bài tập tự  giải:
Bài 2: Tầm quan trọng của khả năng sinh sản ở động vật.
Bài 3 : So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật?
Bài 4 : Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.
Bài 5 : Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi, tái sinh được đuôi; tôm, cua chân và càng bị gãy tái sinh đựoc chân và càng có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao?
Bài 6 : Vì sao trinh sinh là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô tính?
Bài 7 : Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép khó thành công?
Bài  8 : Nhân bản vô tính là gì? ý nghĩa của nhân bản vô tính.
Bài 9 : Trong các hình thức sinh sản hữu tính, hình thức nào tiến hoá nhất?
Bài 10 : Vì sao đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng?
Bài 11 : So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?
Bài 12 :Tại sao quá trình sinh trứng lại diễn ra theo chu kỳ?
Bài 13: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật cơ sở sinh học của sinh sản vô tính?
Bài 14 : Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng thuốc tránh thai có chứa nhiều hoocmôn sinh dục nữ hoặc biện pháp triệt sản mà nên chọn sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
Bài 15 : Tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
Bài 16 : Tại sao động vật bậc cao không có khả năng sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, nảy chồi và phân mảnh?

Về quảng cáo
 

Rate this:

 
 
 
 
 
 
 
20 Phiếu

 

Chia sẻ:

  • Facebook
  • Google
  • Twitter
  • Print
  • Thêm
  •  
 
 

Related

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

In "Sinh học 12"

Câu hỏi ôn tập: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử

Câu 1. Tại sao nói ADN là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? Tính đặc trung và đa dạng của ADN được thể hiện ở chỗ nào? Câu 2: Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc giữa ADN…

In "Học sinh giỏi"

Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

Câu 1. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao? Câu 2. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ? Câu 3. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh…

In "Sinh học 10"

Sinh học 11 sinh 11
 
← Sinh sản ở thực vật (ôn tập)Bài 2: Phiên mã và dịch mã →
 

 

  1.  
     
     
     
     
     
 
 
 
 
 
 

 

 
9 tháng 9 2017

Các lọai giun:

-Giun đốt: giun đất, đỉa, rươi, vắt,....

-Giun tròn: giun kim, giun chỉ, giun móc, giun đũa,...

-Giun dẹp: sán lá gan, sán bã trầu, sán xơ mít (sán dây),sán lá máu,.....

9 tháng 9 2017

Trả lời:

Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...

Chúc bạn học tốt!!!

15 tháng 10 2017

Vòng đời của giun - hình 1

15 tháng 10 2017

giun kí sinh đẻ trứng ở hậu môn Gây ngứa ngáy ở trẻ em Mút tay

25 tháng 9 2017

Hỏi đáp Sinh học

25 tháng 9 2017

Hỏi đáp Sinh học

18 tháng 10 2017
Ảnh hưởng của ánh sáng lên thực vật Độ dài bước sóng có ý nghĩa sinh thái vô cùng quan trọng đối với sinh vật nói chung và đối với động vật, thực vật nói riêng.
Ánh sáng có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát triển cho đến khi cây ra hoa kết trái rồi chết.
Ánh sáng có ảnh hưởng khác nhau đến sự nảy mầm của các loại hạt. Có nhiều loại hạt nảy mầm trong đất không cần ánh sáng, nếu các hạt này bị bỏ ra ngoài ánh sáng thì sự nảy mầm bị ức chế, hoặc không nảy mầm, như hạt cà độc dược, hoặc hạt của một số loài trong họ Hành (Liliaceae). Trái lại có một số hạt giống ở chỗ tối không nảy mầm được tốt như hạt cây phi lao, thuốc lá, cà rốt và phần lớn các cây thuộc họ Lúa (Poaceae).
Ánh sáng có ảnh hưởng nhất định đến hình thái và cấu tạo của cây. Những cây mọc riêng lẽ ngoài rừng hay những cây mọc trong rừng có thân phát triển đều, thẳng, có tán cân đối. Những cây mọc ở bìa rừng hoặc trên đường phố có tường nhà cao tầng, do có tác dụng không đồng đều của ánh sáng ở 4 phía nên tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng. Đặc tính này gọi là tính hướng ánh sáng của cây.
Ánh sáng còn ảnh hưởng đến hệ rễ của cây. Đối với một số loài cây có rễ trong không khí (rễ khí sinh) thì ánh sáng giúp cho quá trình tạo diệp lục trong rễ nên rễ có thể quang hợp như một số loài phong lan trong họ Lan (Orchidaceae). Còn hệ rễ ở dưới đất chịu sự tác động của ánh sáng, rễ của các cây ưa sáng phát triển hơn rễ của cây ưa bóng.
Lá là cơ quan trực tiếp hấp thụ ánh sáng nên chịu ảnh hưởng nhiều đối với sự thay đổi cường độ ánh sáng. Do sự phân bố ánh sáng không đồng đều trên tán cây nên cách sắp xếp lá không giống nhau ở tầng dưới, lá thường nằm ngang để có thểtiếp nhận được nhiều nhất ánh sáng tán xạ; các lá ở tầng trên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nên xếp nghiêng nhằm hạn chế bớt diện tích tiếp xúc với cường độ ánh sáng cao. Ngoài ra cây sinh trưởng trong điều kiện chiếu sáng khác nhau có đặc điểm hình thái, giải phẫu khác nhau. Trên cùng một cây, lá ở ngọn thường dày, nhỏ, cứng, lá được phủ một lớp cutin dày, mô giậu phát triển, có nhiều gân và lá có màu nhạt. Còn lá ở trong tầng bị che bóng có phiến lá lớn, lá mỏng và mềm, có tầng cutin mỏng, có mô giậu kém phát triển, gân ít và lá có màu lục đậm.
Ánh sáng có ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của thực vật, trong thành phần quang phổ của ánh sáng, diệp lục chỉ hấp thụmột sốtia sáng.
Bằng những thí nghiệm, Timiriadep đã chứng minh được rằng, những tia sáng bị diệp lục hấp thụ mới phát sinh quang hợp. Cường độ quang hợp lớn nhất khi chiếu tia đỏ là tia mà diệp lục hấp thụ nhiều nhất. Khả năng quang hợp của các loài thực vật C3 và C4 khác nhau rất đáng kể. Ở thực vật C4 quá trình quang hợp tiếp tục tăng khi cường độ bức xạ vượt ngoài cường độ bình thường trong thiên nhiên (như ở Zea mays, Saccharum officinarum, Sorghum vulgare...). ở thực vật C3, quá trình quang hợp tăng khi cường độ chiếu sáng thấp, nhất là các cây ưa bóng. Thực vật C3 gồm các loài Triticum vulgare, Secale cereale, Trifolium repens...
Liên quan đến cường độ chiếu sáng, thực vật được chia thành các nhóm cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng. Cây ưa sáng tạo nên sản phẩm quang hợp cao khi điều kiện chiếu sáng tăng lên, nhưng nói chung, sản phẩm quang hợp đạt cực đại không phải trong điều kiện chiếu sáng cực đại mà ở cường độ vừa phải (optimum). Ngược lại cây ưa bóng cho sản phẩm quang hợp cao ở cường độ chiếu sáng thấp.

Trung gian giữa 2 nhóm trên là nhóm cây chịu bóng nhưng nhịp điệu quang hợp tăng khi sống ở những nơi được chiếu sáng đầy đủ. Đặc điểm cấu tạo về hình thái, giải phẩu và hoạt động sinh lý của các nhóm cây này hoàn toàn khác nhau thể hiện đặc tính thích nghi của chúng đối với các điều kiện môi trường sống khác nhau. Do đặc tính này mà thực vật có hiện tượng phân tầng và ý nghĩa sinh học rất lớn.
Ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình sinh sản của thực vật. Tương quan giữa thời gian chiếu sáng và che tối trong ngày - đêm gọi là quang chu kỳ. Tương quan này không giống nhau trong các thời kỳ khác nhau trong năm cũng như trên các vĩ tuyến khác nhau. Quang chu kỳ đã được Garner và Alland phát hiện năm 1920. Liên quan đến độ dài chiếu sáng, thực vật còn được chia thành nhóm cây ngày dài và cây ngày ngắn.
Cây ngày dài là cây ra hoa kết trái cần pha sáng nhiều hơn pha tối, còn ngược lại, cây ngày ngắn đòi hỏi độ dài chiếu sáng khi ra hoa kết trái ngắn hơn.
Ánh hưởng của ánh sáng đối với động vật Ánh sáng rất cần thiết cho đời sống động vật. Các loài động vật khác nhau cần thành phần quang phổ, cường độ và thời gian chiếu sáng khác nhau. Tùy theo sự đáp ứng đối với yếu tố ánh sáng mà người ta chia động vật thành hai nhóm :
- Nhóm động vật ưa sáng là những loài động vật chịu được giới hạn rộng về độ dài sáng, cường độ và thời gian chiếu sáng. Nhóm này bao gồm các động vật hoạt động vào ban ngày, thường có cơ quan tiếp nhận ánh sáng. Ở động vật bậc thấp cơ quan này là các tế bào cảm quang, phân bố khắp cơ thể, còn ở động vật bậc cao chúng tập trung thành cơ quan thị giác. Thị giác rất phát triển ở một số nhóm động vật như côn trùng, chân đầu, động vật có xương sống, nhất là ở chim và thú. Do vậy, động vật thường có màu sắc, đôi khi rất sặc sỡ (côn trùng) và được xem như những tín hiệu sinh học
- Nhóm động vật ưa tối bao gồm những loài động vật chỉ có chịu được giới hạn hẹp về độ dài sáng. Nhóm này bao gồm các động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang động, trong đất hay ở đáy biển sâu. Nhóm động vật này có màu sắc không phát triển và thân thường có màu xỉn đen. Những loài động vật ở dưới biển, nơi thiếu ánh sáng, cơ quan thị giác có khuynh hướng mở to hoặc còn đính trên các cuống thịt, xoay quanh 4 phía để mở rộng tầm nhìn, còn ở những vùng không có ánh sáng, cơ quan thị giác tiêu giảm hoàn toàn, nhường cho sự phát triển cơ quan xúc giác và cơ quan phát sáng.
Ở một số loài động vật có khả năng tiếp nhận những tia sáng khác nhau của quang phổ ánh sáng mặt trời mà mắt người không tiếp thu được.
Một số loài động vật thâm mềm dưới nước sâu và Rắn mai gầm có thể tiếp thu tia hồng ngoại. Ong và một số loài chim có thể phân biệt được mặt phẳng phân cực ánh sáng mà con người hoàn toàn không nhận biết, ngoài ra chúng còn có thể nhìn thấy được quang phổ vùng sóng ngắn trong đó có cả tia tử ngoại nhưng không nhận biết được tia sáng màu đỏ (có độ dài sóng lớn). Ong chính nhờ tiếp thu được mặt phẳng phân cực ánh sáng nên xác định được vị trí của mình mà định hướng được địa phương thậm chí cả khi Mặt Trời bị mây che lấp.
Nhiều loài động vật định hướng nhờ thị giác trong thời gian di cư. Đặc biệt nhất là chim, những loài chim trú đông bay vượt qua hàng ngàn kilômét đến nơi có khí hậu ấm hơn nhưng không bị chệch hướng.
Qua nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng ánh sáng sau khi kích thích cơ quan thị giác, thông qua trung khu thần kinh gây nên hoạt động nội tiết ở tuyến não thùy, từ đó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát dục ở động vật.
Ví dụ: Để rút ngắn thời gian phát triển ở cá hồi (Salvelinus fontinalles) người ta tăng cường độ chiếu sáng. Hoặc như cá chép nuôi ở những ruộng lúa vùng Quế Lâm (Trung Quốc) do ảnh hưởng của ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nên tuy cơ thể cá còn nhỏ (150-250 gam) nhưng đã thành thục sinh dục sớm (1 tuổi). Dựa vào hiện tượng đó, ngư dân vùng Quảng Đông (Trung Quốc) đã thúc đẩy cá chép đẻ sớm bằng cách hạ mực nước trong ao nuôi vào mùa xuân để tăng cường độ ánh sáng và nhiệt độ nước cho cá thành thục sinh sản sớm.
Thời gian chiếu sáng của ngày có ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản của nhiều loài động vật. Người ta nhận thấy rằng cá hồi (Salvelinus fontinalles) thường đẻ trứng vào mùa thu, nhưng nếu vào mùa xuân tăng cường thời gian chiếu sáng hoặc giảm thời gian chiếu sáng về mùa hè cho giống với điều kiện chiếu sáng mùa thu thì cá vẫn đẻ trứng.
Ở nhiều loài chim vùng ôn đới, cận nhiệt đới, sự chín sinh dục xảy ra khi độ dài ngày tăng. Một số loài thú như cáo, một số loài thú ăn thịt nhỏ; một số loài gậm nhấm sinh sản vào thời kỳ có ngày dài, ngược lại nhiều loài nhai lại có thời kỳ sinh sản ứng với ngày ngắn.
Ở một số loài côn trùng (một số sâu bọ) khi thời gian chiếu sáng không thích hợp sẽ xuất hiện hiện tượng đình dục (diapause) tức là có thể tạm ngừng hoạt động và phát triển.
18 tháng 10 2017

thí nghiệm mà bạn phuong

14 tháng 3 2017

Ở thằn lằn đốt sống thân mang xương sườn, một sô kết hợp với xương mó ác tạo thành lồng ngực để bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp, cổ có 8 đốt sống (nhiều hơn ở ếch đồng), nên rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng. Đốt sống đuôi dài, đuôi dài có tác dụng làm tăng ma sát giúp cho sự di chuyển trên cạn.


20 tháng 11 2017

Sự xuất hiện hệ tiêu hóa hoàn chỉnh có cả miệng và hậu môn, mỗi vùng của ống tiêu hóa có sự chuyên hóa đặc biệt, ống tiêu hóa có lớp cơ vòng làm tăng cường hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

20 tháng 11 2017

thanks

23 tháng 4 2017

Khái niệm: SSVT: là kiểu sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực(n) và giao tử cái(n) để tạo thành hợp tử. con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ.
SSHT: là kiểu sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử (2n). Hợp tử phát triển thành cơ thề mới.

Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính
Khái niệm Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái,con sinh ra từ 1 phần cơ thể mẹ Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới
Cơ sở tế bào học Nguyên phân Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
Đặc điểm di truyền - Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau giống cơ thể mẹ,
- Ít đa dạng về mặt di truyền
- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính trạng mới.
- Có sự đa dạng di truyền.
Ý nghĩa Tạo các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi

23 tháng 4 2017

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà thế hệ con được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất, và thừa hưởng các gen chỉ từ cơ thể mẹ đó. Sinh sản hữu tính là một quá trình tạo ra một sinh vật mới bằng cách kết hợp vật chất di truyền từ hai sinh vật.

- Có 8 hình thức sinh sản vô tính:

+ Sinh sản phân tách

+ Sinh sản bằng chồi

+ Sinh sản sinh dưỡng

+ Sự phát sinh bào tử

+ Sự phân mảnh

+ Agamogenesis

+ Trinh sản (parthenogenesis)

+ Apomixis và Nucellar embryony

- So sánh:

+ Sinh sản vô tính diễn ra ở một cá thể sinh vật như ở động vật cấp thấp, các loài vi sinh vật, thực vật… không cần phân tính và cũng không cần hai cá thể đực và cái. Từ một cơ thể không cần biết giới tính diễn ra quá trình sinh sản vô tính từ ngay chính cơ thể mẹ. sau quá trình sinh sản vô tính sẽ tạo ra một cá thể mới giống hoàn toàn với cơ thể mẹ về thông tin di truyền hay bộ ADN sinh vật mẹ và có thể nó đó là bản sao của cơ thể mẹ ít có sự khác biệt.
Một số kiểu sinh sản như thế này không qua quá trình giảm phân tạo giao tử một cách bình thường như ở các động vật hoặc thực vật mà là quá trình tạo cơ thể mới từ cơ thể mẹ, và quá trình sinh sản sinh dưỡng cũng là một trong những kiểu sinh sản vô tính như thế.
+ Sinh sản hữu tính chỉ diễn ra ở các sinh vật có phân tính hoặc diễn ra một cách đơn giản ở một số sinh vật cấp thấp và đòi hỏi có hai cơ thể. Quá trình sinh sản hữu tính diễn ra có sự trao đổi thông tin di truyền giữa hai cơ thể bố và mẹ để cuối cùng tạo ra một cơ thể mới có bộ gene khác với cơ thể bố mẹ (là một tổ hợp mới của bộ gene từ bố và mẹ). nếu có sự phân tính thì chính bộ gene sẽ quy định giới tính ở đời con.
Sinh sản kiểu này không cần phải luôn có giới tính (chỉ cần hai cá thể), sinh sản tiếp hợp và một số kiểu sinh sản khác ở các loài cấp thấp, trong sinh sản hữu tính cũng bao gồm sinh sản có thực hiện giảm phân ở các tế bào nhân thực.

__Chúc bạn học tốt__