K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2020

chép trên mạng à?

29 tháng 5 2020

Lê Hữu Trác vốn có tên cúng cơm là Huân (薰), biểu tự Cận Như (瑾如), bút hiệu Quế Hiên (桂軒), Thảo Am (草庵), Lãn Ông (懶翁), biệt hiệu cậu Chiêu Bảy (舅招𦉱), sinh ngày 12 tháng 11[2] năm Canh Tí (1720) tại xóm Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều (đặc biệt là từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với ở quê mẹ thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con thứ bảy của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng [3].

Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm Kỷ Mùi 1739). Khi ấy, Lê Hữu Trác mới 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân. Nhưng xã hội bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Chỉ một năm sau (1740), ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, "nghiên cứu trong vài năm cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình" (Tựa "Tâm lĩnh"). Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt. Đến năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự "bẻ tên cởi giáp" theo đuổi chí hướng mới.

Nghề thuốc

Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân ngũ, giải ngũ về phải gánh vác công việc vất vả "trăm việc đổ dồn vào mình, sức ngày một yếu" (Lời tựa "Tâm lĩnh"), lại sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Sau nhờ lương y Trần Độc, người Nghệ An là bậc lão nho, học rộng biết nhiều nhưng thi không đỗ, trở về học thuốc, nhiệt tình chữa khỏi.

Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc "Phùng thị cẩm nang" và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết chí học thuốc.

Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu "Hải Thượng Lãn ông". Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xứ Bầu Thượng quê mẹ. "Lãn ông" nghĩa là "ông lười", ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.

Mùa thu năm Bính Tý (1756), Lê Hữu Trác ra kinh đô mong tìm thầy để học thêm vì ông thấy y lý mênh mông nhưng không gặp được thầy giỏi, ông đành bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền, trở về Hương Sơn "từ khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách" (Tựa "Tâm lĩnh"), vừa học tập và chữa bệnh. Mười năm sau tiếng tăm của ông đã nổi ở vùng Hoan Châu.

Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ "Y tôn tâm lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông.

Lai kinh Ngày 12 tháng 1 năm Cảnh Hưng 43 (1782), ông nhận được lệnh chúa triệu về kinh. Lúc này ông đã 62 tuổi, sức yếu lại quyết chí xa lánh công danh, nhưng do theo đuổi nghiệp y đã mấy chục năm mà bộ "Tâm lĩnh" chưa in được, "không dám truyền thụ riêng ai, chỉ muốn đem ra công bố cho mọi người cùng biết, nhưng việc thì nặng sức lại mỏng, khó mà làm được" ("Thượng kinh ký sự"), ông hy vọng lần đi ra kinh đô có thể thực hiện việc in bộ sách. Vì vậy ông nhận chiếu chỉ của chúa Trịnh, từ giã gia đình, học trò rời Hương Sơn lên đường.

Ra kinh vào phủ chúa xem mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán, ông được Trịnh Sâm khen "hiểu sâu y lý" ban thưởng cho ông 20 xuất lính hầu, và bổng lộc ngang với chức quan kiểm soát bộ Hộ để giữ ông lại. Nhưng ông giả ốm không vào chầu, sau lại viện cớ tuổi già mắt hoa, tai điếc thường ốm yếu để được trọ ở ngoài. Bọn ngự y ghen tỵ với Lãn ông không chịu chữa theo đơn của ông, nên thế tử không khỏi, ông biết thế nhưng không hề thắc mắc với bọn thầy thuốc thiếu lương tâm này, kết quả để sớm thoát khỏi vòng cương tỏa của quyền thần, danh lợi.

Thời gian ở kinh đô, ông nhiều lần xin về thăm cố hương Hải Dương, nhưng mãi đến tháng 9 năm 1782, sau chúa Trịnh mới cho phép ông về. Không lâu sau, ông lại có lệnh triệu về kinh vì Trịnh Sâm ốm nặng. Về kinh ông chữa cho Trịnh Sâm khỏi và cũng miễn cưỡng chữa tiếp cho Trịnh Cán. Trịnh Sâm lại trọng thưởng cho ông. Ông bắt buộc phải nhận nhưng bụng nghĩ: "Mình tuy không phải đã bỏ quên việc ẩn cư, nhưng nay hãy tạm nhận phần thưởng rồi sau vứt đi cũng được" ("Thượng kinh ký sự").

Sau khi Trịnh Sâm chết vì bệnh lâu ngày sức yếu, Trịnh Cán lên thay, nhưng Trịnh Cán cũng ốm dai dẳng nên "khí lực khô kiệt", khó lòng khỏe được. Do nóng lòng trở về Hương Sơn, nhân có người tiến cử một lương y mới, Lê Hữu Trác liền lấy cớ người nhà ốm nặng rời kinh, ông rất vui mừng. Ngày 2 tháng 11 (năm 1782) Lãn ông về đến Hương Sơn.

Soạn sách

Năm 1783 ông viết xong tập "Thượng kinh ký sự" bằng chữ Hán tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa - những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Tập ký ấy là một tác phẩm văn học vô cùng quý giá. Mặc dầu tuổi già, công việc lại nhiều: chữa bệnh, dạy học, nhưng ông vẫn tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, viết thêm (tập Vân khí bí điển, năm 1786) để hoàn chỉnh bộ "Hải Thượng y tông Tâm lĩnh". Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại.

Ông qua đời vào ngày rằm tháng 1 năm Tân Hợi (1791) tại Bầu Thượng, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), thọ 71 tuổi. Mộ ông nay còn nằm ở khe nước cạnh chân núi Minh Từ thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn.

Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp "Nam dược trị Nam nhân" của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

4 tháng 5 2022

A. Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông)

27 tháng 3 2022

D
D
C

27 tháng 3 2022

D ( Lê Hữu Trác (tên hiệu Hải Thượng Lãn Ông) là một lang y, được coi là ông tổ ngành y học Việt Nam.)

D (Dưới triều Nguyễn nông dân phải lưu vong, phiêu tán khắp nơi vì nông dân bị địa chủ cường hào cướp ruộng đất, do đê vỡ liên tục)

13 tháng 4 2022

tham khảo

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một đại danh y tài năng xuất chúng hết lòng thương yêu người bệnh, một nhân cách cao thượng, một nhà tư tưởng lớn ở thế kỷ XVIII và là một danh nhân văn hóa thế giới. Ông tên thật là Lê Hữu Trác. Sinh ngày 11 tháng 12 năm Canh Tý (Tức ngày 11 tháng 12 năm 1720).

13 tháng 4 2022

REFER

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một đại danh y tài năng xuất chúng hết lòng thương yêu người bệnh, một nhân cách cao thượng, một nhà tư tưởng lớn ở thế kỷ XVIII và là một danh nhân văn hóa thế giới. Ông tên thật là Lê Hữu Trác. Sinh ngày 11 tháng 12 năm Canh Tý (Tức ngày 11 tháng 12 năm 1720).

- Sự hiểu biết của em về Lê Lợi, Lê Lai và Nguyễn Trãi là:

+ Lê Lợi: Lê Lợi sinh ra trong một gia đình giàu có, có hàng nghìn tôi tớ ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ Nhà Minh đô hộ nước Việt. Thời bấy giờ có nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt nổ ra chống lại quân Minh nhưng đều thất bại. Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với lực lượng ban đầu chỉ khoảng vài nghìn người. Thời gian đầu ông hoạt động ở vùng thượng du Thanh Hóa, quân Minh đã huy động lực lượng tới hàng vạn quân để đàn áp, nhưng bằng cách hoặc trốn tránh hoặc sử dụng chiến thuật phục kích hoặc hòa hoãn, nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh dần lên. 5 năm sau (1424), Lê Lợi quyết định đánh vào Nghệ An, Thuận Hóa, liên tục thắng trận rồi trở ra giải phóng Thanh Hóa. Tới năm 1426, quân Lam Sơn đã làm chủ từ Thanh Hóa tới Thuận Hóa, quân Minh chỉ còn co cụm trong các thành Nghệ An, Thuận Hóa và Thanh Hóa.

+ Lê Lai: Lê Lai sinh ra ở thôn Dựng Tú, xã Đức Giang huyện Lương Giang (nay là Thôn Thành Sơn (Làng Tép), xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa), cha tên là Lê Kiều, nối đời làm chức phụ đạo trong vùng, con lớn tên Lê Lạn, con thứ là Lê Lai. Lê Lai được sử gia Lê Quý Đôn miêu tả trong sách Đại Việt thông sử là có tính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cần cho Lê Lợi rất chu đáo.

+ Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời đến làng Nhị Khê (nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thủ đô Hà Nội) là con của Nguyễn Phi Khanh , tiến sĩ cuối đời Trần, cháu ngoại tư đồ Chương Túc Quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán. Dưới thời nhà Trần, cha ông là Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh được Tư đồ Trần Nguyên Đán mời về dạy hai người con gái, con trưởng tên là Thái, con thứ tên Thai. Nguyễn Phi Khanh dạy Thái, nhân gần gũi, đã làm thơ quốc ngữ khêu gợi Thái, có quan hệ nam nữ với Thái, Hán Anh cũng làm thơ quốc ngữ bắt chước Phi Khanh. Rốt cuộc Thái có thai, Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh bỏ trốn, đến ngày Thái đẻ, Trần Nguyên Đán mới hỏi Nguyễn Phi Khanh ở đâu, người nhà bảo Nguyễn Phi Khanh đã trốn đi. Trần Nguyên Đán cho gọi hai người về gả con gái cho Nguyễn Phi Khanh, sinh ra Nguyễn Trãi. Sau đó Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh thi đỗ nhưng vua Trần Nghệ Tông bỏ không dùng, cho rằng "Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng''. Theo nghiên cứu sử gia hiện đại Trần Huy Liệu, Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái có với nhau 5 người con theo thứ tự là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn Phi Hùng. Mẹ ông mất sớm, bố ông ở rể ở nhà ngoại, anh em Nguyễn Trãi ở nhà ông ngoại là Trần Nguyên Đán, đến năm 1390 thì Trần Nguyên Đán mất. Nguyễn Phi Khanh phải một mình nuôi các con.

2 tháng 2 2021

Cảm ơn bạn

 

6 tháng 4 2021

Năm 1424

Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

Năm 1425

Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

Tháng 9.1426

Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

Tháng 11.1426  

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

10.1427

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

6 tháng 4 2021

1.

Năm 1424

Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

Năm 1425

Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

Tháng 9.1426

Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

Tháng 11.1426  

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

10.1427

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết  thúc

 

2.

1. Tổ chức bộ máy chính quyền

- Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.

- Tổ chức bộ máy chính quyền: đứng đầu triều đình là vua. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.

- Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Ngoài ra, còn có một số cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần).

- Thời Lê Thái Tổ, Thái Tông, cả nước chia làm 5 đạo; từ thời Thánh Tông, được chia lại thành 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo  thừa tuyên là ba ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện và xã.

2. Tổ chức quân đội

- Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

- Quân đội có hai bộ phận chính: quân triều đình và quân địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh.

- Vũ khí có đao, kiếm, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.

- Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi, nhất là những nơi hiểm yếu.

3. Luật pháp

- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới  mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là  luật Hồng Đức).

- Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc ; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

12 tháng 5 2021

- Nguyên nhân: Đời sống nhân dân khổ cực

+ Địa chủ, cường hào chiếm hết ruộng đất

+ Quan lại tham nhũng

+ Tô thuế nặng nề

+ Nạn đói, dịch bệnh hoành hành

- Diễn biến

+ Phan Bá Vành: Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định) đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình

+ Nông Văn Vân: cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đội quân lớn kéo lên đàn áp nhưng không hiệu quả. Lần thứ 3 (năm 1835) quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng

+ Lê Văn Khôi: cả sáu Tỉnh Nam Kỳ đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó Viên tướng Thái Công Triều làm phản đầu hằng triều đình

- Kết quả: Đều thất bại

3 tháng 4 2017

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.


Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Trị vì : 22 tháng 12 năm 1788 – 16 tháng 9 năm 1792

1)Tước hiệu

2)Niên hiệu

3)Thụy hiệu

4)Miếu hiệu

5)Triều đại

6)Thân phụ

7)Sinh

8)Mất

( bảng dưới)

Long Nhương Tướng Quân, Bắc Bình Vương, Quang Trung Hoàng Đế
Quang Trung: 1788 - 1792
Vũ Hoàng Đế
Tây Sơn Thái Tổ
Nhà Tây Sơn
Nguyễn Phi Phúc
1753
Bình Định, Việt Nam
16 tháng 9, 1792 (38–39 tuổi)
Phú Xuân, Việt Nam

Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.