Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo :
Nếu em là nhà phân phối hàng xuất nhập khẩu, em sẽ chọn xuất khẩu sẽ là gạo, lúa mì vì thứ nhất châu phi là một nước nghèo, thường xuyên bị nạn đói đe doạ trong khi nước ta vốn là nước nông nghiệp lúa gạo. Nếu như vậy em sẽ thu lại một số vốn và en sẽ dùng số vốn đó để mua lại mặt hàng ở châu phi như xăng dầu vì đó là những thứ mà Việt Nam chúng ta còn thiếu và ở Châu Phi thì dư và thừa nhưng do châu phi chưa đủ tân tiến để mua máy móc về xuất khẩu và chế các mặt hàng đó ra để bán như các nước khác nên phải bán những khoán sản chưa chế biến
Theo em, em sẽ suất khẩu gạo sang Châu Phi vì Châu Phi cần nhập khẩu gạo do đất đai không màu mỡ, chỉ trồng được những cây công nghiệp nhiệt đới. Em sẽ nhập khẩu từ chấu Phi những cây công nghiệp nhiệt đới: cà phê,... Vì ở bên đó, người ta trồng nhiều các loại cây này.
1.Hãy nêu vị trí địa lí của châu Phi.
- Châu Phi nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam , tương đối cân xứng ở hai bên xích đạo
2. hãy viết những hiểu biết của em về tình hình đô thị hóa về thành phố Quảng Ngãi.
Ở các thành phố lớn, lâu đời, nông thôn bị đẩy ra ven đô, còn ở các đô thị mới phát triển, nhiều nơi nông thôn còn nằm ngay trong nội đô. Đô thị phát triển mở rộng, xu thế dân cư bám hai bên đường. Sau lưng các dãy phố vẫn là vùng nông thôn cả về bản sắc và tập quán sinh hoạt của người dân.
Nhớ ngày mới chia tỉnh, đoạn giữa đường Quang Trung, nơi phố xá sầm uất nhất, thì phía sau dãy phố vẫn là ruộng, vườn, với những ngôi nhà tranh và bãi rác. Đến nay những vùng nông thôn ấy (Sau đây tạm gọi là “vùng lõm nông thôn”) không còn nữa, mà đã trở thành phố xá, vì dân cư ngày càng phát triển, những vùng ấy trở nên đắc địa. Vậy là phải sau 20 năm, “vùng lõm nông thôn” ấy mới trở thành đô thị. Đấy là “vùng lõm”giữa nội đô, nếu là các vùng ven đô thì chắc chắn còn lâu hơn nữa. Thực trạng hiện nay, “vùng lõm nông thôn” trong nội đô thành phố Quảng Ngãi đều có tại 8/9 phường nội thị tạo nên những hệ lụy trước mắt do tác động của “đô thị hóa mặt tiền” song về thời gian lại kéo dài, đó là:
- Hệ thống giao thông chắp vá, tạm bợ, vừa không đáp ứng đi lại, vừa xuống cấp nghiêm trọng về chất lượng.
- Hệ thống cấp thoát nước không hoàn chỉnh, đồng bộ dẫn đến thiếu nước sinh hoạt, người dân phải sử dụng nước ngầm bằng cách đóng giếng rất bất lợi; úng ngập cục bộ kéo dài trong mùa mưa lũ do phát sinh sau khi “đô thị hóa mặt tiền”.
- Hệ thống cấp điện tuy có cải tạo hoàn thiện nhưng vẫn còn mang tính tạm thời, nhiều nơi thiếu an toàn.
- Chất thải sinh hoạt không được kiểm soát, thu gom triệt để, thậm chí có nơi còn là bãi chứa tự phát của một số người dân thiếu ý thức bảo vệ môi trường.
Từ những hệ lụy trên đã gián tiếp và trực tiếp tác động xấu đến đời sống một bộ phận người dân đô thị ở “vùng lõm nông thôn” hiện nay, tạo sự bất bình đẳng trong cộng đồng cư dân đô thị Quảng Ngãi giữa 2 vùng “đô thị mặt tiền” và “đô thị vùng lõm nông thôn” chỉ cách nhau vài bước chân kéo dài nhiều năm trong lòng đô thị loại II của tỉnh Quảng Ngãi, đây là điều khó chấp nhận với đô thị hiện đại ngày nay.
Để khắc phục tình trạng “vùng lõm nông thôn” trên, theo suy nghĩ của chúng tôi, cần thực hiện các giải pháp sau:
1. Về quy hoạch: cần có bản quy hoạch tổng thể và chi tiết chất lượng cao, tương đối ổn định lâu dài. Các đề án quy hoạch ấy phải xác định rõ vùng nào cần phát triển thành đô thị ngoài nội đô hiện tại. theo chúng tôi, có thể phát triển các thị trấn vệ tinh như Ba La, Quán Láng. Phú Thọ, Mỹ Khê, Tịnh Kỳ (khu vực giáp cảng Sa kỳ), Châu Sa. Các xã ngoại đô và các xã mới sát nhập vào thành phố cần phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới.
Như vậy, chúng ta sẽ có phố xá hiện đại và làng quê mới, tạo ra sự cân bằng sinh thái.
2. Thành phố Quảng Ngãi không nên mở rộng quá nhanh, mà cần có quy hoạch chi tiết các vùng dân cư hiện đại. Ở các “vùng lõm nông thôn”, nhanh chóng thực hiện các dự án khu dân cư, đây là biện pháp tích cực nhất để dần xóa bỏ tình trạng “vùng lõm”.
Các “vùng lõm” được lập dự án, không nên di dân đi nơi khác, mà để họ tái định cư trong khu ấy hoặc những khu dân cư khác gần kề đã xây dựng xong. Có như vậy người dân mới thấy mình có quyền lợi chính đáng khi giao đất cho nhà nước và tái định cư.
3. Về xây dựng nhà ở trong các Khu Đô thị mới, nên để người dân tự xây dựng. Chính quyền cần quản lý chặt quy hoạch và kiến trúc.
Ở các “Tỉnh lẻ” như tỉnh ta, không nên xây dựng chung cư vì “đất rộng người thưa”, bản thân người dân lại muốn có nhà riêng.
Qua những giải pháp nêu trên, chúng tôi hy vọng rằng Thành phố ta sẽ sớm có đô thị ra đô thị, nông thôn ra nông thôn, nhanh chóng xóa đi tình trạng “xôi đậu” nông thôn trong lòng đô thị. Đó cũng là biện pháp tích cực để nâng cao dân trí đời sống văn minh đô thị cho cả cộng đồng cư dân đô thị Thành phố Quảng Ngãi thời gian đến.
3. Nếu em là nhà phân phối xuất nhập khẩu, em sẽ chọn sản phẩm nào của Việt Nam để xuất khẩu sang châu Phi và nhập khẩu mặt hàng gì từ châu Phi về Việt Nam? Cho biết lí do.
- Nếu em là nhà phân phối xuất nhập khẩu, em sẽ chọn quần áo , lương thực của Việt Nam để xuất khẩu sang châu Phi và nhập khẩu mặt hàng khoáng sản như vàng , kim cương ,... từ châu Phi về Việt Nam .
- Bởi vì ở Châu Phi thiếu lương thực và có ít quần áo để mặc mà ở Việt Nam không thiếu những thứ đó . Còn em sẽ nhập khẩu khoáng sản về Việt Nam vì ở Châu Phi có rất nhiều khoáng sản mà ở Việt Nam lại rất ít.
P/s : có j sai sót thì góp ý cko mk nhé
1.Châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích hơn 30 triệu km2. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. vì vậy châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.
Bao bọc quanh châu Phi là các đại dương và biển : Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ. Phía đông bắc, châu Phi nối liền VỚI châu Á bởi eo đất Xuy-ê. Người ta đã đào kênh Xuy-ê cắt qua eo đất này, thông Địa Trung Hải với Biển Đỏ.
Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo ; lớn hơn cả là đảo Ma-đa-ga-xca và bán đảo Xô-ma-li.
Mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa liên minh Châu Âu và Việt Nam
- Năm 1992 hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU mới thực sự bắt đầu, khi Việt Nam và cộng đồng Châu Âu (nay là EU) kí kết Hiệp định dệt may.
- Năm 1995 Việt Nam và cộng đồng Châu Âu đã kí kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế.
- Năm 1996 ủy ban Châu Âu thành lập phái đoàn đại diện thường trực tại Việt Nam.
- Năm 2010 kí tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.
- Năm 2012 Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện EU-Việt Nam (PCA), được ký kết, thể hiện cam kết của Liên minh Châu Âu trong việc tiến tới mối quan hệ hiện đại, trên diện rộng và cùng có lợi với Việt Nam.
- Năm 2019 Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên minh Châu Âu (EU) và đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU.
Các mặt hàng xuất khẩu
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
- Các mặt hàng nông nghiệp đã qua chế biến: Rau quả, thuỷ sản, gạo, cà phê, hạt điều, cao su, hạt tiêu, chè.
Các mặt hàng nhập khẩu
- Dược phẩm.
- Sản phẩm hóa chất.
- Linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, máy móc các loại.
- Và nhiều sản phẩm khác.
Nếu em là nhà phân phối hàng xuất nhập khẩu em sẽ :
- Xuất khẩu : lúa gạo . Vì Châu Phi thường bị nạn đói đe dọa
- Nhập khẩu : khoáng sản . Vì Việt Nam thiếu nhiều loại khoáng sản mà Châu Phi thừa
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Em sẽ chọn xuất khẩu sẽ là gạo, lúa mì vì thứ nhất châu phi là một nước có nhiệt độ cao không thích hợp để trồng các loại cây này. Thứ hai là châu phi là nước thường xuyên bị nạn đói đe doạ. Nếu như vậy em sẽ thu lại một số vốn và en sẽ dùng số vốn đó để mua lại mặt hàng ở châu phi như xăng dầu vì đó là những thứu mà việt nam chúng ta còn thiếu và ở châu phi thì dư và thừa nhưng do châu phi chưa đủ tân tiến để mua máy móc về xuất khẩu và chế các mặt hàng đó ra để bán như các nước khác nên phải bán những khoán sản chưa chế biến
Nhiêu đó thoi nhoa bợn hiền