K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2019

Mình lấy ở địa phương khác nhé chứ mình không biết thanh mai ở đâu.

Tham khảo:

Miền Bắc


Bắc Cạn:


Bắc Cạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh.


Cao Bằng:


Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng


Bắc Giang:


Ai lên làng Quỷnh hái chè
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
Muốn ăn cơm trắng cá mè
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh
Muốn ăn cơm trắng cá rô
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!


Hà Nội:


1.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng


2.

Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà
Bườm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa...
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang


3. Chùa Hương

Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?

4.

Ngày xuân cái én xôn xao
Con công cái bán ra vào chùa Hương
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.


5. Đường phố Hà Nội

Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho


Bắc Ninh:

Chiều trên cánh đồng Bắc Ninh
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

Chúc bạn học tốt!

11 tháng 9 2019

Duong Thanh Mai dai cat de di

Gieng Thanh Mai vua trong vua sach

3 tháng 2 2017

Bạn có cần nữa không?

25 tháng 6 2017

Từ thuở ấu thơ cho đến bây giờ, em ghi nhớ mãi có lẽ là nụ cười của mẹ. Nụ cười của mẹ luôn nở trên môi trong suốt thời gian chăm sóc nuôi em lớn lên như hôm nay. Nụ cười của mẹ là cả một tình yêu đối với em.

Từ lúc nhỏ em đã thấy mẹ làm công việc vất vã cho gia đình em nhưng trên khuôn mặt mẹ luôn nở nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc. Nụ cười của mẹ đã an ủi em khi ba đánh. Nhiều lần, em bị ốm nặng, mẹ đã chăm sóc em thật chu đáo. Mỗi khi mẹ buồn rầu, em cảm thấy khuôn mặt mẹ vắng nụ cười. Lúc ấy em lo lắng biết bao. Em đến bên mẹ :”Mẹ ơi! Sao mẹ buồn thế, mẹ buồn con phải không?” Mẹ nói:”Không sao, mẹ chỉ hơi mệt. Mẹ nghĩ ngơi một chút sẽ khỏi” Em mong mẹ khỏi bệnh thật nhanh để em lại thấy nụ cười của mẹ. Em luôn giúp đỡ mẹ để mẹ vui lòng, luôn có nụ cười trên môi.

Và nụ cười của mẹ theo suốt cuộc đời, động viên khích lệ em vững bước trên đường đời. Em sẽ tự hào về nụ cười của mẹ. Một người mẹ kính yêu của em...

28 tháng 9 2017
  • Chồng người đánh giặc sông Lô

Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần

Chồng người cưỡi ngựa bắn cung

Chồng em ngồi bếp cầm thun bắn ruồi.

  • Con cò chết rũ trên cây,

Cò con mở lịch xem ngày làm ma.

Cà cuống uống rượu la đà,

Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,

Chào mào thì đánh trống quân

Chim chích cởi trần,vác mõ đi rao.

  • Bà Bảy đã tám mươi tư

Ngồi trông cửa sổ gửi thư kén chồng.

  • Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi răng?

Thầy bói gieo quẻ nói rằng,

Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn

  • Bước sang tháng sáu nước giá chân,

Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi.

Con chuột kéo cầy nồi nồi,

Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong.

Vườn rộng thì thả rau rong.

Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa.

Đàn bò đi tắm đến trưa,

Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương.

Voi kia nằm ở gậm giường,

Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn.

Chuồn kia thấy cám liền ăn,

Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua.

  • Bao giờ cho đến tháng ba,

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.

Hùm nằm cho lợn liếm lông,

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười

Con gà nậm rượu nuốt người lao đao

Lươn nằm cho trúm bò vào

Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô

Thóc giống cắn chuột trong bồ

Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu

Chim chích cắn cổ diều hâu

Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.

28 tháng 8 2016

Soạn bài : Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

  Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài CA DAO, DÂN CANHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH I. VỀ THỂ LOẠI1. Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay còn phân biệt ca dao và dân ca:Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.2. Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.3. Bên cạnh những đặc điểm chung với thơ trữ tình (có vần, nhịp, sử dụng nhiều biện pháp tu từ,...), ca dao, dân ca có những đặc thù riêng:+ Ca dao, dân ca thường rất ngắn, đa số là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ.+ Sử dụng thủ pháp lặp (lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,...) như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.4. Ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc, về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. Ngôn ngữ ca dao, dân ca là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần với lời nói hằng ngày của nhân dân và mang màu sắc địa phương rất rõ.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Căn cứ vào nội dung câu hát có thể thấy: bài ca dao thứ nhất là lời của người mẹ hát ru con, bài  thứ hai là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ, bài thứ ba là lời của con cháu đối với ông bà, bài thứ tư là lời của cha mẹ dặn dò con cái hoặc lời anh em tâm sự với nhau.2. Bài 1, tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.3. Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khổ lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ốm, bệnh tật.Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:- Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy.- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.- ruột đau chín chiềuchín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.4. Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh: nỗi nhớ được so sánh như nuộc lạt buộc trên mái nhà (rất nhiều).Cái hay của cách diễn đạt này nằm ở cách dùng từ “ngó lên” (chỉ sự thành kính) và ở hình ảnh so sánh: nỗi nhớ – nuộc lạt trên mái nhà. Hình ảnh “nuộc lạt” vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha).5. Bài 4 là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân” (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất). Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.  6. Những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong cả bốn bài ca dao:- Thể thơ lục bát.- Cách ví von, so sánh.- Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày.- Đặc biệt, ngôn ngữ vẫn mang tính chất hướng ngoại nhưng không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Cách đọcCác bài ca dao đều được viết theo thể lục bát, nhịp 2/2 hoặc 4/4, do đó cần đọc trầm và nhấn giọng, thể hiện mối quan hệ tình cảm chân thành, thắm thiết.2. Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca là tình cảm gia đình. Những câu ca thuộc chủ đề này  thường là những lời ru của mẹ, lời cha mẹ, ông bà nói với con cháu hoặc ngược lại nó là lời con cháu nói với cha mẹ ông bà nhằm bày tỏ những tình cảm về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt.3. Có thể kể thêm một số câu ca dao sau:       - Công cha như núi Thái Sơn         Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính cha       Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. - Chiều chiều ra đứng ngõ sau        Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.- Chiều chiều ra đứng bờ sông              Muốn về quê mẹ mà không có đò.
14 tháng 8 2017

Ca dao dân ca Việt Nam nhiều lần nhắc đến con cò, cái cò bay lả bay la, cái cò lặn lội bờ sông... cái cò gần gũi và quen thuộc, hiền lành và chịu khó, gắn bó với dân cày ta. Cánh cò là hình ảnh quê hương. Đàn cò là hình ảnh thân thuộc của quê ta, sớm sớm chiều chiều cánh cò trắng nổi bật trên nền xanh của ngô, lúa, nương dâu. Cánh cò tô một vẻ đẹp của cảnh làng xóm thanh bình:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa Phủ, bay ra cánh đồng

Non cao, biển rộng, sông dài, đâu đâu trên đất nước ta cũng có hình ảnh con cò thân thuộc.

Hình ảnh con cò được nâng lên thành biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người nông dân như siêng năng, cần mẫn, lam lũ, chịu khó, hiền lành, chất phác... Có được hạt gạo dẻo thơm thì phải một nắng hai sương, đắng cay muôn phần thấm bao mồ hôi. Cuộc sống của họ chẳng khác nào:

Con cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Cò về đến luỹ cò ơi

Con mày bỏ đói ai nuôi hỡi cò!

Cuộc đời của cò thật sương gió, bầy con nheo nhóc bơ vơ. Con cò vừa chịu thương chịu khó nhưng cuộc đời đầy cám cảnh cò ơi!

Người nông dân thức khuya dậy sớm lam lũ trong cảnh:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Rồi bới đất vặt cỏ mà vẫn lam lũ. Cuộc sống cái cò cũng vậy:

Trời mưa quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đáo

Con cò kiếm ăn

quả dưa, con ốc, con tôm, con cò là những tạo vật, là cách nói so sánh ví von về những con người trong xã hội cũ. Trong mưa gió hình như quả dưa trở nên biến dạng méo mó vẹo vọ, con ốc nằm co, con tôm gặp mưa bật nhảy lên đánh đáo. Chỉ riêng có cái cò là vẫn chủ động trong công việc của mình là kiếm ăn.

Cái cò, không hẳn chỉ nói về số phận long đong vất vả mà còn là đại diện cho tầng lớp dân nghèo thấp cổ bé họng quanh năm tần tảo làm ăn. Đôi khi cái cò cũng là nguồn cảm hứng ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu trai gái thắm thiết thuỷ chung trên ruộng lúa nương dâu, bên giếng nước gốc đa, sân đình những đêm trăng sáng... Nhìn bầy cò chao liệng trên đồng quê, họ hát lên những câu hát giao duyên tình tứ, gửi gắm nỗi nhớ thương niềm mơ ước về hạnh phúc lứa đôi:

Một đàn cò trắng bay quanh,

Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta

Mình nhớ ta như cà nhớ muối

Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng

loan nhớ phượng, mình nhớ ta... là những mối tình quê thật đẹp. Họ ước mơ đoàn tụ, sống bên nhau thuỷ chung son sắc cả cuộc đời. Nhìn bầy cò gần gũi, khăng khít với nhau trong cuộc sống, họ liên tưởng và ước mơ một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Cuộc sống của bầy cò cũng hồn nhiên, chất phác, đậm đà chất dân quê như chính những con người lao động vậy.

Gặp lúc chiến binh trai tráng trong làng tòng quân đánh giặc bảo vệ hoà bình cho quê hương xóm làng. Ra đi bỏ lại sau lưng quê nghèo nương lúa bờ tre thân thuộc. Đặc biệt, trong mỗi gia đình họ bỏ lại vợ trẻ con thơ. Hình ảnh con cò lặn lội, đi xúc tép, lên thác xuống ghềnh tượng trưng cho những cảnh đời lận đận, những đức tính tần tảo, siêng năng, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Hay

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con!

Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ. Sau luỹ tre làng là những chị Dậu long đong lận đận trong sự vật lộn với miếng cơm manh áo. Có biết bao nước mắt đã chảy, một đời cò! Họ là những thân cò không hơn không kém, nước mắt nỉ non trên vai gánh nặng quá sức hỏi rằng: cò ơi chịu được hỡi cò? Những tiếng khóc than, ai oán như vọng vào năm tháng?.

Nhìn bầy chim hiền lành cùng kiếm ăn trên đồng ruộng: con cò, con vạc, con nông, giữa chúng có một tình bạn cay đắng ngọt bùi cùng san sẻ. Nhìn bầy chim ấy họ như thấy chúng đang trò chuyện với nhau, tâm sự cùng nhau về những ước mơ trong cuộc sống. Chúng là hiện thân cho tình làng nghĩa xóm, tình bè bạn tương thân tương ái.

Cái cò, cái vạc, cái nông

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Cuộc sống và số phận của cò trải bao trắc trở, nó không đơn thuần là sự khó khăn vất vả trong sinh nhai, mà với cò tai hoạ có thể rình rập, hoạn nạn xảy ra thường xuyên:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Tiếng kêu cứu của cò trong đêm sao mà tha thiết thế. Tiếng kêu ấy cũng ai oán như tiếng kêu của những người dân hiền lành lương thiện dưới ách áp bức, bóc lột của bọn cường hào địa chủ. Nhưng điều làm cho ta cảm động là phẩm chất trong sáng cao quý thà chết trong còn hơn sống đục, trong sạch giữa cuộc đời cay đắng.

Cay đắng hơn trong đám tang con cò, cuộc đời hắt hiu nghèo khổ của những người nông dân một thời lam lũ lại hiện ra:

Cái cò chết tối hôm qua

Có hai hạt gạo với ba đồng tiền

Một đồng thuê trống, thuê kèn,

Một đồng mua mã đốt đèn thờ vong.

Một đồng mua mớ rau răm,

Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Cuộc sống bế tắc, túng bấn tưởng như không bao giờ ngóc đầu lên được. Những tiếng than thở, những giọt nước mắt trong số phận bi thảm là những cảnh đời, những số phận của người nông dân xưa. Qua những dòng thơ về đám ma cò chính là biểu hiện lẽ sống có tình có nghĩa vẹn tròn sau trước.

Ngoài ra còn một số bài ca dao trào phúng mượn hình ảnh con cò để chế giễu những thói hư tật xấu trong nhân dân. Hay ăn quà như: con cò kỳ, thô bạo như con cò quăm.. Những bài ca dao này có tác dụng giáo đục sâu sắc:

Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai

Có đánh thì đánh sớm mai,

Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm!

Con cò trong ca dao dân ca là hình ảnh quen thuộc, nó gắn liền với tâm hồn nhân dân ta. Cái cò đáng yêu, hiền lành in đậm vào mỗi người dân Việt Nam.

Đồng xanh như không thể vắng bóng cò bay lả bay la rập rờn cũng như cuộc đời không thể thiếu lời ru của bà của mẹ. Từ cánh cò trong ca dao giúp ta thêm yêu cuộc sống của người nông dân chân lấm tay bùn. Tất cả đã gắn bó với chúng ta như máu thịt:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

(Nguyễn Đình Thi)



26 tháng 1 2017

1. Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.


2. Sông Tô một dải lượn vòng
ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh
Sông Hồng một khúc uốn quanh
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.


3. Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.


4. Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...


5. Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.


6. Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này


7. Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.


8. Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Bưởi với anh thì về
Làng anh có ruộng tứ bề
Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ...

Hỡi cô mà thắt bao xanh
Có về Kim Lũ với anh thì về
Kim Lũ có hai cây đề
Cây cao bóng mát gần kề đôi ta.

Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Vẽ với anh tìm về
Kẻ Vẽ có thói có lề
Kẻ Vẽ lại có nhiều nghề đâu hơn.

Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Phú Diễn với anh thì về
Phú Diễn có cây bồ đề
Có sông tắm mát, có nghề ăn chơi...

9. Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

Ai về Đào Xá vui thay
Xóm Bắc có chợ, xóm Tây có chùa
Xóm Đông có miếu thò vua
Xóm Nam có bến đò đưa dập dìu...


10. Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu
Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng


11. Lạy trời cho cả gió lên
Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành

Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn

Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.

Long thành bao quản nắng mưa
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...

Trời cao biển rộng đất dày
Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.


12. Hỏi người xách nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này
Và ướm lời hò hẹn:
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang
Phiên rằm cho chính Yên Quang
Yêu hoa, anh đợi hoa nàng mới mua...


13. Ông quan ở huyện Thanh Trì
Miếng mỡ thì lấy, miệng bì thì chê.


14. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An


15. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô.


16. Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho.


17. Hà Nội là trái tim ta
Trái tim đất nước, gần xa giữ gìn.
Mày mà đụng đến trái tim,
Sóng căm thù sẽ nhận chìm mày ngay.
Đã chôn hăm mốt máy bay
Vẫn còn sẵn hố đợi mày ở đây.


18. Hà Thành là chốn kinh đô
Vừa đông, vừa đẹp lại vừa rộng thay!
Cửa nhà san sát đó đây
Gác trên gác dưới bên ngoài, bên trọng
Ai ơi đứng lại mà trông
Nguy nga tráng lệ non bồng nào hơn!
Dập dìu xe ngựa bon bon
Ban đêm đèn điện sáng hơn ban ngày.
Này đây hàng Trống, Hàng Bài
Đi thêm mấy bước rẽ ngay Hàng Hòm
Hai bên chồng chất tráp son
Hàng Gai chỉ bước đường con rõ ràng
Hàng Đào rồi đến Hàng Ngang
Tập trung khách trú bán hàng vui thay
Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Mây
Hàng Bút, Thuốc Bắc, tạt ngay Hàng Bồ
Hiệu ta, hiệu Khách đổ xô
Bán đèn, bán lọ những đồ rất sang
Cầu Gỗ trông ra rõ ràng
Đi thêm mấy bước thì sang Hàng Bè
Dần dần tới chợ Hàng Tre
Ngổn ngang nhộn nhịp thuyền bè dưới sông.


19. Hà Thành là chốn kinh đô
Đứng ở Hàng Mắm mà trông
Kìa Ô Quan Chưởng, Cầu Đông đó mà
Hàng Đường, Hàng Đậu đâu xa
Hàng Nâu rẽ lại thì là Đồng Xuân
Hàng Than, Hàng Cót rảo chân
Đến phố Hàng Lọng là gần nhà ga
Trở lại đến phố Hàng Lờ
Rẽ tay phải phố Hỏa Lò chẳng sai
Nhằm dốc Cây Thị ta xuôi
Chiều tà, Chợ Đuổi thì người mới đông
Bán mua vội vã cho xong
Nhá nhem thời tối chợ không kéo dài
Phố ta tạm kể thế thôi
Phố Tây thì phải dạo chơi: Tràng Tiền
Thái Hà, Trường Bưởi, Trung Hiền
Có tầu điện chạy liên miên cả ngày
Tiền đi thì thực rẻ thay
Hai xu cái vé lên ngay tha hồ
Lại còn cả bến ô tô
Chở khách, chở đồ tùy ý người thuê.
Bờ hồ cảnh ấy vui ghê.


20. Hà Thành là chốn kinh đô
Ngọc Sơn, Tháp Bút, vua Lê tượng đồng
Đua nhau ngàn tía muôn hồng
Một màu nước biếc soi lồng bóng cây
Đêm nào cũng có tích hay
Kìa nhà chớp bóng, ta nay rẽ vào
Lòng em nghĩ ngợi ra sao?
Sán Nhiên, Quảng Lạc ồn ào cả đêm
Cải Lương Hý viện kề bên
Ngọt ngào tiếng hát cũng nên mất tiền
Những khi vui thú giải phiền
Dạo chơi Bách thú, quanh miền Hồ Tây
Mặt hồ hây hẩy heo may
Trong trong gió mát dễ say lòng người
Hà thành đẹp lắm ai ơi!


21. Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng có gì ngon hơn?


22. Mễ Trì thơm gạo tám xoan
Dự hương, dé cánh thóc vàng như tơ.


23. Đi đâu mà chẳng biết ta
Ta ở kẻ Láng vốn nghề trồng rau
Rau thơm, rau húng, rau mùi
Thì

26 tháng 1 2017
1.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng

2 .
Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa..
Có về Hà nội với ta thì về
Đừng thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang

3 .
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho

4.
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây

5.
Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.

6.
Con sông chạy tuột về Hà
Nhớ ai Hà Nội trông mà ngùi thương
Nhớ người cố quận tha hương
Nhớ ai thì nhớ nhưng đường thời xa.

7.
Đường về xứ Lạng mù xa
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang

8.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

9.
Trên trời có một ông sao
Chỗ quang chẳng mọc mọc vào đám mây
Nước Hồ Tây biết bao giờ cạn
Nhị vườn đào biết vạn nào hoa
Đưa nhau một quãng đường xa
Hỏi thăm anh Tú có nhà Cửa Nam

10.
Ai về thăm huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Ngàn năm dấu vết chiến trường còn đây.
26 tháng 9 2017

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Anh em một họ một nhà
Thương nhau chân thật đường xa cũng gần.

Anh em ăn ở thuận hoà
Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.

Anh em hiền thậm là hiền
Bởi một đồng tiền mà đấm đá nhau.

Chúc bn học tốt!hihi

Anh em hiền thậm là hiền
Bởi một đồng tiền mà đấm đá nhau.

---

Anh em hiếu thảo thuận hiền
Chớ vị đồng tiền mà mất lòng nhau.

---

Khi nghèo thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em.

---

Anh em ăn ở thuận hoà
Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.

----

Anh em bốn bể là nhà
Người dưng khác họ vẫn là anh em.