K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2018

- Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự,số từ đứng sau danh từ.

Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.

- Lượng từ

Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm: nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể; nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.

- Chỉ từ

Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.

Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

- Phó từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

+   Các loại : có hai loại lớn:

            Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Những phó từ này thường bổ sung ý nghĩa liên quan tới hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nên ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian; mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.

            Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

1 tháng 11 2016

DT + có thể lm chủ ngữ trong câu

+ có thể lm vị ngữ nhưng khi DT lm vị nhữ phải có từ "là " đứng trước

2 tháng 11 2016

vừa rồi mình còn:

+ danh từ thường làm chủ ngữ nếu làm vị ngữ danh từ phải có từ " là " ở phía trước.

8 tháng 12 2016

Động từ thường làm vị ngữ trong câu . Tuy nhiên , nó cũng có thể làm chủ ngữ , nhưng khi làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với : đã , sẽ , đang , hãy , chớ , đừng

Chúc bn hok tốt !!

3 tháng 12 2017

- Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá).

- Động từ thường làm vị ngữ nhưng cũng có lúc làm chủ ngữ.

+ Cô ấy hát.

+ Họ đang học bài.

3 tháng 12 2017

Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật

Thường làm vị ngữ trong câu

Ví dụ: Ăn, đi, ngủ, bơi, tắm, uống,...

Tôi đang đi bộ.

Động từ tình thái

Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.

Ví dụ: Đành, bị, được, dám, toan, định, có,...

Động từ chỉ hoạt động, trạng thái

Là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.

Ví dụ: Ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hát

17 tháng 12 2020
Đặc điểm của động từ

a. Khái niệm

Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái sự vật. Ví dụ: Ngày mai tôi đến trường!

b. Khả năng kết hợp

Kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ... để tạo thành cụm động từ

c. Chức vụ ngữ pháp

Chức vụ chính của động từ là làm vị ngữ. Ví dụ Gió thổi. Nam đang học bài Khi động từ làm chủ ngữ thì mất khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ... Ví dụ: Học là nhiệm vụ của học sinh.                                          Tham khảo nhahiu
17 tháng 12 2020

Cảm ơn bạn nha !