Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV- III TCN.
- Thuận lợi : Đất đai phù sa màu mỡ và mềm nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể canh tác và tạo nên mùa màng bội thu. Gần nguồi nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.
- Khó khăn : Dễ bị nước sông dâng lên gây lũ, mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Do vậy, ngay từ đầu các cư dân đã phải đắp đê, trị thủy, làm thủy lợi.
* Công việc này đòi hỏi nhiều công sức của nhiều người quần tụ, gắn bó với nhau trong các tổ chức xã hội.
=> Nhờ đó Nhà nước sớm hình thành do nhu cầu sản xuất và trị thủy, làm thủy lợi
tham khảo:
- Phương Đông đặc điểm chính trị :
+ Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là "Thiên tử" nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.
Đặc điểm của xã hội cổ đại phương Đông.
- Giai cấp thống trị:
+ Vua nắm mọi quyền hành
+ Quý tộc gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.
- Giai cấp bị trị:
+ Nông dân công xã : Là thành phần sản xuất chính trong xã hội. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.
+ Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm việc nặng nhặc hầu hạ quý tộc.
Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.