K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TK#

Năm nay kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thấm nhuần và khắc sâu những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta và để tăng thêm ý chí và sức mạnh, tiếp tục đưa đất nước ta phát triển như Bác hằng mong muốn.

 Thứ nhất, Người ra đi tìm đường cứu nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Mỗi người chúng ta không thể nào quên giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ đã không thành công thì ngày 05/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho nhân dân, cho đất nước, Nguyễn Tất Thành đã bất chấp mọi nguy hiểm, gian khổ, đi qua nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã rút ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa. Người đã bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra con đường cứu nước.

Sau những năm tháng bôn ba, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường cứu nước muốn thành công phải kết hợp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế. Ngày 03/02/1930, thay mặt Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị tại Hồng Kông để hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình vắn tắt của Đảng cũng được thông qua tại hội nghị này. Ngày 03/02/1930 mãi mãi là mốc son trong lịch sử của dân tộc Việt Nam với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì thành lập. Từ mốc son ấy, cả dân tộc đoàn kết, bền lòng phấn đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng lập nên những kỳ tích vang dội trong 90 năm qua đã chứng minh: Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc Cách mạng tháng Tám, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng với niềm tin của dân tộc và sự giao phó của lịch sử. Từ ngày 03/02/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng nước ta đã giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích vang dội trong thế kỷ XX và gần hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Đó là thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 lật đổ ách thống trị gần 100 năm của thực dân Pháp và triều đình phong kiến, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần nay là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến 09 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.

Thứ ba, ngày 02/9/1969, Bác Hồ đã vĩnh biệt chúng ta và để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc mang tầm tư tưởng và trí tuệ của thời đại. Thực hiện bản Di chúc bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, 50 năm qua cách mạng Việt Nam đã không ngừng tiến lên giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.

Một là, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện Di chúc của Người: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân cả nước triệu người như một, phát huy sức mạnh cao độ của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 mà đỉnh cao là thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, Đảng ta đã tập trung trí tuệ lãnh đạo nhân dân ta tiến hành sự nghiệp cách mạng trên cả nước. Mặc dù tình hình thế giới, khu vực, trong nước có nhiều biến động phức tạp, vừa phải thường xuyên đối phó với những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, vừa phải xây dựng đất nước từ một nền kinh tế lạc hậu, đi lên từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh, vừa phải thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Giúp cho bạn cũng là giúp cho mình”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phấn đấu gian khổ và thu được những kết quả hết sức quan trọng là khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh; thiết lập và củng cố chính quyền nhân dân trên phạm vi cả nước; phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, khoa học, y tế. Đồng thời tiến hành thắng lợi hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Hai là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tiến hành thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao. Thực hiện Di chúc của Người, trải qua 9 kỳ Đại hội Đảng, kể từ Đại hội IV đến Đại hội XII, Đảng ta đã ngày càng xác định rõ hơn những quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, Đảng ta xác định: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng nền văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”.  Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo tiến hành sau gần 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kinh tế kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành và phát triển. GDP tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa – xã hội có bước phát triển, bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết dân tộc không ngừng được phát huy. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Ba là, thường xuyên tiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường giáo dục nền tảng tư tưởng của Đảng. Để thực hiện những điều căn dặn về xây dựng Đảng của Bác viết trong Di chúc, Đảng ta đã xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt trong mỗi giai đoạn cách mạng. Đảng ta luôn xác định tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng nhằm tăng cường sức mạnh và tính chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng đã đặt ra trong nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đề ra những chủ trương và biện pháp quan trọng về xây dựng Đảng, củng cố, kiện toàn và làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; khắc phục những yếu kém trong bộ máy các tổ chức Đảng và Nhà nước, trong đó hết sức chú trọng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng đã xác định là giặc “nội xâm”.

Có thể nói, chưa bao giờ cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này được Đảng, Nhà nước tiến hành quyết liệt và đạt được những kết quả quan trọng như thời gian qua. Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Cuộc đấu tranh này “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “không ngừng nghỉ”. Dân chủ trong Đảng và trong xã hội được mở rộng góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Qua các cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác tự phê bình và phê bình trong Đảng từ Trung ương đến cơ sở đã có những chuyển biến nhất định, sức mạnh và tính chiến đấu của nhiều tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng Đảng ta không ngừng vững mạnh và ngang tầm với nhiệm vụ. Cùng với kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong Đảng và trong toàn xã hội để chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chính trị chủ đạo trong đời sống đất nước.

Bốn là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Thực hiện Di chúc của Bác: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”, Đảng ta luôn chú ý đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ làm người kế tục sự nghiệp cách mạng của thế hệ cha anh. Các nghị quyết về công tác thanh niên, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ… đều đề cập nhiệm vụ giáo dục, chăm lo thế hệ trẻ, coi thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua, công tác lãnh đạo đối với hoạt động của thanh niên và tuổi trẻ có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực. Các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam ngày càng lôi cuốn, thu hút nhiều đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia. Những tấm gương điển hình tiên tiến, xung kích đi đầu trong chiến đấu, lao động, học tập và công tác, nhất là trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế đã tiếp tục khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của thế hệ trẻ.

Trên cơ sở quán triệt: “Xây dựng Đoàn là xây dựng Đảng trước một bước”, các tổ chức cơ sở Đoàn đã phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên, sinh viên trong thi đua thực hiện các nghị quyết của Đảng, hưởng ứng và tích cực tham gia Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, hấp dấn, sôi nổi để góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của các địa phương, cơ quan, đơn vị. Thông qua đó, tạo môi trường để thế hệ trẻ trải nghiệm, từ rèn luyện mình, từng bước trưởng thành, phấn đấu, bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Năm là, xây dựng tinh thần quốc tế vô sản chân chính, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nâng cao vị thế đất nước. Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, ngay từ khi ra đời đã giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa quốc tế vô sản, đề ra nhiệm vụ đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới, với các dân tộc bị áp bức, coi đó là một nguyên tắc, một trong những nhân tố quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng xác định củng cố sự đoàn kết với các phong trào cách mạng các nước, đồng thời nắm vững phương châm ngoại giao linh hoạt, có nguyên tắc trên tinh thần Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và phát triển; nhất quán coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, tiếp tục đoàn kết, ủng hộ các phong trào cách mạng, các xu hướng và trào lưu tiến bộ của thời đại vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; nêu cao nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong vừa tranh thủ và tận dụng sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các lực lượng bên ngoài.

Thực thi đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 188/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 nước, đối tác toàn diện với 11 nước… Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế gới. Việt Nam là thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế và khu vực, như: WTO, APEC, ASEAN, Phong trào không liên kết, Thành viên Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016; Tham gia và hoạt động tích cực với vai trò ngày càng được khẳng định tại các tổ chức của Liên hợp quốc, như được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và nhiệm kỳ 2020-2021. Đồng thời năm 2020 Việt Nam cũng là Chủ tịch tổ chức ASEAN. Ngay trong thời điểm chống đại dịch COVID-19 này, Việt Nam đang phát huy trách nhiệm cao được Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới ca ngợi.

Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người để tiếp tục thấm nhuần và tiếp tục vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Từ những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, chúng ta tin tưởng rằng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản vô giá của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, mãi mãi là niềm tự hào, nguồn cổ vũ to lớn đối với các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau, là ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam đạt được những kỳ tích vẻ vang hơn nữa để đưa dân tộc đi tới tương lai tươi sáng./.

4 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

Câu 1 : 

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong ba thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Thắng lợi đó đã tạo ra "một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta": chấm dứt sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp tồn tại trong 87 năm (1858-1945) và sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót nghìn năm, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập…Cả dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

 

     Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, chưa kịp củng cố và phát triển thì chính quyền cách mạng phải đối phó với muôn vàn khó khăn: kinh tế nghèo nàn lạc hậu, ngân quỹ nhà nước trống rỗng, nạn đói, nạn dốt, sự chống phá của các đảng phái phản động… nhưng khó khăn lớn nhất khiến vận mệnh dân tộc rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" đó là âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, đặc biệt là của quân Tưởng và thực dân Pháp.

 

     Để giữ vững chính quyền cách mạng, để bảo vệ những thành quả cách mạng mà nhân dân đã đạt được, trên lĩnh vực ngoại giao, Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối chính trị vô cùng linh hoạt, sáng tạo đó là "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược", triệt để lợi dụng mẫu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù,  tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.

 

     Từ tháng 9-1945 đến trước tháng 3-1946, thực hiện việc nhân nhượng với quân Tưởng, chính quyền cách mạng cung cấp 10 ngàn tấn gạo mỗi tháng cho quân đội Tưởng, thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu về nhà ở, điều kiện sinh hoạt, tạm thời cho phép lưu hành tiền Quan Kim trong phạm vi trao đổi hàng hoá giữa nhân dân ta với quân đội Tưởng, mở rộng thành phần Chính phủ liên hiệp lâm thời, dành 1 ghế Phó Chủ tịch nước, 4 ghế Bộ trưởng và 70 ghế trong Quốc hội cho Việt Quốc, Việt Cách không thông qua bầu cử, tránh mọi xung đột với quân đội Tưởng. Phải nhân nhượng với Tưởng nhưng Đảng ta cũng xác định phải giữ vững 2 nguyên tắc, đó là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền cách mạng và giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời kiên quyết trừng trị bọn tay sai phản cách mạng.

 

     Với sách lược tạm hòa hoãn với quân Tưởng, chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất mọi hoạt động phá hoại của quân Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, góp phần làm ổn định mọi mặt ở miền Bắc, tạo điều kiện cho nhân dân ta có thêm thời gian củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

 

     Ngày 28-2-1946, chính quyền Tưởng Giới Thạch và thực dân Pháp ký Hiệp ước Hoa - Pháp tại Trùng Khánh. Theo Hiệp ước này, quân đội Tưởng rút về nước nhường cho quân Pháp quyền giải giáp quân đội Nhật của chúng ở miền Bắc Đông Dương. Đổi lại, Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa, bán cho Tưởng đoạn đường sắt Côn Minh - Hồ Kiều, nhượng cho Tưởng một đặc khu ở cảng Hải Phòng, hàng hóa của Tưởng vận chuyển qua miền Bắc sẽ được miễn thuế.

 

     "Hiệp ước Hoa - Pháp" là một sự chà đạp thô bạo đối với độc lập, chủ quyền của Việt Nam; buộc Đảng và nhân dân ta phải lựa chọn một trong hai con đường: hoặc là đánh Pháp ngay từ khi chúng đưa quân ra miền Bắc, hoặc là chủ động hoà hoãn với Pháp để đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tránh  tình thế cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, bảo toàn thực lực, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

 

     Lựa chọn giải pháp hòa với thực dân Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ lập trường đàm phán của chúng ta là: "Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của dân ta… và sự thống nhất quốc gia của ta".

 

     Chủ trương hòa với thực dân Pháp được tiến hành thông qua việc ký kết bản "Hiệp định sơ bộ" (6-3-1946) và bản "Tạm ước" (14-9-1946) giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Pháp.

 

     Mọi nỗ lực ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều bị tư tưởng hiếu chiến của thực dân Pháp phá bỏ. Nhân dân Việt Nam một lần nữa phải đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.

 

     Chủ trương "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược" đã thể hiện rõ sự thông minh, sáng suốt, tài tình, khéo léo, bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ trương này được thực hiện thắng lợi không chỉ góp phần to lớn vào việc giữ vững nền độc lập, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đưa dân tộc vượt qua tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", cả nước có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài mà còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đối với hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta trong những giai đoạn sau này.

 

4 tháng 3 2021

Còn câu 2 nữa anh

 

2 tháng 10 2016

 những thắng lợi của lực lượng vũ trang thủ đô từ khi thành lập đến nay :

* Ngày 19/8/1945, các đội tiền thân của Lực lượng vũ trang Thủ đô (LLVT Thủ đô) đã làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà Nội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội.
* Ngày 19/10/1946, Chiến khu XI - Tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khu đặc biệt Hà Nội.
* Sau khi được thành lập, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chấp hành quyết định của Thường vụ Trung ương Đảng, quân và dân Chiến khu XI với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã nổ súng mở đầu cho toàn quốc kháng chiến và từ đó kiên cường chiến đấu giam chân địch trong Thành phố suốt 60 ngày đêm (vượt gấp đôi chỉ tiêu Trung ương giao), tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ tuyệt đối an toàn Trung ương Đảng, Chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
* Làm nòng cốt cho nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Một số chiến công tiêu biểu:
- Trận đánh sân bay Bạch Mai: Diễn ra vào đêm ngày 17 và rạng sáng ngày 18/01/1950. Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay của địch, lực lượng gồm 32 chiến sỹ được lựa chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta phá hủy 25 máy bay các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị của địch. Đây là một trận đánh điển hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ để đánh các mục tiêu lớn của địch. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết thực góp phần vào việc hình thành lối đánh đặc công của quân đội ta sau này.
- Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa): Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951. Lực lượng của ta gồm 2 Đại đội của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng chủ lực của Tiểu đoàn 122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương. Lực lượng của địch khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí. Với chiến công ở Khu Cháy, quân và dân Hà Đông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động viên.
- Trận đánh sân bay Gia Lâm: Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền Bắc Đông Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi ném bom bắn phá hậu phương của ta và tiếp tế cho các mặt trận của chúng. Sân bay được bảo vệ với lực lượng lên đến 2.000 tên cùng hệ thống đồn bốt, hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc xung quanh. Lực lượng ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu được tuyển chọn từ Đại đội 8. Trận đánh diễn ra vào đêm ngày 3 và rạng sáng ngày 4/3/1954, với chiến thuật tập kích sau đó nhanh chóng rút lui an toàn, ta đã phá hủy 18 máy bay địch, đốt phá một kho xăng, một nhà sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên. Trận đánh sân bay Gia Lâm là trận đánh tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối đánh táo bạo, bất ngờ thọc sâu, đánh hiểm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh cũng đã góp phần gây nhiều khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
* Ngày 10/10/1954, LLVT Thủ đô đã góp phần tích cực cùng với bộ đội chủ lực tiến hành tiếp quản Thủ đô bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng tiếp quản toàn bộ Thành phố Hà Nội, bao gồm hàng loạt các căn cứ quân sự cùng 129 công sở, xí nghiệp, bệnh viện, trường học được giữ nguyên vẹn.
* LLVT Thủ đô phối hợp với các lực lượng đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm, từ 18/12/1972 – 30/12/1972. Trong chiến dịch này, đế quốc Mỹ đã huy động tối đa sức mạnh không lực Hoa Kỳ đánh phá hủy diệt Hà Nội. Chúng sử dụng 444 lần chiếc B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, trong đó có hàng trăm lần chiếc F111, ném khoảng 10.000 tấn bom đạn xuống 4 thị trấn, 39 phố, 67 xã và 4 khu vực đông dân.
Không khuất phục, quân dân Hà Nội phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không, Không quân quốc gia kiên cường, dũng cảm chiến đấu bắn rơi 32 máy bay, trong đó có 25 chiếc máy bay B52, 2 F111 và 5 máy bay chiến thuật. Chiến thắng của quân dân Hà Nội đã làm nên một "Điện Biên Phủ trên không", làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Hà Nội không trở về "thời kỳ đồ đá" mà trở thành "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người", buộc đế quốc Mỹ ký kết Hiệp định Pa-ri "Về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam", cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, tạo nên thời cơ chiến lược cho cách mạng Việt Nam tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Ngày 05/3/1979, Bộ Chính trị ra Quyết định số 35/QĐ-TW, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Sắc lệnh số 28/LCT thành lập Quân khu Thủ đô Hà Nội (trên cơ sở Bộ Tư lệnh Thủ đô).
* Ngày 18/8/1999, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1285/QĐ-QP chuyển giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây từ Quân khu III về trực thuộc Quân khu Thủ đô.
* Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, ngày 16/7/2008, Chủ tịch nước ký Lệnh số 16/2008/L-CTN về tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 2194/QĐ-BQP ngày 25/7/2008 hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hà Nội thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quyết định số 2192/QĐ-BQP hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quyết định số 2196/QĐ-BQP sáp nhập Ban chỉ huy quân sự huyện Mê Linh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc - Quân khu 2 vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

bn tham khảo link này nhé : http://lazi.vn/edu/exercise/hay-neu-nhung-thang-loi-cua-luc-luong-vu-trang-thu-do-tu-khi-thanh-lap-den-nay

mk ko viết hết được . dài lắm .

2 tháng 10 2016

thế còn 2 ý nữa

thank nha

 

4 tháng 6 2021

Sự kiện nào báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là? *

Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập (11h30’ ngày 30-4-1975)

Năm cánh quân của ta đồng loạt đánh chiếm các cơ quan của địch (26-4-1975).

Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập (10h45’ ngày 30-4-1975).

Châu Đốc – tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng (2-5-1975).

4 tháng 6 2021

 

  

Sự kiện nào báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là? *

Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập (11h30’ ngày 30-4-1975)

Năm cánh quân của ta đồng loạt đánh chiếm các cơ quan của địch (26-4-1975).

Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập (10h45’ ngày 30-4-1975).

Châu Đốc – tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng (2-5-1975).