Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 5 : Bùng nổ dân số, xung đột tộc người, đại dịch AIDS và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội ở Châu Phi
- Dân cư Châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.
- Gồm ba nhóm ngôn ngữ chính Giéc-man, La-tinh, Xla-vơ.
- Tôn giáo: chủ yếu theo Cơ đốc giáo, ngoài ra còn có một số vùng theo đạo Hồi.
=> Các quốc gia châu Âu có sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo.
Sự mù chữ do chính phủ đầu tư vào chính sách giáo dục chưa tốt-xã hội bất ổn ,-phân biệt chủng tộc quá lớn- Do các bệnh dịch tả ,-AIDS hoành hành .- Do các nước đế quốc trước đây xâm lược , khai thác và vơ vét tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt- Khí hậu quá khắc nhiệt .
1. Nguyen nhan hậu quả ô nhiễm nguồn nuớc ở đới ôn hòa:
- Do khí thải của các nhà máy xí nghiệp và của các phương tiện giáo thông.
2. sự thích nghi của thực,động vật ở môi truờng hoang mạc và ở môi truờng đới lạnh:
*Môi trường hoang mạc:
- Thực vật:
+ Lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước.
+ Dự trữ nước trong thân
+ Một số loài có bộ rễ dài để hút nước dưới sâu.
+ Rút ngắn thời kì sinh trưởng.
- Động vật:
+ Vùi mình trong cát hay hốc đá để tránh nắng, kiếm ăn vào ban đêm.
+ Có khả năng chịu đói khát, đi xa tim thức ăn nước uống.
+ Dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể.
* Môi trường đới lạnh:
- Thực vật:
+ Chủ yếu là rêu, địa y, cây bụi....
+ Còi cộc, thấp lùn.
+ Phát triển trong mùa hạ ngắn ngủi ở các thung lũng kín gió.
- Động vật:
+ Thích nghi với khí hậu nhờ lớp mỡ dày: hải cẩu, cá voi...
+ Thích nghi với khí hậu nhờ lớp lông dày: gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc ...
+ Thích nghi với khí hậu nhờ bộ lông ko thấm nước: chim cánh cụt...
+ Thích nghi với khí hậu nhờ sống thành bày đàn: hải mã, kỳ lân biển, bò xạ hương, ....
1:- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
- Môi trường ôn đới hải dương;
- Môi trường ôn đới lục địa;
- Môi trường Địa Trung Hải;
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm;
- Môi trường hoang mạc ôn đới.
Chúc bạn học tốt.
3:Vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn nên
cũng được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.
4:Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo khiến cho đới lạnh là nơi có rất ít dân. Dù đã thích nghi, các dân tộc sống lâu đời ờ phương Bắc cũng chỉ sống được trong cái đài nguyên ven biển phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Người La-pông . Bắc Àu và người Chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-y-et ở Bắc Á sống bằng nghề chăn nuôi tuần lộc và săn thú có lông quý. Người I-nuc ở Bắc Mĩ và ở đảo Grơn-len sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc săn bắn tuần lộc, hải cầu, gấu trắng... để lấy mỡ thịt và da. Họ di chuyển trên các xe trượt do chó kéo.
5: - Các nguồn tài nguyên chính của đới lạnh là : khoáng sản. hải sản, thú có lông quý.
- Nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác là do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật tiên tiến.
6: -Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.
- Hoạt động kinh tế cổ truyền:
- Chăn nuôi du mục: dê, cừu, lạc đà.
- Trồng trọt: trồng trong ốc đảo, cây trồng chính là chà là, cam, chanh, lúa mạch…
- Buôn bán: dùng lạc đà vận chuyển hàng hóa xuyên qua các hoang mạc.
- Hoạt động kinh tế hiện đại:
- Khai thác nước ngầm, dầu mỏ, các khoáng sản khác
- Sự phát triển du lịch đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc.
2.
Một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới.
- Đào giếng nước cổ truyền, đào kênh mương dẫn nước, sử dụng kĩ thuật khoan sâu để khai thác hoang mạc.
- Trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay, vừa cải tạo khí hậu hoang mạc, hạn chế quá trình hoang mạc hoá.
1. - Hoạt động kinh tế cổ truyền:
+ chăn nuôi du mục:dê, cừu, lạc đà,...
+ vận chuyển hàng hoá và buôn bán bằng lạc đà
+ trồng trọt ở ốc đảo
- Hoạt động kinh tế hiện đại:
+ khai thác khoáng sản và nước ngầm
+ du lịch
2. Biện pháp:
- cải tạo hoang mạc thành đất trồng
- khai thác nước ngầm cổ truyền
- trồng rừng để chống cát bay
*Các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc:
- Hoạt động kinh tế cổ truyền:
+ Chăn nuôi du mục
+ Trồng trột trong các ốc đảo
+ Vận chuyển hàng hóa qua hoang mạc bằng lạc đà
- Hoạt động kinh tế hiện đại:
+ Khai thác khoáng sản
+ Cải tạo hoang mạc thành ruộng đồng
+ Phát triển du lịch
* Nguyên nhân: do hoang mạc có khí hậu khắc nghiệt, sự phân bố khí hậu ở hoang mạc.
Chúc bạn học tốt!