Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông – tây sẽ thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông – tây giữa các quốc gia, đặc biệt ở những vùng núi khó khăn.
Chọn A.
Những ảnh hưởng của việc phát triển giao thông theo hướng đông – tây ở Đông Nam Á lục địa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Do hướng địa hình khu vực Đông Nam Á chủ yếu là tây bắc – đông nam hoặc bắc – nam. Việc phát triển giao thông đông – tây khó khăn.
- Các nước Đông Nam Á lục địa có chiều dài lãnh thổ gần như hướng bắc – nam.
- Phát triển giao thông hướng đông – tây thuận lợi thông thương, hợp tác cùng phát triển kinh tế - xã hội.
Phải xây dựng cầu , đường bộ, hầm để cượt sông, núi theo hướng B – N (Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam).
– Phát triển giao thông theo hướng T – Đ tạo điều kiện cho việc thông thương, hợp tác giữa miền ngược với miền xuôi để cùng phát triển.
Do hướng của địa hình khu vực Đông Nam Á chủ yếu hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam (cá biệt có phần lãnh thổ In-đô-nê-xi-a trên đảo Niu Ghi-nê có hướng đông tây) nên việc phát triển giao thông theo hướng đông - tây gặp nhiều trở ngại, tuy nhiên là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia và Việt Nam. Các nước này có chiều dài lãnh thổ gần như theo hướng bắc - nam, nên cần thiết phải phát triển các dự án phát triển giao thông theo hướng đông - tây để tạo thuận lợi trong thông thương, hợp tác cùng phát triển.
Tham khảo!
Đặc điểm xã hội
+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.
+ Ở Đông Nam Á có sự xuất hiện của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo...
+ Mức sống của người dân các nước trong khu vực và giữa các bộ phận dân cư trong một nước vẫn còn chênh lệch nhiều. Xingapo, Brunây là những nước có mức sống cao nhất trong khu vực.
+ Khu vực Đông Nam Á có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.
Tham khảo:
Đặc điểm dân cư và xã hội
♦ Đặc điểm dân cư:
- Quy mô dân số: Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới với hơn 1,43 tỉ người, tỉ lệ gia tăng dân số là 0,39% (năm 2020).
- Mật độ dân số:
+ Mật độ dân số trung bình ở Trung Quốc khá cao, khoảng 150 người/km2 (năm 2020).
+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông chiếm khoảng 1/2 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung đến 90% dân cư sinh sống, miền Tây có dân cư rất thưa thớt, nhiều nơi có mật độ dân số dưới 10 người/km2.
- Thành phần dân cư: Trung Quốc có khoảng 56 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:
+ Chiếm đa số là dân tộc Hán (trên 90%).
+ Các dân tộc ít người như Mãn, Hồi, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ,... sống chủ yếu ở vùng núi và biên giới.
- Cơ cấu dân số:
+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.
+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.
- Vấn đề đô thị hóa:
+ Trung Quốc có tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, đạt 61,0% (năm 2020).
+ Đến 2020, Trung Quốc có 41 thành phố trên 3 triệu dân, trong đó Thượng Hải và Bắc Kinh là 2 thành phố đông dân nhất của Trung Quốc.
♦ Đặc điểm xã hội:
- Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ và là một trong những chiếc nôi của nền văn minh cổ đại trên thế giới, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.
- Trung Quốc tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, năm 2020 tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 96%.
- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, thể hiện qua chỉ số HDI đạt mức cao (0,764) và GNI/người là 10 530 USD (năm 2020).
- Chính sách công nghiệp hoá nông thôn của Trung Quốc đã làm thay đổi bộ mặt các làng xã.
Những khó khăn về dân cư xã hội của LB Nga ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
- Liên bang Nga là một nước đông dân, tỉ suất gia tăng tự nhiên âm.
- Thập kỉ 1990 nhiều người Nga di cư ra nước ngoài, đây là vấn đề mà nhà nước quan tâm.
- Một số dân tộc sống ở các khu tự trị phân tán.
- Dân cư tâp trung đông ở vùng phía Tây dẫn đến nhiều vấn đề cần giải quyết: việc làm, nhà ở,...
- Phân biệt giàu, nghèo trong dân cư ngày càng lớn.
Tham khảo:
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình của Nhật Bản tạo thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch nhưng cũng gây khó khăn trong giao thông vận tải. Do nằm trong vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất nên Nhật Bản thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động động đất, núi lửa,... gây thiệt hại về người và tài sản.
+ Nhật Bản có nhiều loại đất như đất pốtdôn, đất nâu, đất đỏ, đất phù sa,... thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.
+Sự phân hóa của khí hậu tạo thuận lợi cho Nhật Bản đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển du lịch nhưng cũng thường xảy ra thiên tai.
+ Sông ngòi ở Nhật Bản tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, du lịch và thuỷ điện, ít có giá trị trong giao thông và nguy cơ xảy ra lũ lụt vào mùa mưa.
+ Phong cảnh tự nhiên đa dạng và tài nguyên sinh vật phong phú đã tạo thuận lợi cho quốc gia này phát triển ngành du lịch.
+ Nhật Bản có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển do có đường bờ biển dài, nguồn tài nguyên biển phong phú
- Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư - xã hội:
+ Nhật Bản có cơ cấu dân số già, tỉ suất tăng dân số tự nhiên ở mức âm đã tạo sức ép lớn về tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, tăng chi phí an sinh xã hội.
+ Nhật Bản có nền văn hóa truyền thống lâu đời, đây là những tài nguyên có giá trị trong phát triển du lịch của Nhật Bản.
– Thuận lợi :
+ Nông nghiệp : Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu chuyển từ cận nhiệt sang ôn đới gió mùa, có nhiều sông lớn với nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
+ Công nghiệp : Có nhiều loại khoáng sản như than đá, dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt và quặng kim loại màu, sông ngòi có giá trị về thủy điện thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp.
– Khó khăn : Sông ngòi thường gây lụt lội về mùa hạ ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.