Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa xuân năm 1077 gắn với cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 của Đại Việt do nhà Lý lãnh đạo dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
Khoảng đầu tháng 1/1077 quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết bắt đầu vượt ải Nam Quan, tiến vào Lạng Sơn xâm lược nước ta.
Mua xuan nam 1077, gan voi su kien lich su nao?
=> Mùa xuân năm 1077 diễn ra trận quyết chiến chiến lược Như Nguyệt (18/1 đến 2/1077) của quân dân Đại Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy nhằm tiêu diệt quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Cầu (Bắc Ninh). Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ II (1075-1077).
- Năm 944, Ngô Quyền mất và Dương Tam Kha cướp ngôi. Triều đình lục đục
- Đến năm 950, Ngô Xương Văn đã lật đổ được Dương Tam Kha nhưng không quản lí được đất nước
- Năm 956, Ngô Xương Văn chết.
- Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn.
=> Đất nước loạn 12 sứ quân
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương hiệu (939), thực sự đã khôi phục nền độc lập và chủ quyền quốc gia, chấm dứt 10 thế kỷ Bắc thuộc. Nói như sử cũ, "Ngô Vương Quyền nối lại quốc thống" . Tài năng và uy tín cá nhân đã giúp Ngô Quyền duy trì được một chính quyền tập trung chuyên chế, mặc dù lúc đó vẫn tồn tại ở trong nước nhiều thế lực của các hào trưởng địa phương, có xu hướng cát cứ.
Năm năm sau, Ngô Quyền mất (944). Các con của Ngô Quyền (Xương Ngập, Xương Văn) không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì chính quyền quân chủ tập trung. Dương Tam Kha (em vợ Ngô Quyền) âm mưu cướp ngôi. Các thổ hào, lãnh chúa nổi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Sau khi Xương Ngập (954) và Xương Văn chết (965), triều Ngô thực tế không còn tồn tại, đất nước rơi vào thế hỗn loạn của nhiều tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".
Như vậy sở dĩ có loạn lạc vì triều đình không cai quản được đất nước, tựa như rắn mất đầu vậy ---> loạn ---> để ra đời một Đinh Bộ Lĩnh kiệt xuất và Kinh đô Thăng long của chúng ta sau này.
1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.
Trong lãnh địa các công trình xây dựng chủ yếu trong lãnh địa gồm:
\(+\)Các pháo đài kiên cố,có hào sâu tường cao bao quanh
\(+\)Nhà kho,nhà thờ dinh thự chuồng trại
\(+\)Xung quanh là rừng ao nước đòng cỏ nơi canh tác và khu ở của nông nô
- Thời Đinh, Tiền Lê :
+ Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.
+ Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đã đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.
- Thời Lý, Trần, Hồ :
+ Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức đế phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử đã được các triều đại coi trọng.
+ Dưới triều Lý năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long. Năm 1075 đã cho mở khoa thi quốc gia đầu tiên. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.
+ Dưới triều Trần, giáo dục ngày càng mở rộng. Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).
+ Dưới triều Hồ đã ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.
- Thời Lê sơ : phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).
+ Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.
+ Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.
+ Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.
+ Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.
- Tác dụng : Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.
Trả lời:
-Đất nước thống nhất, rông lớn.
-Nghề luyện kim, đặc biệt là đồ sắt phát triển.
-Các ngành kinh tế phát triển.
Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.