K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đất Cà MauCà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn...
Đọc tiếp

Đất Cà Mau

Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...

Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "sấu cản mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc.

Theo Mai Văn Tạo

Khoanh vào ý đúng nhất

Câu 1: Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là: (0.5 điểm)

a. Dữ dội, kéo dài.                      b. Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh.
c. Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh.

Câu 2: Cà Mau mưa nhiều vào thời gian nào? (0.5 điểm)

a. Tháng hai, tháng ba.               b. Tháng ba, tháng tư.                c. Tháng tư, tháng năm.

Câu 3: Loài cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau là: (0.5 điểm)

a. Cây đước.           b. Cây bình bát.                c. Cây bần.

Câu 4: Người Cà Mau có tính cách như thế nào? (0.5 điểm)

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Câu 5: Từ "Xanh rì" thuộc từ loại nào? (0.5 điểm)

a. Danh từ              b. Động từ                        c. Tính từ

Câu 6: Trong câu: "Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì." Bộ phận chủ ngữ là: (0.5 điểm)

a. Nhà cửa dựng dọc.                 b. Nhà cửa.             c. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh.

Câu 7: Trong đoạn văn "Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất" có mấy từ láy?

a. 2 từ (Đó là: ............................................................................................................)
b. 3 từ (Đó là: ...........................................................................................................)
c. 4 từ (Đó là: ...........................................................................................................)

Câu 8: Từ "Nhà" trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm)

a. Nhà tôi có ba người.               b. Nhà tôi vừa mới qua đời.            c. Nhà tôi ở gần trường.

 

3
26 tháng 12 2021

1)c

26 tháng 12 2021

1. C           2. B           3. A              

4. thông minh, giàu nghị lực, tinh thần thượng võ

5. C           6. B           7. A            8. C

25 tháng 3 2023

bông hoa cải.

25 tháng 3 2023

Trăm hoa đua nở tháng giêng
Có bông hoa cải nở riêng tháng mười

28 tháng 8 2021

Hết một tháng

28 tháng 8 2021

Hết một tháng 

HƯƠNG LÀNG Đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể...
Đọc tiếp
HƯƠNG LÀNG Đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió... Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé ! C1: Trong bài có mấy từ láy? C2: Chủ ngữ trong câu ''Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.'' là gì C3: Câu '' 'Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.'' thuộc kiểu câu gì? C4: tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: vắng vẻ: hạnh phúc:
0
29 tháng 3 2022

năm

vắng

nhà

lụt

so đo

canh

nước

thục

chịu??

quán

ngói

cả

chịu???

trẻ,gài

29 tháng 3 2022

14 . Tốt danh hơn lành áo

4 tháng 4 2022

A

4 tháng 4 2022

A

25 tháng 3 2023

Câu ca dao tục ngữ được sắp sếp lại là: Qua giêng hết năm , qua rầm hết tháng

Câu 3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba”A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.C. Cả hai ý trên đều đúng.Câu 4. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cách...
Đọc tiếp

Câu 3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba”

A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.

B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cách bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” liên kết nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách thay thế từ ngữ.

B. Bằng cách lặp từ ngữ.

C. Bằng cả hai cách trên.

Câu 5. Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Ẩn dụ.

0