K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2021

Tham khảo:

“Tôn sư trọng đạo” vốn là truyền thống lâu đời của người phương Đông nói chung, người Việt Nam ta nói riêng. Theo quan điểm của các nhà Nho xưa, kẻ quân tử trước hết phải biết đạo làm tôi (trong mối quan hệ với vua), đạo làm trò (trong mối quan hệ với thầy) và đạo làm con (trong mối quan hệ với cha mẹ).Thậm chí, trong ba mối quan hệ ấy, dưới một góc độ nào đó, sự tôn kính người thầy còn đặt cao hơn hơn cả cha mẹ (Quân-Sư-Phụ). Còn trong dân gian, yêu kính thầy giáo cũng là một trong những chuẩn mực đạo đức của xã hội: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Thế nhưng, “yêu thầy”, “tôn kính thầy” là để thể hiện sự “trọng đạo” chứ không phải vì vụ lợi. Đồng thời để được tôn kính thì người làm thầy cũng có bổn phận phải thực hiện những quy định về đạo đức nghề nghiệp của mình. Hay nói cách khác, “Tôn sư - trọng đạo” là mối quan hệ thiêng liêng; mối quan hệ ấy xuất phát từ hai phía, có “đạo làm trò” và có “đạo làm thầy”

25 tháng 3 2019

“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Câu ca dao có lẽ đã quá quen thuộc, đi vào lòng người Việt Nam như một lẽ sống, một đạo lý tất yếu từ ngàn xưa. Vâng, thật đúng như vậy, thầy cô, những người lái đò tận tụy chở bao lớp học trò cập bến tri thức, thầy cô là người đã chắp cánh tương lai cho biết bao thế hệ học sinh chúng em! Không một nhân tài nào mà đằng sau không có bóng dáng người thầy, bởi lẽ “ không thầy đố mày làm nên”, nếu không nhờ công ơn của các thầy cô dìu dắt, liệu mấy ai có thể nên người? Mấy ai có thể tự tìm đến tương lai nếu không có sự soi sáng ấy?
Các bạn học sinh thân mến!
Cái ngày đầu tiên các bạn cắp sách đến trường, ai là người đã dang tay ra đón các bạn? Tôi tin rằng ai trong chúng ta cũng vẫn còn nhớ như in cái cảm xúc bồi hồi, xao xuyến khi đó! Thế rồi chúng ta lớn lên, sau mỗi bước đi của ta luôn là sự động viên, soi bước của các thầy cô giáo. Có đôi khi chúng ta cũng bị thầy cô trách mắng, nhưng thế đâu có nghĩa là thầy cô ghét chúng ta? Hãy hiểu rằng đối với các thầy cô, từng học sinh đều như những đứa con nghịch ngợm cần rèn giũa, uốn nắn từng chút một và chính thầy cô sẽ là một trong những người hạnh phúc nhất khi nhìn các bạn nên người. Làm con phải nhớ công ơn cha mẹ, làm học trò phải nhớ đến công ơn của thầy cô! Đó là một bổn phận, đó cũng là một nghĩa vụ :
Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay
Muốn khôn thì phải có thầy
Không thầy dạy dỗ đố mầy làm nên
Mười năm luyện tập sách đèn
Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy
Yêu kính thầy mới làm thầy
Những phường bội bạc sau nầy ra chi !
Thầy cô kính yêu!
Biết bao mùa phượng nở đỏ rực sân trường, biết bao mùa lá bàng đỏ rụng, biết bao thế hệ học sinh trưởng thành, biết bao thế hệ học trò mới đang đến, bụi phấn lại ngày một rơi nhiều hơn trên mái tóc thầy giáo, cô giáo của em. Em sẽ không quên phút giây mái tóc của cô thầy bạc thêm, em sẽ không thể ngăn nỗi nghẹn ngào khi nhìn thầy cô của em đã sương pha mái đầu, đôi mắt đã thấm nét mỏi mệt... Mai đây trên vạn nẻo đường đời, thầy cô vẫn mãi là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.Chúng em vẫn mãi khắc ghi công ơn thầy cô!

9 tháng 4 2019

Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy


Hai câu trên rõ ra lời ru con - lời ca dao yêu thương, ngậm ngùi, kể lể. Mẹ bồng con đi dọc bờ sông vắng. Muốn sang sông nhưng: "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo". Mẹ than cùng con, mẹ than đời mẹ. Giọng giãi bày, nghẹn ngào, ấm ức.

Hai câu dưới, hiển nhiên là tục ngữ nối theo, kết tinh bao trải nghiệm đắng cay suốt cuộc đời nổi nênh của mẹ. Có người hiểu câu 3: muốn sang trọng thì bắc cầu đẹp (lộng lẫy). Một số ý kiến khác: muốn sang (qua) sông thì phải bắc (làm) cầu để qua. Đặt trong vǎn mạch cả 4 câu. Chúng tôi nghiêng về cách kiểu thứ 2. Từ "sang" (động từ ) ở câu này đồng nghĩa cùng loại với từ "sang" trong câu đầu. Bởi mơ ước suốt đời của rmẹ là đứa con được sang bờ bên kia, vượt thoát dòng sông mênh mông đói nghèo, dốt nát.

......

Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu.

Vậy, chỉ còn cách "bắc cầu mà nối", vì "dốt phải đi tìm thầy"! Không nên hiểu "sang" ở đây là "giàu sang" thì bắc "cầu kiều" (đẹp). Đây cũng chẳng phải là chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp ("cầu" - "kiều" chữ Hán). "Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ còn có nghĩa là "cao") để cho đò dọc, đò ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng.
.....

2 tháng 3 2020

-Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu.

Vậy, chỉ còn cách "bắc cầu mà nối", vì "dốt phải đi tìm thầy"! Không nên hiểu "sang" ở đây là "giàu sang" thì bắc "cầu kiều" (đẹp). Đây cũng chẳng phải là chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp ("cầu" - "kiều" chữ Hán). "Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ còn có nghĩa là "cao") để cho đò dọc, đò ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng.

bài lm

Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên"… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy?
Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là :
"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo" thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được "biện pháp" của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu.
Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng.
Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo luôn được xem trọng và được hưởng mức lương hằng tháng từ 50.000 USD đến 70.000USD.
Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy … Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô.
Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc " Yêu lấy thầy". Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.

19 tháng 4 2018
Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : “Bán tự vi sư, nhất tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là “Muốn sang thì bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy? Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là : “Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. “Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo” thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được “biện pháp” của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu. Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng. Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo lại rất được đề cao và tôn trọng với mức lương cao gấp trăm lần lương giáo viên của các nước kém phát triển và không coi trọng nghề giáo. Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô. Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc “ Yêu lấy thầy”. Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao “Muốn sang thì bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.
31 tháng 10 2018

Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : “Bán tự vi sư, nhất tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là “Muốn sang thì bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy? Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là : “Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. “Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo” thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được “biện pháp” của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu. Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng. Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo lại rất được đề cao và tôn trọng với mức lương cao gấp trăm lần lương giáo viên của các nước kém phát triển và không coi trọng nghề giáo. Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô. Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc “ Yêu lấy thầy”. Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao “Muốn sang thì bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta

10 tháng 4 2017

Loài người chúng ta, từ thời “Ăn lông ở lỗ” đến xã hội văn minh ngày nay lúc nào cũng được sự che chở của “mái nhà thiên nhiên” mà sống vui, sống khỏe và phát triển không ngừng. Cho nên nói đến thiên nhiên ta cảm thấy nó rất gần gũi thân thương. Bởi “thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên”.

Chân lí ấy đã được khẳng định hùng hồn qua thực tế cuộc sống của con người chúng ta.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thiên nhiên là gì ? Thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không do bàn tay của con người làm nên. Thiên nhiên còn là bầu trời, là rừng, là biển, là sông, là suối, là cây cỏ, chim muông... Tất cả những thứ đó luôn luôn ở bên cạnh con người để bảo vệ và giúp ích cho con người.

Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo. thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uổng, quần áo để mặc, khí trời để thở... đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn. Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó cung cấp điện năng khổng lồ.

Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy bụi khói, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thây vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe liếng suôi róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở. ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư. Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nôn cao rộng mênh mông như trời như biển.

Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn... làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người. Thiên nhiên quá là nguồn sáng tạo của thơ ca nghệ thuật, là nguồn nghiên cứu phát minh của khoa học kĩ thuật.

Thiên nhiên có ích như thế, cần thiết với con người là thế. Cho nên từ xưa con người đã yêu mến và bảo vệ thiên nhiên như người bạn quý. Văn chương nghệ thuật bao giờ cũng trân trọng yêu quý thiên nhiên. Các nhà hội họa, nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ đều dành cho thiên nhicn một tinh cảm đặc biệt... Những bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ đã nâng giá trị vốn có của thiên nhiên lên một bậc. Đọc thơ của các thi sĩ ta càng thấy thiên nhiên muôn màu, muôn vẻ. Nguyễn Trãi thì:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Còn Nguyễn Du lại là:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Đọc thơ Hồ Chí Minh ta lại thấy thiên nhiên thực sự là con người, là bạn đồng tâm, đồng chí, từ ánh trăng qua cửa sổ phòng giam hay núi rừng Việt Bắc, đến bóng cây cổ thụ, nhành hoa, tiếng suôi giữa rừng đêm.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được sự cần thiết của thiên nhiên trong cuộc sống của con người, thì phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên như một người hạn quý. Cho nên hơn lúc nào hết, chúng ta hãy thực hiện cấp bách nhiệm vụ “Hãy bảo vệ thiên nhiên” để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp trong bầu không khí trong lành của thiên nhiên.

10 tháng 4 2017

bn lấy ở trên mạng thì ko the nào là bài của bn đâu mà đó chính la thể hiện việc ăn cắp nguồn tài liệu của ng` khác!

bạn nên rút kinh nghiệm cho bản thân!!!hihi

17 tháng 12 2019

@{__Shinobu Kocho__}

24 tháng 9 2017

bạn surf mạng nhiều lắm,gõ những câu hát về tình cảm gia đình