K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2016

Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iốt. Đó là một chất rắn có dạng tinh thể, có màu từ trắng thu được từ nước biển hay các mỏ muối.Trong tự nhiên, muối ăn bao gồm chủ yếu là natri clorua (NaCl) và một số muối khác MgCl2...

Nhưng ta tìm hiểu về NaCl  

-Công thức hóa học:NaCl(natri clorua) gồm 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử clo

-Vai trò:Thành phần chủ yếu của muối chính là hai nguyên tố Natri và Clo – hai nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể, đảm bảo cho hoạt động bình thường của các tế bào.

Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối là 2 nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Nồng độ muối cũng như nhiều nguyên tố hóa học khác được giữ ở mức tương đối cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa.
Muối iốt còn cung cấp iốt cho cơ thể, giúp làm giảm mắc bệnh bướu cổ, giúp trẻ phát triển trí tuệ một cách đầy đủ.
Vì vậy việc sử dụng muối ăn đúng cách rất quan trọng.

- Sử dụng :sau đây là cách sử dụng muối ăn khoa học,hiệu quả:

+chỉ nên ăn dưới 6 g muối/ngày

+ Đối với những người bị cao huyết áp thì chỉ nên dùng tối đa là 2 - 4g muối/ngày.

Trẻ em, người già và phụ nữ có thai nên dùng ở tỷ lệ thấp hơn.
Sử dụng muối không đúng liều lượng có thể gây ra nhiều bệnh tật nên hãy thận trọng,không ăn quá nhạt hay quá mặn
Chúc em học tốt !!1
13 tháng 9 2016

Muối ăn là một hợp chất hóa học, có công thức hóa học là NaCl

Cách sử dụng muối ăn cho khoa học và tốt cho sức khỏe:

- Không nên ăn nhiều muối , chỉ nên ăn từ 6 - 8g muối một ngày.

 

17 tháng 10 2016

công thức của muối : NaCl , bao gồm Na và Cl . 

tác dụng của muối : chỉ nên ăn từ 6 - 8g muối một ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh...), ko ăn quá nhạt , 

 

17 tháng 10 2016

Thành phần hóa học của muối ăn gồm Na và Cl

Cách sử dụng muối an hợp lý :

CONG-DUNG-CUA-MUOI-1

19 tháng 9 2017

Muối ăn hằng ngày :như NaCl (natri clorua) gồm 1 ng tử Na và 1 nguyên tử Cl

Vai trò :2 nguyên tố trên đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng thể dịch cho cơ thể ;đảm bảo cho hoạt đọng bth của các tế bào,giúp hoạt động bth cho các cơ quan và bộ phận trong có thể .Nồng độ muối cũng như nhiều NTHH khác đc giữ ở mữa tương đối cân bằng nhờ vào hoạt đọng của hệ thần kinh ,nội tiết và tiêu hóa.

Muối i ốt cung cấp i ốt cho cơ thể ngăn ngừa một số bệnh,giúp phát triển trí tuệ cho trẻ em

Cách sử dụng :

ăn dưới sáu g muối /ngày

người cao huyết áp thì dung từ 2 đến 3 g/ngày

trẻ em dùng với lượng g ít hơn

Chú ý :sử dụng quá liều lượng gây ra bệnh tật=>cẩn trọng khi sử dụng ,không ăn quá măn hay quá nhát nhé!

Chúc bạn học tốt nhé!

7 tháng 9 2021

Tuy làm phát triển kinh tế nhưng nó có những hạn chế như là thuốc trừ sâu làm ô nhiễm đất ,phân bón vô cơ hay những chất hoá học đọc hại của thủy ngân ,cũng nói đến chất phóng xạ như Xe, Radi kiến ô nhiễm bụi phóng xạ rất nguy hiểm ,còn là 1 phần nguyên nhân gây bệnh ung thư

7 tháng 9 2021

nhưng phần lợi ích hơi ít thì nhìn môn hoá có vẻ hơi tiêu cực vui

29 tháng 6 2018

Vai trò: Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Nước cũng tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật. Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải ...

Biện pháp chống ô nhiễm: Không xả rác ra nguồn nước. Phải xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp khi cho nước thải chảy vào hồ, sông, biển...

20 tháng 1 2021

Vai trò:

- Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. 

- Nước cũng tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật.

- Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải ...

Biện pháp chống ô nhiễm:

- Không xả rác ra nguồn nước.

-Phải xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp khi cho nước thải chảy vào hồ, sông, biển...

- Nâng cao ý thức người dân , tuyên truyền những phương pháp bảo vệ nguồn nước. 

Hiện tượng Oxi kết hợp với Hemoglobin trong máu để biến máu đỏ sẫm thành máu đỏ tươi là: Phản ứng hóa học vì trong quá trình biến đổi chất này có tạo thành chất khác.

P/S: Phần in đậm là phần trả lời, phần còn lại mình giải thích thêm 

25 tháng 8 2018

Vai trò của hóa học

Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Là một trong những môn học có giá trị thực tiễn cao nhất, hóa học hiện diện ở mọi ngóc ngách trong cuộc sống. Hầu như mỗi một vật dụng nào chúng ta đang sử dụng cũng là kết quả của hoá học.

Từ những món ăn hàng ngày, những đồ đồ dùng học tập, thuốc chữa bệnh. Đến các huơng thơm dịu nhẹ của nước hoa, mỹ phẩm, dược phẩm… đều là những sản phẩm hóa học.

Vai trò của hóa học với các môn khoa học khác

Hóa học được mệnh danh là “khoa học trung tâm của các ngành khoa học”. Vì có rất nhiều ngành khoa học khác đều lấy hóa học làm cơ sở nền tảng để phát triển. Ví dụ như sinh học, y học, vật lý hay khoa học tội phạm…

Trong y học người ta sử dụng hóa học để tìm kiếm những loại thuốc, dược phẩm mới cho việc trị bệnh và nâng cao sức khỏe con người.

Trong vật lý người ta tìm kiếm những nguyên vật liệu chuyên dụng cho các dụng cụ, vật liệu… khác nhau bằng hóa học.

Trong quá trình tìm kiếm tội phạm, người ta sử dụng hóa học vào việc truy tìm ra dấu vết còn sót lại tại các hiện trường vụ án. Bằng cách dùng chất luminol, một chất phản ứng phát quang với sắt có trong máu để tìm ra vết máu dù đã bị xóa.

Vai trò của hóa học trong công nghiệp

Hóa học còn là cơ sở cho nhiều ngành công nghiệp khác phát triển như điện tử, luyện kim, dược phẩm…

Từ hàng ngàn năm trước, hóa học đã xuất hiện với một cái tên vô cùng thú vị “Giả kim thuật”. Giả kim thuật do những nhà giả kim thời xa xưa nghiên cứu kim loại. Với mục đích lớn nhất là để biến đổi những chất bình thường, giá thành rẻ thành những chất kim loại quý hiếm như vàng.

Ví dụ như trộn hỗn hợp đồng đỏ và thiếc để có được một hợp chất giống như vàng. Cho lưu huỳnh vào chì hoặc thiếc thì hai kim loại này sẽ biến đổi thành màu bạc… Đây cũng chính là nguồn gốc của công nghệ luyện kim hiện đại ngày nay.

25 tháng 8 2018

Lấy ví dụ chứng minh hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta là:

BÀI 1. Mở đầu môn hóa học