K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mừng trung thu vui vẻ nha!

 Nhân dịp trung thu 2019, mk có 1 câu đố cực hóc búa đây!

 Câu hỏi:

1. Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào?

A. Trung Quốc.
B. Hàn Quốc.
C. Nhật Bản.

2. Loại bánh nào thường có mặt trong tết Trung thu ở các gia đình?

A. Bánh nướng.
B. Bánh dẻo.
C. Cả A, B đều đúng.

Tuyển tập đố vui Trung thu chọn lọc

3. Loại đồ chơi nào phổ biến nhất trong tết Trung thu tại Việt Nam

A. Mặt nạ.
B. Đèn ông sao.
C. Cả A, B đều đúng.

4. Người Việt thường tổ chức hoạt động gì trong tết Trung thu?

A. Múa rối nước.
B. Hát quan họ.
C. Múa lân.

5. Trong tối Trung thu, ngoài thưởng nguyệt, dân gian hay tổ chức thi gì?

A. Thi cỗ.
B. Thi đèn.
C. Cả A, B đều đúng.

Tuyển tập đố vui Trung thu chọn lọc

6. Trong truyền thuyết, "chị Hằng" ở cung nào trên Thiên đình?

A.Thiên Cực Bắc.
B. Quàng Hàn.
C. Côn Luân.

7. Trong truyện cổ tích, chú Cuội vì lý do gì mà phải trốn lên mặt trăng?

A. Nói dối.
B. Trốn nợ
C. Níu giữ cây Đa có phép cải tử hoàn sinh.

8. Theo dân gian, cùng sống với Hằng Nga và chú Cuội trên cung trăng là ai?

A. Trư Bát Giới.
B. Thỏ ngọc.
C. Tôn Ngộ Không.

9. Bài hát Chiếc đèn ông sao là của nhạc sĩ nào?

A. Phạm Tuyên.
B Trịnh Công Sơn.
C. Hoàng Lân.

Tuyển tập đố vui Trung thu chọn lọc

10. Câu thơ sau Bác Hồ viết trong dịp trung thu năm nào?

Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung.

A. 1951.
B. 1964.
C. 1968.

11. Tết Trung Thu còn có tên gọi nào khác?

A. Tết Trông Trăng
B. Tết Thiếu Nhi/ Tết Nhi Đồng
C. Cả hai câu đều đúng.

12. Ngày Tết Trung Thu được mừng ở các quốc gia nào?

A. Các quốc gia ở Đông Nam Á
B. Tất cả các quốc gia Châu Á
C. Phần lớn các quốc gia Đông Á

13. Vì sao các nước ở Âu Châu, Mỹ Châu không mừng Tết Trung Thu?

A. Vì họ không thích
B. Vì Trung Thu là Tết của người Tàu
C. Vì họ chỉ sử dụng Lịch Mặt Trời.

14. Tết Trung Thu là ngày Tết dành riêng cho ai?

A. Thiếu Niên Nhi Đồng
B. Tất cả mọi người
C. Cho tất cả Thanh Thiếu Niên

15. Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung thu là ai?

A. Chị Hằng và Thỏ ngọc
B. Chú Cuội và Thỏ ngọc
C. Chú Cuội và Chị Hằng

16. Theo truyện Cổ Tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên Mặt Trăng?

A. Chị Hằng
B. Chú Cuội
C. Thiên Lôi

Bác Hồ vui tết Trung thu với các cháu thiếu nhi Hà Nội và Quốc tế, ngày 27/9/1958

17. Sự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì?

A. Cây Sung
B. Cây Đa
C. Cây Bồ đề

18. Khi bị kéo lên Cung Trăng, chú cuội mang theo vật gì?

A. Cây sáo
B. Cây búa
C. Cây rìu

19. Bài hát nào về Tết Trung Thu được hát nhiều nhất?

A. Chiếc Đèn Ông Sao
B. Múa Sư Tử
C. Rước Đèn Tháng Tám

20. Đêm Tết Trung Thu còn được gọi là đêm hội gì?

A. Hội Đèn Lồng
B. Hội Trăng Rằm
C. Hội Múa Lân

21. Ba con vật thường xuất hiện trong các điệu múa đêm rằm Trung Thu là những con vật nào?

A. Lân - Sư - Rồng
B. Lân - Phụng - Rồng
C. Lân - Rồng - Rắn

22. Bánh Trung Thu thường có hình tròn và hình vuông. Hình tròn và hình vuông này có ý nghĩa gì?

A. Trăng tròn đất vuông
B. Trời vuông đất tròn
C. Trời tròn đất vuông.

23. Đêm Tết Trung Thu có 2 sinh hoạt vui chơi nào đặc biệt?

A. Rước Đèn và Phát bánh Trung Thu
B. Phát bánh Trung Thu và Múa Lân
C. Rước Đèn và Múa Lân.

Một lần nữa chúc các bạn lễ trung thu vui vẻ! Bạn nào trả lời đúng >19 câu mà ko cần coi gợi ý thì bạn thật giỏi, mk sẽ tick nữa nhé ( 3 bạn đầu tiên)

2
13 tháng 9 2019

mấy câu này mà đi hỏi chắc vui hen

30 tháng 3 2021

8 là c đó 

Đọc truyện sau và trả lời csac câu hỏi:Ở lại với chiến khu1. Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng : - Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ, thiếu thốn hơn. Các em khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời csac câu hỏi:

Ở lại với chiến khu

1. Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng : 

- Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ, thiếu thốn hơn. Các em khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. Các em thấy thế nào? 

2. Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, bọn trẻ lặng đi. Tự nhiên ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại.

  Lượm tới gần đống lửa. giọng em run lên :

 - Em xin được ở lại. Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian… 

Cả đội nhao nhao : 

- Chúng em xin ở lại. 

Mừng nói như van lơn:

 -Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ… 

3. Trước những lời van xin thơ ngây mà thống thiết, van xin được chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi làm cho trung đoàn trưởng rơi nước mắt. 

Ông ôm Mừng vào lòng, nói : 

- Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo với Ban chỉ huy. 

4. Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát theo : 

"Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi 

Nào có mong cho đâu ngày trở về 

Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi 

Ra đi, ra đi, thà chết không lui..."

 Tiếng hát bay lượn trên mặt suốt, tràn qua lớp lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.

 - Trung đoàn trưởng : người chỉ huy trung đoàn (đơn vị bộ đội tương đối lớn)

 - Lán : nhà dựng tạm, sơ sài, thường bằng tre nứa. 

- Tây : ở đây chỉ thực dân Pháp. - Việt gian : người Việt Nam làm tay sai cho giặc. - Thống thiết : tha thiết, cảm động 

- Vệ quốc quân (Vệ quốc đoàn) : tên của quân đội ta sau Cách mạng tháng Tám và trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. 

-Bảo tồn : bảo vệ và gìn giữ lâu dài.

Trung đoàn trưởng tới gặp các em nhỏ để làm gì ?

A. Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi về hoàn cảnh chiến khu sắp tới còn nhiều gian khổ

B. Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tin các em phải về sống với gia đình

C. Để thông báo việc các chiến sĩ nhỏ phải về với gia đình nhằm tránh hoàn cảnh khó khăn của chiến khu trong thời gian sắp tới

1
2 tháng 2 2018

Lời giải:

Trung đoàn trường tới để thông báo về việc các chiến sĩ nhỏ phải về với gia đình nhằm tránh hoàn cảnh khó khăn của chiến khu trong thời gian sắp tới.

10 tháng 2 2018

1. vì bánh chưng gợi nhớ đến ngày tết hay ngày tết gợi nhớ đến bánh chưng , bánh giầy . bánh chưng gợi về ký ức tuổi thơ , niềm vui sum họp bên gia đình  . và nguồn gốc của 2 loại bánh này . bánh chưng , bánh giầy - món ăn độc đáo của dân tộc

2. vì những loại cây này biểu tượng cho sự đổi mới phát triển . quất mang lại cát tường 

3. cây mai tượng trưng cho sự quyền quý , cao thượng .

4. cây quất tượng trưng cho sự trù phú , hứa hẹn 1 năm mới đc mùa ăn nên làm ra của gia chủ 

5. cây bông thọ tượng trưng cho sự trong sáng , cao quý : mong cho ông bà , cha mẹ đc trường thọ 

6. tết thường có màu đỏ . ý nghĩa :

- màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc , phù hợp với không khí sum vầy và thiêng liêng . nếu như màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang và thịnh vương , chói lóa lẫn uy nghi thì chỉ cần 1 chút đỏ thôi cũng đủ để vực dậy tinh thần . đó chính là sức mạn vô biên của màu đỏ . chính vì vậy , đỏ đc xem như 1 vị thần may mắn đem bình an , may mắn đến cho tất cả mọi người . 

7. 5 loại tục :

- mua và xin câu đối trước tết 

- mâm ngũ quả  và bàn thờ gia tiên 

- xông nhà 

- đi lế chùa và xin xăm 

- hía lộc đầu xuân , chúc tết , mừng tuổi 

8. 3 vị thần là ; Phúc ,Lộc ,Thọ 

9. một số tên gọi khác như : tết cả , tết ta , tết âm lịch , tét cổ truyền

10. múa lân

 chúc mừng năm mới ^^

Giải ô chữ:a) Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống ở từng dòng dưới đây :   - Dòng 1 : Cùng nhau ăn các thức ăn bày sẵn trong đêm hội Trung thu.- Dòng 2 : Người chuyên sáng tác âm nhạc.- Dòng 3 : Pháo khi bắn lên nổ trên không trung, tạo thành những chùm tia sáng màu sắc rực rỡ, thường có trong đêm hội.- Dòng 4 : Thiên thể được gọi là chị Hằng trong đêm Trung thu.- Dòng 5 : Đi thăm...
Đọc tiếp

Giải ô chữ:

a) Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống ở từng dòng dưới đây :

 

- Dòng 1 : Cùng nhau ăn các thức ăn bày sẵn trong đêm hội Trung thu.

- Dòng 2 : Người chuyên sáng tác âm nhạc.

- Dòng 3 : Pháo khi bắn lên nổ trên không trung, tạo thành những chùm tia sáng màu sắc rực rỡ, thường có trong đêm hội.

- Dòng 4 : Thiên thể được gọi là chị Hằng trong đêm Trung thu.

- Dòng 5 : Đi thăm cảnh đẹp, bảo tàng, di tích lịch sử, .... (có 8 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T).

- Dòng 6 : Cùng nghĩa với đánh đàn (có 7 chữ cái, bắt đắu bằng chữ C)

- Dòng 7 : Từ tiếp theo của câu sau : Nhờ thông minh, chăm chỉ, Trần Quốc Khái đỗ ...

- Dòng 8 : Hai chữ cuối của dòng thơ Các anh về xôn xao làng ...

b) Viết từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in đậm.

1
8 tháng 2 2017

a)

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3

b) PHÁT MINH

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi : Bé Bi về quê    Bé Bi năm nay lên 5 tuổi. Vào dịp cuối tuần, gia đình cậu thường về quê thăm ông bà ở làng Bá Giang- một làng ở ngoại thành Hà Nội. Về đến làng, ai nấy đều hồ hởi chào đón gia đình Bi. Chỉ cần nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc, bà nội đã vội chạy ra cổng để đón con và cháu. Tối đến, cả nhà quây quần bên nhau cùng ăn...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi : 

Bé Bi về quê

    Bé Bi năm nay lên 5 tuổi. Vào dịp cuối tuần, gia đình cậu thường về quê thăm ông bà ở làng Bá Giang- một làng ở ngoại thành Hà Nội. Về đến làng, ai nấy đều hồ hởi chào đón gia đình Bi. Chỉ cần nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc, bà nội đã vội chạy ra cổng để đón con và cháu. Tối đến, cả nhà quây quần bên nhau cùng ăn bữa cơm đầm ấm. Ông nội nói với bé Bi :

 - Cháu về thăm ông bà lần này cũng vừa đúng dịp làng ta tổ chức lễ hội thả diều. Ngày mai, ông cháu ta cùng đi thả diều nhé !

    Cu cậu hớn hở reo vang :

 - Ơ ! đi thả điều à ? Hoan hô ông nội.

    Ăn cơm xong, hai ông cháu bắt tay nhau đi làm diều. Cậu bé hỏi ông :

 - Ông ơi, đây là diều gì mà trông lạ thế hả ông ? Nó chẳng giống với con diều mà bố cháu mua cho cháu gì cả.

    Ông nghe vậy và đáp :

 - Đây là diều sáo, một loại diều truyền thống của quê ta đấy cháu ạ.

    Khi làm xong, chiếc diều cong cong như mảnh trăng lưỡi liểm trông thật đẹp trên mặt diều còn gắn một bộ sáo. Ông bảo khi thả diều sáo còn phát ra âm thanh rất du dương.

Bé Bi trong truyện thường về quê thăm ông bà vào thời gian nào ?

A. Lễ Tết

B. Ngày hội thả diều

C. Ngày cuối năm

D. Ngày cuối năm

1
9 tháng 6 2017

Bé Bi năm nay lên 5 tuổi. Vào dịp cuối tuần, gia đình cậu thường về quê thăm ông bà ở làng Bá Giang- một làng ở ngoại thành Hà Nội.

 

Vậy, bé Bi trong truyện thường về quê thăm ông bà vào ngày cuối tuần

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”Thưa các bạn, Tôi xin báo cáo kết quả tháng thi đua của lớp ta trong tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” vừa qua : A – Nhận xét về các mặt 1.Học tập:- Phần đông các bạn đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ, ý thức kỉ luật tốt. Nhưng vẫn còn hai bạn nói chuyện riêng trong giờ...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”

Thưa các bạn,

 Tôi xin báo cáo kết quả tháng thi đua của lớp ta trong tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” vừa qua : 

A – Nhận xét về các mặt 

1.Học tập:

- Phần đông các bạn đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ, ý thức kỉ luật tốt. Nhưng vẫn còn hai bạn nói chuyện riêng trong giờ học. 

- Cả lớp đạt 55 điểm giỏi, 90 điểm khá, không có điểm kém.

 2.Lao động : Lớp tham gia nhổ cỏ ở hai bồn hoa trong sân trường.

 3.Các công tác khác: Lớp có điệu múa tham gia Liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, đoạt giải Nhì.

B – Đề nghị khen thưởng 

- Tập thể : tổ 1, tổ 3. 

- Cá nhân : Đặng Tuấn Cảnh, Nguyễn Phương Hà, Lê Đức Khôi, Vũ Minh Long, Bùi Thị Mai.

Bài báo cáo này là của ai ?

A. Báo cáo của tổ trưởng

B. Báo cáo của lớp trưởng

C. Báo cáo của cô giáo

1
3 tháng 1 2019

Đó là báo cáo của lớp trưởng.

 ..                                                                             Câu hát sau đây của bài hát nào?                                      Trung thu liên hoa , Tết đến ngập đường làng với ánh trăng vàng dưới tiếng hát ca A. Bài hát trung thu                                C.Bài hát một con vịt B. Bài hát Tết đến Xuân về.                 D. Bài hát đầy tiền                                                Câu nào đúng?     ...
Đọc tiếp

 

..                                                                             Câu hát sau đây của bài hát nào?

                                      Trung thu liên hoa , Tết đến ngập đường làng với ánh trăng vàng dưới tiếng hát ca 
A. Bài hát trung thu                                C.Bài hát một con vịt 

B. Bài hát Tết đến Xuân về.                 D. Bài hát đầy tiền

                                                Câu nào đúng?

                                   Tết trung thu còn gọi là Tết gì 

A.tết trăng rằm                         C.Tết lễ hội

 

B. Tết chúc mừng                    D. Tết liên hoan

                                   Câu Đố

       cái gì bên trong đen xì bên ngoài thì viết cực                              
A bút mực                  C. Gọt trì

  B. Bút chì                               D vở viết

 

   Tiếng anh

A boo.... ( vở)

B penc..........( bút chì 

C pe.......( bút mực)

D you.......( của bạn )

5
8 tháng 6 2021

câu 1 là A

Câu tiếng anh

book(vở)

pencil(bút chì)

pen(bút mực)

your ( của bạn )

~học tốt nhé~

8 tháng 6 2021
Tiếng Việt 1.a 2.a 3.b Tiếng Anh A.book B.pencil C.pen D.your
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi: Nắng phương Nam1. Hôm nay đã là hai mươi tám Tết. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Uyên cùng các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ.     Đang ríu rít chuyện trò, cả nhóm bỗng sững lại vì tiếng gọi: - Nè, sắp nhỏ kia, đi đâu vậy ? 2. Tưởng ai, té ra nhỏ Phương. Uyên đáp : - Tụi mình đi lòng vòng tìm chút gì để kịp gửi ra Hà...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

 Nắng phương Nam

1. Hôm nay đã là hai mươi tám Tết. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Uyên cùng các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ.

     Đang ríu rít chuyện trò, cả nhóm bỗng sững lại vì tiếng gọi:

 - Nè, sắp nhỏ kia, đi đâu vậy ?

 2. Tưởng ai, té ra nhỏ Phương. Uyên đáp :

 - Tụi mình đi lòng vòng tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.

 - Có phải Vân hát dân ca ở trại hè Nha Trang không ?

 - Phải đó. Mấy đứa mới nhận được thư Vân sáng nay.

 - Tết ngoài đó chắc là vui lắm ? 

- Vui nhưng mà lạnh dễ sợ luôn. Đây nè, mình đọc một đoạn thư của Vân nhé!- Vừa nói, Uyên vừa rút trong túi ra một tờ giấy - "Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp Tết. Trời cuối đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xóa". Viết hay quá, phải không ?

 - Ước gì chúng mình gửi cho Vân được ít nắng phương Nam nhỉ ! - Huê nói.

 3. Không ngờ điều ước của Huệ lại gợi ra một sáng kiến. Phương reo lên :

 - Mình nghĩa ra rồi !

 Cả đám trẻ nhao nhao :

 - Gì vậy ? Gì vậy ?

 Phương tủm tỉm cười, bí mật :

 - Tụi mình sẽ tặng nhỏ Vân một vật ngoài Bắc không có.

 - Vật gì vậy ? - Cả bọn xoắn xuýt hỏi :

 - Một cành mai !

 - Một cành mai ? - Tất cả sửng sốt, rồi cùng kêu lên - Đúng ! Một nhành mai chở nắng phương Nam. Cả nhóm hớn hở quay lại đầu đường Nguyễn Huệ, nơi một rừng mai vàng thắm đang rung rinh dưới nắng.

 - Đường Nguyễn Huệ : một đường lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh.

 - Sắp nhỏ : bọn nhỏ (tiếng Nam Bộ)

 - Lòng vòng : vòng vèo, loanh quanh (tiếng Nam Bộ)

 - Dân ca : bài hát lưu truyền trong dân gian, thường không rõ tác giả.

 - Xoắn xuýt : quấn lấy, bám chặt như không muốn rời.

 - Sửng sốt : ngạc nhiên tới mức ngẩn người ra.

Câu nào cho thấy Uyên và các bạn đi chợ hoa vào ngày giáp Tết ?

A. Hôm nay là ngày hai mươi tám Tết

B. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người

C. Uyên và các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ

2
24 tháng 2 2017
Câu nào cho thấy Uyên và các bạn đi chợ hoa vào ngày giáp Tết ?
22 tháng 11 2021

Câu A và B nhé 

Chúc bạn học tốt

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Sự tích chú Cuội cung trăng1. Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ.  Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu, lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu,  leo tót lên...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Sự tích chú Cuội cung trăng

1. Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ.  Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu, lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu,  leo tót lên cây. Từ trên cao nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, Cuội tìm đến bụi cây kia, đào gốc mang về. 

2. Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông gả cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên. 

3. Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lững thững bay lên trời. Thấy thế, Cuội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng. Ngày nay, khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

 - Tiều phu : người làm nghề kiếm củi trong rừng.

 - Khoảng giập bã trầu : chốc lát, khoảng thời gian đủ để nhai giập bã trầu. 

- Phú ông : người đàn ông giàu có ở nông thôn ngày trước.

 - Rịt : đắp thuốc vào chỗ đau 

- Chứng : bệnh hoặc dấu hiệu của bệnh

Chú Cuội trong truyện vốn làm nghề gì ?

A. Thợ săn

B. Tiều phu

C. Thầy thuốc

1
9 tháng 11 2017

Đáp án B

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Ông tổ nghề thêu1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học khi đi đốn củi, lúc kéo tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng , lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Trần Quốc Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê. 2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Ông tổ nghề thêu

1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học khi đi đốn củi, lúc kéo tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng , lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Trần Quốc Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê. 

2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lều cao, mời ông lên chơi rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông ở lại trên lầu. Lầu chỉ có chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước. 

3. Bụng đói mà không có cơm ăn, Trần Quốc Khải lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, rồi mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng để nếm thử. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn. Nhân được nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng. 

4. Học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người tài, đặt tiệc to tiễn về nước. 

5. Về đến nước nhà, Trần Quốc Khải truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Dần dần, nghề thêu lan rộng ra khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tộn ông là ông tổ nghề thêu. 

- Đi sứ : đi giao thiệp với nước nhà theo lệnh vua

 - Lọng : vật làm bằng vải hoặc lụa căng trên khung tre, gỗ hay kim loại, thường dùng để che đầu tượng thần, tượng Phật hay vua, quan trong nghi lễ long trọng. 

- Bức trướng : bức lụa, vải, trên có thêu chữ hoặc hình, dùng làm lễ vật, tặng phẩm. 

- Chè lam : bánh ngọt làm từ bột bỏng nếp ngào mật, pha nước gừng. 

- Nhập tâm : nhớ kĩ, như thuộc lòng. 

- Bình an vô sự : bình yên, không có chuyện gì xấu xảy ra 

- Thường Tín : một huyện thuộc tỉnh Hà Tây.

Hồi nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái là người như thế nào ?

A. Ham chơi

B. Ham học

C. Chăm làm

1
17 tháng 4 2017

Lời giải:

Hồi nhỏ cậu bé Trần Quốc Khải là người ham học