K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2016

* Hoàn cảnh chung :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề : 27 triệu người chết, 1.710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy, gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá.

- Nhưng với tinh thàn tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế ( 1946-1950) trong 4 năm 3 tháng.

* Những thành tựu chính :

   Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và đã thu được nhiều thành tựu to lớn.

- Về công nghiệp : Đến giữa những năm 1970, Liên Xô trở thành cường quốc công  nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ.

- Về nông nghiệp : Riêng năm 1970, Liên Xô đạt được sản lượng và năng suất ngũ cốc chưa từng có với 186 triệu tấn ngũ cốc.

- Về khoa học - kĩ thuật : Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất, mở đầu kỹ nguyên  trinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1960, đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin  bay vòng quanh Trái Đất.

- Về xã hội : Có nhiều biến đổi, tỉ lệ công nhân chiếm 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học của nhân dân không ngừng nâng cao.

* Ảnh hưởng đến các nước :

- Có điều kiện giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa về vật chất và tinh thần trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Có điều kiện ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La tinh

- Là chỗ dựa cho phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình

3 tháng 11 2018

Thành tựu quan trọng nhất của liên xô là gì :

D Giữa thập niên 70 công nghiệp của Liên Xô chiếm tới 20% trên toàn thế giới

( Vì Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong đó, quan trọng nhất là Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới )

24 tháng 10 2016

c

 

13 tháng 4 2019

Đáp án A

Sau nhiều năm thực hiện các kế hoạch dài hạn, từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất thế giới như dầu mỏ, than, thép,…Liên Xô đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân.

=> Thành tựu trên là một trong những thành công tiêu biểu của Liên Xô trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX)

18 tháng 10 2017

Đáp án D

* Liên Xô đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70) trên tất cả các lĩnh vực. Có những thành tựu thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Tính ưu việt được thể hiện ở chỗ:

(1) Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

(2) Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại.

(3) CNXH là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

(4) CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao dộng mới với năng suất cao.

(5) CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

(6) Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.

(7) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp.

22 tháng 8 2017
– Liên Xô là nước có vai trò quan trọng trong việc đánh bại phát xít Đức vào tháng 5 – 1945, kết thúc chiến tranh ở mặt trận châu Âu… Theo tinh thần của những quyết định của Hội nghị Ianta, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật vào ngày 8 – 8 – 1945 và đến ngày 14 – 8 – 1945, Liên Xô cùng với quân Đồng minh đánh bại hoàn toàn phát xít Nhật ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai…. – Sau năm 1945, mặc dù giúp nhiều khó khăn, song Liên Xô vẫn vừa tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa giúp các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…. Liên Xô là nước đại diện cho hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đại diện cho phong trào giải phóng dân tộc chống lại cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động, chống lại cuộc chạy đua vũ trang của Mĩ và các cường quốc tư bản… – Liên Xô luôn luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới… Tại Liên hợp quốc, với vị thế là nước sáng lập Liên hợp quốc và là Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an, Liên Xô đã đề ra nhiều sáng kiến quan trọng trong việc cũng cố hoà bình, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc, phát triển sự hợp tác quốc tế… Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỷ XX), Liên Xô được xem là thành trì của hòa bình và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. – Sự ra đời và hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV – 1949), cùng với sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) mà Liên Xô vừa là thành viên của tổ chức này vừa là nước đóng vai trò chủ chốt trong quá trình hoạt động của các nước thành viên…
21 tháng 5 2016

hình như là Đường cách mạng phải ko bn, mk cx ko bik nữa

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐCTrong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc,

NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ

A. 194.

B. 149.

C. 195.

D. 159.

1
7 tháng 2 2019

Đáp án B

Ngày 20 - 9 - 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ 149

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa:

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lay-xi-a.

C. Xin-ga-po.

D. Thái Lan

1
9 tháng 3 2018

Đáp án D

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa

1 tháng 1 2018

Đáp án D

Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, cụ thể là năm 1949, sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng hai lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Italia công lại. Thành tựu này chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.