Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghệ thuật của bài tiểu luận thể hiện qua đoạn trích
- Đặt vấn đề rõ, gọn
- Dẫn dắt vấn đề khoa học, khéo léo và dễ hiểu, đảm bảo liền mạch trong hệ thống luận điểm
- Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc
- Nghệ thuật lí luận chặt chẽ, thấy đáo khoa học
Khi phân tích đặc điểm thơ mới, tác giả luôn phân tích “cái tôi” trong nhiều quan hệ với “cái ta” để tìm ra điểm giống và khác nhau
+ Khi tìm cái mới của thơ mới tác giả nhìn vẫn đề trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thi nhân đương thời thấu đáo, sâu sắc
+ Lí luận gắn bó chặt chẽ giữa những nhận định, luận điểm có tính khái quát những ví dụ cụ thể, đa dạng, giàu sức thuyết phục
+ Có cái nhìn thấu đáo về “cái tôi”, “cái ta” có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử
Tham Khảo:
Đề 2:
Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống hiện đại, nhưng nó đang là một tệ nạn diễn ra trong giới trẻ hôm nay. Nó chính là một thói ăn chơi đang chê trách của những người trẻ hôm nay, khi các bạn sống thiếu trách nhiệm với tương lai của mình.
Thói ăn chơi đua đòi là gì? Đó chính là cách sống của những người trẻ khi họ quen sống hưởng thụ trở thành những người chỉ biết ăn chơi, đua đòi vòi vĩnh dù hoàn cảnh gia đình của mình không giàu có nhưng luôn muốn đua đòi ăn chơi theo những bạn có tiền. Nếu thấy bạn của mình được mua sắm một món đồ hàng hiệu nào đó, thì cũng muốn tìm cách có tiền để mua cho bằng được.
Thói ăn chơi đua đòi dường như đã ngấm vào trong tâm hồn của rất nhiều bạn trẻ, khiến cho các bạn đánh mất đi lý tưởng sống đúng đắn của riêng mình. Các bạn không hiểu rõ được giá trị cuộc sống năm ở đâu mà luôn đánh giá con người qua vẻ bên ngoài của người khác. Thấy một người ăn mặc đẹp có điện thoại đắt tiền, có xe đẹp là ngay lập tức về nhà đòi bố mẹ mua sắm cho mình, mà không hiểu được hoàn cảnh gia đình mình. Nhiều ông bố bà mẹ vô cùng thương con làm mọi thứ chỉ mong con cái của mình bằng bạn bằng bè, khiến cho con cái của họ trở nên hư hỏng, quen thói đua đòi và hay đòi hỏi bắt cha mẹ phải chiều theo ý của mình. Nhiều bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường chưa hề làm ra tiền nhưng luôn sử dụng những món hàng đồ dùng đắt tiền, đầu tóc thì nhuộm nhiều màu quần áo, rách te tua, khuyên tai, khuyên mũi… họ tưởng như vậy là đẳng cấp, là biết ăn chơi, hưởng thụ cuộc sống còn những người ăn mặc giản dị, chăm chỉ học hành là những kẻ nghèo hèn, cù lần dốt nát.
Nhiều bạn cho đó là mốt và thường chạy theo mốt một cách lố lăng mà không biết nó có hợp với mình hay không. Các bạn đó chưa làm ra tiền chỉ quen dùng tiền của cha mẹ, mà cha mẹ các bạn kiếm tiền cũng đâu có dễ dàng gì, đáng lẽ làm phận con chúng ta phải biết thương bố mẹ chia sẻ những khó khăn với cha mẹ của mình. Nhưng các bạn đó lại không thấu hiểu những nhọc nhằn mà cha mẹ phải gánh nặng trên đôi vai. Họ thường trốn học rủ nhau đi ăn chơi, đua xe, chơi game…
Nhiều người con nhà giàu được cha mẹ cưng chiều thành những cậu ấm cô chiêu, được cha mẹ mua cho những món hàng đắt tiền từ nước ngoài mang vệ, nên họ cho đó là hạnh phúc và thường thể hiện đẳng cấp của mình mang ra khoe khoang với bạn bè cùng lớp. Vô tình chung nhưng bạn đó đã khiến cho phong trào đua đòi trở nên phát triển hơn, những bạn không có món hàng đó sẽ cảm thấy mình kém cỏi, không sang chảnh, không được cha mẹ yêu thương, thiếu may mắn trong cuộc sống… Có nhiều người vì cha mẹ không có tiền để đáp ứng những yêu cầu mong muốn sử dụng hàng hiệu, ăn chơi, nên những người đó đã sa ngã vào con đường tội lỗi, trộm cắp, cờ bạc. Lúc đầu là trộm cắp của cha mẹ, sau là của người thân bạn bè hàng xóm, dần dần họ thành những con người biến chất trong xã hội.
Thói quen ăn chơi đua đòi chính là một đức tính xấu cần phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống của thế hệ trẻ chúng ta. Chúng ta cần phải sống có ý nghĩa, sống đẹp sống có ích sống có ước mơ hoài bão như những gì ông bà ta đã dạy dỗ con cháu mình cần phải biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, lá lành biết đùm lá rách, những trái tim nhân hậu luôn làm nên yêu thương cho cuộc sống tạo nên những bản tình ca đẹp giữa cuộc đời.
Khi chúng ta học một thói quen tốt nó sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, còn khi chúng ta học một thói quen xấu thì nó sẽ giết chết tâm hồn và nhân cách của chúng ta. Mỗi con người đừng nên sống hoài sống phí bởi mỗi người chỉ có thể sống có một lần mà thôi.
câu 1 pần làm văn
Việc tử tế, chuyện người tử tế chắc ai trong chúng ta cũng đã dược nghe khá nhiều lần ròi. Nhưng có ai đã để tâm đến những việc tử tế, người tử tế đó chưa. Sự tử tế của một con người đó được biểu hiện trong cách cư xử thân thiện, hào phóng đối với mọi người xung quamh. Chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé. Chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ “tử tế” gộp lại có nghĩa là cẩn thận từ những việc nhỏ bé. Vậy nên, những người tử tế không phải là điều mà người khác làm phải quá to lớn mà nó chỉ là những thứ nhỏ nhặt quanh ta. Như chúng ta giúp đỡ những người nghèo khó, những cụ già không nơi nương tựa, quan tâm đến một em nhỏ bị lạc mẹ,... hay như hiện nay chính là chung tay cùng dân tộc Việt Nam đẩy lùi đại dịch Covid-19. Có ý kiến cho rằng " Đời còn nhiều người tử tế, có điều bạn không chịu " thấy" thôi!". Việc không thấy này có thể do chúng ta chưa nhận thức được như thế nào là việc tử tế, hay cho rằng những người, những việc làm tử tế phải to lớn, lớn lao hơn. Hãy thay đổi cách nhận thức và cách nhìn nhận của mình là bạn có thể thấy rằng bên cạnh mình còn rất nhiều người tử tế.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn củng nhớ nhà.
Bao trùm cả bài thơ là một không gian nghệ thuật bao la, thật đẹp và cũng thật buồn. Có sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp. Có lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu. Có lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng... và trước mắt nhà thơ là một khung cảnh bao la, vắng vẻ: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Khổ cuối nói đến hoàng hôn trên tràng giang. Một cái nhìn xa vời vợi. Trước mắt nhà thơ là những núi mây nhô lên, đùn lên lớp lớp màu trắng bạc. Cảnh sắc thiên nhiên rất tráng lệ. Bầu trời chắc là xanh thẳm, hoặc tím thầm trong khoảnh khắc hoàng hôn nên màu mây ở cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy. Giữa cái bao la mênh mộng bỗng xuất hiện một cánh chim nhỏ nhoi. Cánh chim dang chở nặng bóng chiều, bay vội vã. Trên cái nền tím sẫm, nhạt nhòa của bóng chiều hôm, hiện lên những núi bạc mây cao và một con chim lạc đàn nghiêng cánh nhỏ. Hai nét vẽ ấy tượng trưng cho những cảnh chiều hôm trong tâm tưởng người lữ thứ: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi... (Bà Huyện Thanh Quan), Chim hôm thoi thóp về rừng... (Nguyễn Du). Nghệ thuật tương phản giữa cánh chim nghiêng nhỏ bé và mờ dần với núi mây bạc hùng vĩ, với trời đất bao la đã làm cho cảnh đất trời và tràng giang thêm mênh mông hơn, xa vắng hơn, và cũng buồn hơn.
Bốn câu kết mang ý vị cổ điển rất đậm đà. Ý vị ấy, màu sắc ấy được thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một mình đứng lẻ loi giữa vũ trụ bao la, lặng lẽ cảm nhận cái vô cùng của không gian, thời gian đối với kiếp người hữu hạn. Một cánh chim, một núi mây bạc... cũng dẫn hồn ta đi về mọi nẻo, đến với mọi phía chân trời: Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm - Mặt đất mây đùn cửa ải xa (Đỗ Phủ). Ý vị cổ điển ấy lại được tô đậm bằng một tứ thơ Đường:
- Văn bản viết về những hiện tượng vi phạm pháp luật, coi nhẹ luật pháp của người Việt. Đây là môt vấn đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống.
- Mục đích của văn bản: cho người đọc thấy được tầm quan trọng của pháp luật.
Hình thức của văn bản được trình bày thành các đề mục lớn, rõ ràng.
- Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.
- Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.
- Các bài viết về vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:
+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
+ Mấy vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn từ góc độ quốc phòng - an ninh.
- Dự đoán nội dung chính của văn bản này: bàn về phẩm chất và những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi. Khẳng định tậm quan trọng của luật pháp với cuộc sống con người.
Bàn về ý nghĩa của lòng cao thượng đối với tình yêu đôi lứa trong cuộc sống thực từ việc đọc bài thơ “Tôi yêu em” (Puskin)
Trong bài thơ “Tôi yêu em”, Puskin đã chọn miêu tả một phẩm chất vô cùng đặc biệt của con người khi đứng trước tình yêu - sự cao thượng. Từ đó, tác phẩm cho ta thấy ý nghĩa của lòng cao thượng đối với tình yêu đôi lứa ngay trong cuộc sống thực.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tôi yêu em” có một tình yêu tha thiết, mãnh liệt đến vô cùng. Nhà thơ khắc họa sức mạnh của tình yêu thông qua mọi cung bậc từ yêu thương, nhớ nhung đến hờn ghen, thậm chí cả những phút giây tuyệt vọng:
Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Dẫu cho đó là tình yêu đơn phương không được đáp lại thì nhân vật trữ tình vẫn một mực thủy chung. Từng lời thơ đều toát lên sự chân thành, dịu dàng của con người khi đứng trước tình yêu. Điều đau khổ nhất trong tình yêu cũng là yêu mà không được đáp lại. Nỗi buồn trong tình yêu có thể dẫn đến muôn vàn những xúc cảm tiêu cực. Sự cô đơn, tuyệt vọng, ghen tuông có thể bóp nghẹt chính ta và thậm chí cả người mà ta yêu. Thế nhưng, ở đây, từ khi ý thức được tình yêu của mình dành cho cô gái, chàng trai đã chọn một cách yêu vô cùng lý trí:
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Sự cao thượng được thể hiện một cách rõ ràng. Chàng trai ý thức được bản thân rất yêu người con gái cũng như thái độ, tình cảm của cô đối với anh. Anh kìm nén ngọn lửa tình yêu trong mình vì “không để em bận lòng thêm nữa”. Tình yêu không chỉ có những cảm xúc mãnh liệt mà còn cần cả sự tinh tế cùng đức hi sinh.
Đến khổ thơ cuối, sự cao thượng được đẩy lên cao hơn khi chàng trai dành cho người con gái mình yêu lời chúc phúc:
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
Điệp khúc “Tôi yêu em” được lặp lại để nhấn mạnh tình yêu vô bờ. Thế nhưng, tình yêu cũng trở nên vô nghĩa nếu ta ích kỉ, biến tình cảm của mình thành sợi dây trói buộc đối phương. Chính vì thế, anh đã dành cho cô gái lời cầu chúc: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Tình yêu chân thành, đằm thắm ấy không đối lập với sự hi sinh mà nó chính là khởi nguồn cho tấm lòng cao thượng. Chàng trai đã chọn lùi bước để cô gái hạnh phúc với tình yêu của riêng mình, hy vọng rằng cô gặp được người yêu cô như cách anh đã yêu. Sự cao thượng vừa cho thấy tình yêu sâu sắc, đức hi sinh cùng sự tự trọng của con người trong tình yêu.
Không chỉ trên trang sách mà ở trong đời sống thực, cao thượng cũng là phẩm chất mà con người cần có trong tình yêu đôi lứa. Nếu những ngọt ngào hay hờn ghen là gia vị của tình yêu thì tấm lòng cao thượng là điều tiên quyết làm nên tình yêu chân chính. Cao thượng được thể hiện ở việc bao dung trước những lỗi lầm của đối phương, thấu hiểu những khó khăn mà người kia phải trải qua, không vì những ham muốn ích kỉ của bản thân mà làm ảnh hưởng đến người mình yêu,… Hơn hết, cao thượng còn là hạnh phúc khi người mình yêu được hạnh phúc.
Cao thượng mang lại rất nhiều giá trị thiết thực cho tình yêu của mỗi con người. Đức tính này đề ra cho chúng ta một phương cách sống và yêu vô cùng đúng đắn và văn minh. Nhờ có sự cao thượng mà ta biết quan tâm, hi sinh vì người mình yêu. Lòng cao thượng xóa bỏ sự ích kỉ của cái tôi, giúp gắn kết con người. Từ đó mà những người yêu nhau sẽ thấu hiểu và cảm thông cho nhau. Không chỉ vậy, khi bước vào tình yêu với một tâm thế cao thượng, ta sẽ luôn gìn giữ được lòng tự tôn của chính mình, biết cách giữ cho lòng mình thanh thản. Những trái tim cao thượng sẽ tạo ra một tình yêu có giá trị vững bền. Kể cả khi tình yêu không được như ta hy vọng, ta cũng không đánh mất chính mình. Ngược lại, thiếu đi sự cao thượng, tình yêu trong sáng sẽ bị biến chất, trở thành những toan tính hẹp hòi hoặc sự bi lụy đớn hèn.
Có lẽ, suy nghĩ và hành động cao thượng chính là lời tuyên ngôn trong sáng, chân thành nhất mà mỗi chúng ta có thể dành cho tình yêu của mình. Đó cũng là một cách để trao đi yêu thương và yêu thương chính mình trong cuộc sống.
a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)
Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới
b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận
c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn
- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận
+ Về mục đích:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”. |
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người. |
- Khác nhau ở xuất phát điểm:
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.
- Khác nhau ở cách lập luận:
+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…
tham khảo
+ Về mục đích:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”. |
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người. |
- Khác nhau ở xuất phát điểm:
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.
- Khác nhau ở cách lập luận:
+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…
Một số văn bản nghị luận khác: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh, Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai…
Một số thông tin cơ bản của văn bản: Ý nghĩa của văn chương – Hoài Thanh
- Vấn đề bàn luận: Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại.
- Quan điểm của người viết: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng, văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại.
- Đối tượng tác động: Những người yêu thích văn chương.
- Nghệ thuật lập luận:
+ Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục
+ Lập luận chặt chẽ
+ Luận điểm rất rõ ràng
- Mức độ thuyết phục: Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.
Những lập luận của bài viết luôn có sức thuyết phục cao vì nó gắn bó chặt chẽ giữa những nhận định, những luận điểm có tính khái quát với những ví dụ có tính minh chứng cụ thể, đa dạng, giàu sức thuyết phục.
Bài viết có một tầm nhìn bao quát về "cái tôi", "cái ta", có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử chứ không nhìn nhận vấn đề một cách tĩnh tại, đơn giản một chiều.
Bài viết có nhiều đoạn có tính khái quát cao như đoạn: "Đời chúnẹ tư nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta di tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu klĩỏng bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vần bơ vơ. Ta ngẩn nẹơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận''. Đoạn văn khái quát vể sự bế tắc của "cái tôi" và bản sắc phong cách riêng của từng tác giả thơ mới. Mỗi nhà thơ chỉ được khái quát trong mấy từ nhưng cách viết rất giàu hình ảnh, rất mềm mại, uyển chuyển vì thế mà nó có sức khêu gợi cảm xúc cũng như hứng thú ở người đọc
a. Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng chúng ta vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn bởi: Khi đặt vấn đề tìm đặc sắc của thơ mới, tác giả nói ngay cái khó của vấn đé. Cái khó là cái mới và cái cũ lại thường gặp ở ngay trong các nhà thơ cũ và mới. Nhà thơ xưa vẫn có thê có những cái mới, ngược lại nhà thơ nay cũng có thể còn giữ những cái xa xưa. Cái cũ và cái mới cũng lại thường vẫn liên tiếp nhau qua các thời đại. Cách nhìn như vậy là khách quan, biện chứng và có tính khoa học.
Từ cách nhìn đó, tác giả nêu cách giải quyết bài toán một cách thuyết phục là không nên so sánh từng bài một mà phải so sánh trên đại thể. Khi phân tích đặc điểm của thơ mới, tác giả cũng luôn phân tích "cái tôi" trong nhiều quan hệ để làm nổi rõ bản chất của "cái tôi":
- Đặt "cái tôi" trong quan hệ với "cái ta" để tìm xem những chỗ giống nhau và khác nhau.
- Đặc biệt là khi tìm cái mới của thơ mới và của các nhà thơ mới, tác giả nhìn vấn đề trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí con người thanh niên đương thời để phân tích sâu sắc cái "đáng thương, đáng tội nghiệp", cái "bi kịch" ở họẻ Đây là một điểm đáng chú ý về phương pháp luận khoa học cúa tác giả và nét đặc sắc vể tính khoa học của bài tiểu luận.