K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2019

A đúng

B sai vì chỉ cần người mẹ bị bệnh LHON thì người con sẽ bị bệnh, không cần bắt buộc người bố cũng phải bị.

C sai, vì mẹ bị bệnh các con đều bị bệnh.

D sai vì người vợ khỏe mạnh còn người chồng bị bệnh chắc chắn sinh ra con không bị bênh LHON

Đáp án cần chọn là: A

18 tháng 10 2017

Phát biểu không đúng là : B

Chỉ cần người mẹ bị bệnh LHON thì người con sẽ bị bệnh, không cần bắt buộc người bố cũng phải bị

Đáp án cần chọn là: B

4 tháng 9 2019

Chọn đáp án B

Chỉ cần người mẹ bị bệnh LHON thì người con sẽ bị bệnh, không cần bắt buộc người bố cũng phải bị vì bệnh này di truyền theo dòng mẹ.

Tất cả con dù nam hay nữ đều sẽ bị bệnh nếu mẹ bị bệnh.

31 tháng 10 2017

Chỉ cần người mẹ bị bệnh LHON thì người con sẽ bị bệnh, không cần bắt buộc người bố cũng phải bị.

Đáp án cần chọn là: B

Ở người bệnh đục thủy tinh thể ở mắt do gen trội A quy định, bệnh giòn xương do gen trội B quy định. Hai gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Người đàn ông bị đục thủy tinh thể lấy vợ bị bệnh giòn xương đã sinh ra một người con trai khỏe mạnh bình thường và đang chuẩn bị đón đứa con thứ hai chào đời. Biết rằng cả cha chồng và cha vợ đều không mắc 2...
Đọc tiếp

Ở người bệnh đục thủy tinh thể ở mắt do gen trội A quy định, bệnh giòn xương do gen trội B quy định. Hai gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Người đàn ông bị đục thủy tinh thể lấy vợ bị bệnh giòn xương đã sinh ra một người con trai khỏe mạnh bình thường và đang chuẩn bị đón đứa con thứ hai chào đời. Biết rằng cả cha chồng và cha vợ đều không mắc 2 bệnh này. Có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với bệnh cảnh của gia đình ?

I. Mẹ chồng và mẹ vợ chắc chắn mắc ít nhất 1 bệnh trên.

II. Xác suất đứa con thứ hai không mắc bệnh nào là 56,25%.

III. Người con trai đầu lòng chỉ có một kiểu gen duy nhất.

IV. Xác suất đứa con thứ hai mắc cả hai bệnh bằng với xác suất không mắc bệnh nào.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
23 tháng 8 2017

Đáp án C

Chồng bị đục thủy tinh thể (A-bb) × vợ bị giòn xương (aaB-)

Họ sinh con trai bình thường (aabb) → Kiểu gen của vợ chồng này là: Aabb × aaBb

Xét các phát biểu

I đúng, vì cha chồng và cha vợ đều không mắc bệnh (aabb) mà sinh con mắc 1 trong 2 bệnh → Mẹ chồng và mẹ vợ chắc chắn mắc ít nhất 1 bệnh trên

II sai, xs đứa con thứ 2 không mắc bệnh nào là 1/2 × 1/2 = 1/4

III đúng, aabb

IV đúng, AaBb = aabb = 1/4

6 tháng 9 2019

Quy ước: A: bình thường, a: bị bệnh bạch tạng.

Xét gia đình người chồng: Bố mẹ bình thường, em chồng bị bệnh à bố mẹ người chồng phải có kiểu gen dị hợp Aa.

Người chồng bình thường có kiểu gen: 1/3AA : 2/3Aa à 2/3 giao tử A : 1/3 giao tử a

Tương tự xét gia đình người vợ: Bố mẹ người vợ có kiểu gen Aa, Người vợ bình thường có kiểu gen: 1/3AA : 2/3 Aa à 2/3 giao tử A : 1/3 giao tử a

Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh là aa là: l/3a . l/3a = 1/9

Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con trai đầu lòng bị bệnh là: 1/9.1/2 = 1/18
Chọn A

Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ty thể của người gây ra chứng động kinh. Một học sinh đưa ra các nhận xét về các vấn đề di truyền liên quan đến tính trạng này ở người: (1). Người mẹ bị bệnh động kinh nếu kết hôn, tỷ lệ các con sinh ra là 100% bị bệnh động kinh. (2). Cặp vợ chồng mà cả hai bị bệnh động kinh không thể sinh con lành bệnh. (3). Người chồng bị bệnh...
Đọc tiếp

Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ty thể của người gây ra chứng động kinh. Một học sinh đưa ra các nhận xét về các vấn đề di truyền liên quan đến tính trạng này ở người:

(1). Người mẹ bị bệnh động kinh nếu kết hôn, tỷ lệ các con sinh ra là 100% bị bệnh động kinh.

(2). Cặp vợ chồng mà cả hai bị bệnh động kinh không thể sinh con lành bệnh.

(3). Người chồng bị bệnh động kinh kết hôn với một người phụ nữ bình thường sinh ra các con trong đó có nguy cơ một trong số các con bị bệnh, một số bình thường.

(4). Đột biến gen này không được di truyền cho thế hệ sau vì nó chỉ có trong ty thể mà không tham gia vào việc tạo nên tinh trùng và trứng.

(5). Bệnh động kinh gặp ở nam giới với tỷ lệ cao hơn so với nữ giới.

Số nhận xét đúng là

A. 3

B. 5

C. 2

D. 4

1
26 tháng 11 2018

Đáp án C

Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ty thể của người gây ra chứng động kinh à di truyền ngoài nhân (di truyền theo dòng mẹ)

(1). Người mẹ bị bệnh động kinh nếu kết hôn, tỷ lệ các con sinh ra là 100% bị bệnh động kinh. à đúng

(2). Cặp vợ chồng mà cả hai bị bệnh động kinh không thể sinh con lành bệnh. à đúng

(3). Người chồng bị bệnh động kinh kết hôn với một người phụ nữ bình thường sinh ra các con trong đó có nguy cơ một trong số các con bị bệnh, một số bình thường. à sai

(4). Đột biến gen này không được di truyền cho thế hệ sau vì nó chỉ có trong ty thể mà không tham gia vào việc tạo nên tinh trùng và trứng. à sai

(5). Bệnh động kinh gặp ở nam giới với tỷ lệ cao hơn so với nữ giới. à sai

29 tháng 7 2019

A (bình thường) >> a (Bệnh Q) / NST thường

+ Bố, mẹ của 6 đều bình thường (A-) sinh con 5: bệnh Q (aa)

=> bố, mẹ của 5, 6 là: Aa à  6: A- (l/3AA:2/3Aa)

  + Mẹ số 1 bệnh (aa) à  con gái 3 bình thường phải có kiểu gen Aa.

  + Bố số 2 bệnh (aa) à  con trai 4 bình thường phải có kiểu gen Aa.

  + 3: Aa  x  4: Aa à  con 7: A- (1/3AA : 2/3Aa)

  6: (1/3AA : 2/3Aa)  x  7: (1/3AA : 2/3Aa)

  G: 2/3A : l/3a            2/3A : l/3a

à  XS sinh con đầu không bệnh Q ó  (A-) = 1 - aa = 1 – 1/3.1/3 = 8/9

Vậy: B đúng

23 tháng 11 2019

Đáp án: C

Giải thích :

Chồng nhìn màu bình thường có kiểu gen XAY ; vợ bình thường nhưng có bố bị mù màu → vợ có kiểu gen XAXa → P: XAY : XAXa → Tỉ lệ con trai mắc bệnh mù màu (XaY) = 1/4.

Cả vợ và chồng đều có da bình thường nhưng lại có em bị bạch tạng (bb) → cả vợ và chồng đều có kiểu gen với xác suất 1/3 BB : 2/3 Bb, đều cho giao tử tỉ lệ với: 2/3B : 1/3b → Xác suất sinh con mắc bệnh bạch tạng (bb) = 1/3 x 1/3 = 1/9.

Vậy xác suất sinh con trai mắc cả 2 bệnh = 1/4 x 1/9 = 1/36.