Câu 1. Một ôtô rời bến lúc 6h với vận tốc 40km/h. Lúc 7h, cũng đi từ bến trên, một người đi mô tô đuổi theo với vận tốc 60km/h. Mô tô sẽ đuổi kịp ôtô lúc:
A. 8h B. 8h30 phút C. 9h D. 7h40 phút
Câu 2. Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h30. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 100km thì vận tốc của ôtô là bao nhiêu km/h ?
A. 40km/h. B. 12,5km/h. C. 9,52km/h. D. 40m/s.
Câu 3. Một máy bay với vận tốc 900km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km, thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu?
A. 40km/h. B. 12,5km/h. C. 9,52km/h. D. 40m/s.
Câu 4. Một xe mô tô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 2 km với vận tốc 36km/h, trên đoạn đường thứ hai dài 9km với vận tốc 15m/s và tiếp đến đoạn đường thứ ba dài 5km với vận tốc 45km/h. Vận tốc trung bình của mô tô trên toàn bộ quãng đường là.
A. 21km/h B. 48 km/h C. 45km/h D. 37km/h
Câu 5. Mai đi bộ tới trường với vận tốc 4km/h, thời gian để Mai đi từ nhà tới trường là 15 phút. Khoảng cách từ nhà Mai tới trường là:
A. 1000m B. 6km C. 3,75km D. 3600m.
Câu 6. Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là:
A. 39km B. 45km C. 2700km D. 10km.
Câu 7. Đường từ nhà Nam tới công viên dài 7,2km. Nếu đi với vận tốc không đổi 1m/s thì thời gian Nam đi từ nhà mình tới công viên là:
A. 0,5h B. 1h C. 1,5h D. 2h.
Câu 8. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì
A. trọng lực. B. quán tính C. lực búng của tay D. Lực ma sát.
Câu 9. Một xe mô tô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 2 km với vận tốc 36km/h, trên đoạn đường thứ hai dài 9km với vận tốc 15m/s và tiếp đến đoạn đường thứ ba dài 5km với vận tốc 45km/h. Vận tốc trung bình của mô tô trên toàn bộ quãng đường là.
A. 21km/h B. 48 km/h C. 45km/h D. 37km/h
Câu 10. đoàn tàu chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h, người soát vé trên tàu đi về phía đầu tàu với vận tốc 3km/h. Vận tốc của người soát vé so với mặt đất là:
A. 33km/h B. 39km/h C. 36km/h D. 30 km/h
Câu 11. Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 42.000m/h và của tàu hỏa là 14m/s. Sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là:
A. tàu hỏa – ô tô – xe máy B. ô tô – tàu hỏa – xe máy | C. ô tô – xe máy – tàu hỏa D. xe máy – ô tô – tàu hỏa. |
Câu 12. Một ô tô rời bến lúc 6h với vận tốc 40km/h. Lúc 7h30, cũng từ bến trên, một người đi mô tô đuổi theo với vận tốc 60km/h. Mô tô sẽ đuổi kịp ô tô lúc:
A. 9h 40 B. 9h 30 phút C. 9h D. 10h 30 phút
Câu 13. Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 5N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có
A. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ bằng 5N.
B. phương nằm ngang, hướng từ trái sáng phải, cường độ bằng 5N.
C. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 5N.
D. phương nằm ngang, hướng từ trái sang trái, cương độ lớn hơn 5N.
Câu 14. Một người có khối lượng 60kg đang đứng trên mặt sàn nằm ngang. Diện tích mỗi bàn chân là 210cm2. Áp suất của người đó tác dụng lên mặt đất là:
A. 14285,7 Pa. B. 28571,4 Pa. C. 126000 Pa. D. 252000Pa.
Câu 15. Một máy cày có khối lượng 6000kg đang chạy trên ruộng. Diện tích một dây xích là 1,4m2. Áp suất của máy cày tác dụng lên mặt đất là:
A. 42857 Pa. B. 21428,6Pa. C. 84000 Pa. D. 168000Pa.
Câu 16. Một chiếc bàn 4 chân có khối lượng 20kg được đặt trên mặt sàn nhà. Biết áp suất của bàn tác dụng lên sàn nhà là 31250 Pa. Diện tích của mỗi chân bàn là :
A. 16cm2. B. 32cm2. C. 64cm2. D. 160cm2.
Bài 17. Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?
A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
D. D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Bài 18. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột giảm vận tốc B. Đột ngột tăng vận tốc
C. Đột ngột rẽ sang trái. D. Đột ngột rẽ sang phải.
Bài 19. Biểu diễn các vectơ lực sau đây:
a) Trọng lực của một vật là 2500N ( tỉ lệ xích tùy chọn).
b) Lực kéo một sà lan là 3000N theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N.
Bài 20. Khi bắn tên, dây cung tác dụng lên mũi tên lực F = 200N. Lực này được biểu diễn bằng vectơ F , với tỉ xích 0,5 cm ứng với 100N. Trong 4 hình sau (H.4.2), hình nào vẽ đúng lực F?
A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D
Câu 21. Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật rồi kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế đó.
A. bằng cường độ lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật.
B. Bằng cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
C. lớn hơn cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
D. nhỏ hơn cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
Câu 22. Trường hợp nào sau đây lực ma sát có hại?
A. Khi kéo co, lực ma sát giữa chân của vận động viên với mặt đất, giữa tay của vận động viên với sợi dây kéo.
B. Khi máy vận hành, ma sát giữa các ổ trục các bánh răng làm máy móc sẽ bị mòn đi.
C. Rắc cát trên đường ray khi tàu lên dốc.
D. Rắc nhựa thông vào bề mặt dây cua-roa, vào dây cung của đàn vi-ô-lông, đàn nhị (đàn cò).
Câu 23. Trường hợp nào sau đây lực ma sát không phải là lực ma sát lăn.
A. Ma sát giữa các viên bi trong ổ trục quay.
B. Ma sát giữa bánh xe và mặt đường khi đi trên đường.
C. Ma sát giữa các con lăn và mặt đường khi chuyển vật nặng trên đường.
D. Ma sát giữa khăn lau với mặt sàn khi lau nhà.
Câu 24. Cho một hòn bi lăn, trượt và nằm yên trên một mặt phẳng. Trường hợp nào sau đây lực ma sát có giá trị nhỏ nhất:
A. Hòn bi lăn trên mặt phẳng. B. Hòn bi trượt trên mặt phẳng.
C. Hòn bi nằm yên trên mặt phẳng. D. Hòn bi vừa lăn, vừa trượt trên mặt phẳng.
Câu 25. Chiều của lực ma sát:
A. Cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
B. Ngược chiều với chiều chuyển động của vật.
C. Có thể cùng chiều, có thể ngược chiều chuyển động của vật.
D. Tùy thuộc vào loại lực ma sát chứ không phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật.
Câu 26. Những cách nào sau đây sẽ làm giảm lực ma sát ?
A. Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc giữa các vật. B. Thêm dầu mỡ.
C. Giảm lực ép giữa các vật lên nhau. D. Tất cả các biện pháp trên.
Một ô tô rời bến lúc 6h với vận tốc 40km/h. Lúc 7h, cũng từ bến trên, một người đi mô tô đuổi theo với vận tốc 60km/h. Mô tô sẽ đuổi kịp ô tô lúc?
A. 8h 30 phút
B. 7h 40 phút
C. 8h
D. 9h
Giải thích các bước giải: Hai xe cùng xuất phát từ một địa điểm, nhưng thời gian lệch nhau 1 giờ (môtô xuất phát sau 1 giờ).
Nếu ta gọi t là thời gian kể từ sau khi ô tô xuất phát đến khi hai xe gặp nhau thì (t - 1) là thời gian từ sau khi mô tô xuất phát đến khi hai xe gặp nhau.
Gọi S1, S2 theo thứ tự là quãng đường ô tô và mô tô đi được từ khi xuất phát đến khi gặp nhau,
Ta có:
S1 = v1.t = 40.t
S2 = v2.(t - 1) = 60.(t - 1)
Do hai xe cùng xuất phát từ một địa điểm nên quãng đường hai xe đi được là bằng nhau.
=> S1 = S2
=> 40t = 60.(t - 1)
=> 60/40 = t/(t - 1)
=> 1.5 = t/(t - 1)
=> 1.5t - 1.5 = t
=> 0.5t = 1.5
=> t = 3
Vậy sau 3 giờ kể từ khi ô tô xuất phát thì hai xe gặp nhau. Lúc đó là 9giờ