Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Một chu kì tim ở người là khoảng 0,8s gồm 3 pha : thất co , nhi co và giãn chung .
Nếu chu kì tim / phút cao thì tức là tim đang làm việc quá sức -> gây nên suy tim , gây hại cho tim .
b, Tham khảo nhé bạn :
- Ở động mạch, máu chảy nhanh nhất :do ở gần tim, và cần nhanh chóng đưa máu đi nuôi cơ thể.
- Ở mao mạch, vận tốc máu bị giảm mạnh do:
+ Diện tích bề mặt mỗi mao mạch quá nhỏ, có nơi chỉ đủ cho 1 tế bào máu đi qua.
---> máu không thể chảy nhanh khi đi qua một mạch có tiết diện nhỏ được.
+ Tổng số mao mạch ở các cơ quan rất nhiều ---> với cùng một lượng máu, do số mao mạch nhiều nên lượng máu dồn vào một mao mạch không nhiều, áp suất không đủ lớn để đẩy cho vận tốc máu nhanh hơn (nếu áp suất đủ mạnh, máu có thể "phun" qua mạch). Lực ma sát với thành mạch cũng rất lớn.
- Ở tĩnh mạch, máu được dẫn về tim nhờ hệ van, hệ cơ, áp suất do lượng máu dồn từ mao mạch qua, lực hút của tâm nhĩ tim nên vận tốc tăng dần (nhanh hơn vận tốc trong mao mạch, chậm hơn vận tốc trong động mạch)
* Chỉ số nhịp tim/phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm :
Trạng thái | Nhịp tim (số lần/ phút) | Ý nghĩa |
---|---|---|
Lúc nghỉ ngơi | 40 → 60 | Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn |
Lúc hoạt động gắng sức | 180 → 240 | Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên |
* Giải thích : Ở các vận động viên tập luyện lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ôxi của cơ thể vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.
Thiếu O2 -> tăng Hô hấp ( tần số và biên độ) -> kích thích các Receptor ở xoang ĐM Cảnh và Quai ĐM chủ ( ứ đọng CO2 nhiều cũng kích thích lên đây). Đồng thời Hô hấp tăng cường làm cho sức hút lồng ngực tăng lên -> máu về tim P tăng lên -> tim tăng hoạt động -> tim đập nhanh và mạnh hơn.
Thiếu O2 -> tăng Hô hấp ( tần số và biên độ) -> kích thích các Receptor ở xoang ĐM Cảnh và Quai ĐM chủ ( ứ đọng CO2 nhiều cũng kích thích lên đây). Đồng thời Hô hấp tăng cường làm cho sức hút lồng ngực tăng lên -> máu về tim P tăng lên -> tim tăng hoạt động -> tim đập nhanh và mạnh hơn.
1. Người đi xe đạp chảy máu ít sau đó tự khỏi là vì khi bị thương sẽ làm các tế bào máu:hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu,bị vỡ và tạo ra enzim.enzim này làm chất sinh tơ máu biens đổi dưới dạng ca2+ biến thành tơ máu tạo thành khối máu đông bịt kính vết thương.
=> quá trình đó gọi là sự đông máu.
Đông máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể để chống mất máu. sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu,để hình thành một búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu thành một khối máu đông.
2.còn đối với người đi xe máy thì bị thương nặng nên sự đông máu diễn ra chậm và không thể tự đông máu trong thời gian ngắn được mà phải đưa đến cơ sở y tế cầm máu và truyền máu.
Khi truyền máu cần tuân theo những quy tắc:
+Phải truyền máu cho phù hợp sao cho hồng cầu của người cho không bị ngưng kết trong máu của người nhận.
+Phải kiểm tra máu và truyền máu không có mầm bệnh.
+Phải truyền máu từ từ ở cơ sở y tế.
c
\(v_{tb}=\dfrac{30+26+10}{3}=22\dfrac{km}{h}\\ \Rightarrow Chọn.B\)