Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Việt Nam bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp:
+ Năm 1858 - 1884, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
+ Năm 1884 - 1945, Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.
- Hành trình phát kiến của C. Cô-lôm-bô:
+ Tháng 8/1492, trên C. Cô-lôm-bô bắt đầu hành trình của mình với ba con tàu. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên biển, ông và đoàn thủy thủ dũng cảm đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay. Ông đinh ninh rằng mình đã tới được “Đông Ấn Độ”, nhưng thức ra đó là vùng đất mới – châu Mỹ.
+ Tiếp theo, vào các năm 1493, 1498 và 1502, C. Cô-lôm-bô còn tiến hành 3 cuộc thám hiểm đến châu Mỹ.
- Lý do C. Cô-lôm-bô lại đi về hướng tây khi tìm đường đến Ấn Độ
+ C.Cô-lôm-bô tin rằng Trái Đất hình cầu. Nhưng cũng như giới trí thức châu Âu đương thời, C.Cô-lôm-bô đã đánh giá sai kích thước của Trái Đất, ông đã tính toán rằng, vị trí của Ấn Độ nằm ở vị trí đúng ra là của khu vực Bắc Mĩ hiện nay.
+ Mặt khác, C.Cô-lôm-bô cũng tin rằng, chỉ có mình Đại Tây Dương nằm giữa châu Âu và Ấn Độ (lúc này con người chưa biết đến sự tồn tại của Thái Bình Dương).
=> Do đó, C.Cô-lôm-bô đã quyết định đi về hướng tây.
- Ý nghĩa phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô: nhờ cuộc phát kiến của C.Cô-lôm-bô mà thương nhân châu Âu biết đến châu Mỹ và bắt đầu thúc đẩy quá trình tiếp xúc văn hóa, trao đổi kinh tế giữa hai châu lục.
- Hành trình phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lăng:
+ Tháng 9/1519, Ph, Ma-gien-lăng cùng 270 thủy thủ thực hiện hành trình đi về phía tây để tìm đường sang châu Á.
+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương.
+ Đến quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị sát hại. Các thủy thủ trong đoàn tiếp tục lên đường trở về Tây Ban Nha vào tháng 6/1522.
- Ý nghĩa:
+ Phát hiện ra eo biển cực Nam châu Mỹ (sau này được gọi là eo Ma-gien-lăng) và Thái Bình Dương.
+ Chứng minh trên thực tế Trái Đất hình cầu.
1- Lục địa Bắc Mỹ
2 - Tây Ban Nha
3 - Ấn Độ
4 - Phi-lip-pin
5 - Thái Bình Dương
6 - Cu-ba
7 - Mũi Hảo Vọng
8 - Ấn Độ Dương
- Đường đi của các cuộc phát kiến địa lí
+ Hành trình của Đi-a-xơ: Năm 1487, Đi-a-xơ dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua điểm cực nam của Châu Phi. Ông đặt tên là Mũi Bão Tố, sau này gọi là Mũi Hảo Vọng.
+ Hành trình của C. Cô-lôm-bô: Năm 1492, Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đi về hướng tây, đến được đảo Xan Xan-va-đô (Sal Salvador), sau đó đến Cu-ba, Hi-xpa-ni-ô-la (Hispaniola) rồi dừng lại vì tưởng đã đến được Ấn Độ.
+ Hành trình của Va-xcô đơ Ga-ma: Năm 1498, từ Bồ Đào Nha, đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đi vòng qua điểm cực nam của Châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Calicut), đến được Ấn Độ .
+ Hành trình của Ma-gien-lan: Năm 1519, từ Tây Ban Nha, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan tìm đường đến đảo gia vị Ma-lu-cu (của In-đô-nê-xi-a). Họ đi vòng qua điểm cực nam của Châu Mỹ, tiến vào đại dương mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan đến Phi-lip-pin, tại đây Ma-gien-lan bị thiệt mạng trong một cuộc giao tranh với người trên đảo. Cuối cùng, đoàn trở về bờ biển Tây Ban Nha vào năm 1522, hoàn thành chuyến đi vòng quanh trái đất.
- Những địa danh được các nhà thám hiểm đặt tên:
+ Mũi cực Nam châu Phi được Đi-a-xơ đặt tên là Mũi Bão Tố (sau này được đổi tên thành Mũi Hảo Vọng).
+ Ma-gien-lăng đặt tên cho Thái Bình Dương.
tham khảo
♦ Cuộc phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô:
- Tháng 8-1492 đoàn thám hiểm rời Tây Ban Nha đi về phía tây, băng qua Đại Tây Dương
- Vài tháng sau họ khám phá ra bờ biển phía Bắc của Cu-ba và Hispaniola. Cô -lôm-bô nghĩ rằng ông đã tới được Đông Ấn Độ nhưng thực ra đó là châu Mỹ.
- Năm 1493, 1498, 1502, ông còn tiến hành thám hiểm thêm châu Mỹ.
♦ Cuộc phát kiến địa lí của Ph.Ma-gien-lan:
- Tháng 9-1519, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan rời Tây Ban Nha đi về phía tây, băng qua Đại Tây Dương, đến mũi cực Nam châu Mỹ. vượt Đại Tây Dương, tiến vào Thái Bình Dương.
- Cuối năm 1520, họ đến được đảo Mac-tan (Phi-lip-pin). Tại đây Ma-gien lăng đụng độ với người bản địa và chết.
- Sau đó đoàn thám hiểm trở về Tây Ban Nha bằng cách đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng.
* Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục:
* Hệ quả của phát kiến địa lí tới châu Phi và châu Mỹ:
+ Nạn buôn bán nô lệ da đen diễn ra.
+ Người bản địa và văn hóa bản địa châu Mỹ bị hủy diệt.
* Việc Magenlan và thủy thủ đoàn đặt chân lên vùng đất Phi lippin nói riêng và châu Á nói chung đã báo trước một thời đại mới của sự chinh phục, của Kitô giáo hóa và chủ nghĩa thực dân. Sau cuộc thám hiểm của Magenlan, nhiều nước phương Tây đã đến châu Á, và biến nơi đây thành thuộc địa trong suốt hai thế kỉ.a. Chiến đấu chống quân Mông Cổ
- Hoàn cảnh:
+ Năm 1257, Mông cổ cho quân áp sát biên giới Đại Việt rồi ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng
+ Vua Trần Thái Tông cho bắt giam sứ giả, đồng thời ra lệnh cả nước ra sức tập luyện, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng đánh giặc.
- Diễn biến:
+ Đầu tháng 1- 1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt
+ Ngày 17 -1- 1258: Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên
+ Nhà Trần thực hiện chính sách “vườn không nhà trống” rút khỏi Thăng Long
+ Quân Mông Cổ chiếm thành Thăng Long trống rỗng lâm vào tình trạng khó khăn
+ Ngày 29 - 1 - 1258: Quân Trần tổ chức cuộc phản công lớn ở Đông Bổ đầu, quân Mông Cổ rút chạy
- Kết quả: cuộc kháng chiến giành thắng lợi
b. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên
- Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên, năm 1279, chuẩn bị xâm lược Đại Việt
- Chuẩn bị của nhà Trần:
+ Năm 1282, vua Trần cho triệu tập hội nghị Bình Than (Bắc Ninh)
+ Năm 1285, triệu tập hội nghị Diên Hồng (Thăng Long)
+ Trần Hưng Đạo được cử làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến
+ Trức trận chiến, Hưng Đạo Vương đã viết Hịch tướng sĩ để khích lệ tinh thần quân sĩ
- Diễn biến:
+ Cuối tháng 1 - 1285, Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân từ phía Bắc, Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ phía Nam tấn công Đại Việt
+ Nhà Trần tiếp tục thực hiện chính sách “vườn không nhà trống”
+ Tháng 5 - 1285, quân Trần phản công, đánh bại quân địch ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, tiến về giải phóng kinh đô
+ Toa Đô tử trận, Thoát Hoan phải chui ống đồng cho quân khiêng về nước
- Kết quả: Cuộc kháng chiến giành thắng lợi
c. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược 1287-1288
- Hoàn cảnh:
+ Sau hai lần thất bại ở Đại Việt, vua Nguyên tiếp tục cử Thoát Hoan xâm lược Đại Việt lần nữa
+ Nhà Trần lại khẩn trương chuẩn bị kháng chiến
- Diễn biến:
+ Tháng 12 - 1287, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy theo đường bộ tiến vào Đại Việt, 600 thuyền chiến do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào biến đông Bắc, theo sau là thuyền lương
+ Trần Khánh Dư chỉ huy quân Trần đánh tan đoàn thuyền lương tại Vân Đồn
+ Quân Nguyên chiến Thăng Long lại rơi vào tình trạng vườn không nhà trống. Thoát Hoan quyết định rút lui về nước
+ Tháng 4- 1288: Trần Hưng Đạo bố trí trận địa trên sông Bạch Đằng, quân thủy bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống
- Kết quả: Cuộc kháng chiến giành thắng lợi
d. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi
+ Do lòng yêu nước, sự đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng
+ Nhà Trần đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn, sáng tạo
+ Tài thao lược của các vua Trần cùng các danh tướng
- Ý nghĩa lịch sử
+ Đập tan ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên
+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
+ Mở ra nền thái bình hơn một thế kỉ cho Đại Việt
+ Chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông-Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á
+ Khẳng định tinh thần quật cường của dân tộc
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm
Xã hội Tây Âu sau phát kiến địa lí: quan hệ xã hội đã có sự thay đổi. Hình thức bóc lột lao động làm thuê, bóc lột giá trị thặng dư thay cho hình thức bóc lột có tính chất cưỡng bức người nông nô. Công thức là chủ xuất vốn, thợ xuất sức.
Trong xã hội xuất hiện một giai cấp mới là giai cấp tư sản (một số thương nhân giàu có, một số chủ đất, một bộ phận thị dân giàu có). Bên cạnh những mâu thuẫn cũ trong xã hội, xuất hiện thêm những mâu thuẫn mới: Tư sản và phong kiến, tư sản và vô sản. Trong đó mâu thuẫn tư sản và vô sản mới nảy sinh, chưa sâu sắc. Còn mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến mới là mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu ở thời hậu kì. Do đó, đấu tranh của tư sản chống phong kiến là động lực thúc đẩy xã hội phong kiến Tây u hậu kì, làm cho xã hội phong kiến tan rã nhanh hơn, mở đường cho sức sản xuất TBCN phát triển.
Các nước phương Tây chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc vào thế kỷ XIX, nhu cầu về nguyên nhiên liệu, thị trường, nhân công là vô cùng lớn. Họ đã đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới.
Việt Nam cũng bị các nước thực dân nhắm đến đặc biệt là tư bản Pháp. Vào năm 1858, Pháp nổ súng mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam và sau đó hoàn thành quá trình này vào năm 1884 với hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều đình Huế. Từ đây Việt Nam từ vị thế là một quốc gia có độc lập chủ quyền đã bị biến thành thuộc địa của nước Pháp.