Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt là tạo ra điều kiện nhận được ánh sáng khác nhau ở các phần của lá (phần lá được bịt băng giấy đen sẽ không nhận được ánh sáng còn phần lá không được bịt băng giấy đen sẽ nhận được ánh sáng như bình thường).
- Mục đích cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc có cồn 90o, đun sôi cách thủy là để tẩy hết chất diệp lục ra khỏi lá.
- Tinh bột được tạo thành ở phần lá không bịt băng giấy đen. Có thể nhận định được điều này vì dựa vào phản ứng màu xanh tím đặc trưng của tinh bột với iodine (phần lá không bịt băng giấy đen có phản ứng màu xanh tím với iodine, phần lá bịt băng giấy đen không có phản ứng màu xanh tím với iodine).
- Hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (trinh nữ) và cây me đều là hiện tượng cảm ứng của thực vật.
- Tuy nhiên:
+ Cây xấu hổ (trinh nữ) là phản ứng lại với yếu tố chuyển động, tác động của môi trường.
+ Cây me khép lá do cảm ứng với ánh sáng và nhiệt độ của môi trường.
- Khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bằng hoặc lớn hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá thì cơ thể thực vật đủ nước để sinh trưởng, phát triển, thực hiện các phản ứng hóa học trong tế bào nên cây phát triển bình thường.
- Khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bé hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá thì cây bị thiếu hụt nước nghiêm trọng dẫn đến các hoạt động sống của cây đều bị ngưng trệ. Kết quả khiến cho cây bị héo và chết.
- Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc có sự khác nhau về điều kiện chiếu sáng:
+ Cốc A không được chiếu ánh sáng.
+ Cốc B được chiếu ánh sáng.
- Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?
+ Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí là trong ống nghiệm xuất hiện bọt khí.
+ Chất khí được thải ra chính là khí oxygen. Do cốc B được chiếu ánh sáng nên cành rong đuôi chó ở cốc B sẽ tiến hành quang hợp thải ra khí oxygen. Oxygen nhẹ hơn nước nên sẽ tạo thành bọt khí nổi lên trên.
+ Hiện tượng khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm: Tàn đóm đỏ khi gặp điều kiện nồng độ khí oxygen cao sẽ bùng cháy trở lại. Do đó: Khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc A sẽ không có hiện tượng tàn đóm bùng cháy; còn khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc B sẽ có hiện tượng tàn đóm bùng cháy.