Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những sai số có thể mắc phải:
+ Sai số do chưa hiệu chỉnh cân về vạch chia số 0.
+ Sai số do đặt lệch đĩa cân.
- Cách hạn chế sai số:
+ Hiệu chỉnh kim chỉ thị về vạch số 0.
+ Đặt đĩa cân thăng bằng.
Giá trị trung bình khối lượng của túi trái cây là:
\(\overline m = \frac{{{m_1} + {m_2} + {m_3} + {m_4}}}{4} = \frac{{4,2 + 4,4 + 4,4 + 4,2}}{4} = 4,3(kg)\)
Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo là:
\(\begin{array}{l}\Delta {m_1} = \left| {\overline m - {m_1}} \right| = \left| {4,3 - 4,2} \right| = 0,1(kg)\\\Delta {m_2} = \left| {\overline m - {m_2}} \right| = \left| {4,3 - 4,4} \right| = 0,1(kg)\\\Delta {m_3} = \left| {\overline m - {m_3}} \right| = \left| {4,3 - 4,4} \right| = 0,1(kg)\\\Delta {m_4} = \left| {\overline m - {m_4}} \right| = \left| {4,3 - 4,2} \right| = 0,1(kg)\end{array}\)
Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo:
\(\overline {\Delta m} = \frac{{\Delta {m_1} + \Delta {m_2} + \Delta {m_3} + \Delta {m_4}}}{4} = \frac{{0,1 + 0,1 + 0,1 + 0,1}}{4} = 0,1(kg)\)
Sai số tuyệt đối của phép đo là:
\(\Delta m = \overline {\Delta m} + \Delta {m_{dc}} = 0,1 + 0,1 = 0,2(kg)\)
Sai số tương đối của phép đo là:
\(\delta m = \frac{{\Delta m}}{{\overline m }}.100\% = \frac{{0,2}}{{4,2}}.100\% = 4,65\% \)
Kết quả phép đo:
\(m = \overline m \pm \Delta m = 4,3 \pm 0,2(kg)\)
Sử dụng công thức tính trọng lực: \(P=m
.
g\)
Ta có:
Thí nghiệm thả quả cân được thực hiện ở cùng một vị trí (vì khối lượng, trọng lượng của một quả cân là như nhau) vì vậy trong các lần đo khi thay đổi khối lượng các quả cân sẽ là như nhau.
Gia tốc rơi tự do của một quả cân khi treo là:
\(g_1=\dfrac{P_1}{m_1}=\dfrac{0,49}{0,05}=9,8\) (m/s2)
=> Gia tốc rơi tự do ở vị trí khi thức hiện phép đo là: 9,80 m/s2 (làm tròn đến 3 chữ số có nghĩa)
- Các bước tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Bố trí thí nghiệm như hình 8.2
+ Lắp nam châm điện ở đầu trên của thanh nhôm, nối với cổng A của đồng hồ điện tử thông qua công tắc điện.
+ Cổng quang điện ở dưới, cách nam châm điện một đoạn d và được nối vào cổng B của đồng hồ.
Bước 2: Điều chỉnh cho giá đỡ thẳng đứng bằng các vít ở đế sao cho quả nặng của dây dọi sẽ nằm ở tâm lỗ tròn. Thiết lập đồng hồ thời gian hiện số chế độ A \( \leftrightarrow \) B để đo thời gian từ lúc thả đến khi vật chắn cổng quang điện.
Bước 3: Đặt vật rơi vào vị trí nam châm điện, dùng êke vuông ba chiều để xác định vị trí ban đầu của vật. Ấn nút RESET trên mặt đồng hồ để đưa chỉ thị số về giá trị 0.000. Nhấn công tắc điện để kích thích vật rơi và khởi động đồng hồ đo thời gian hiện số.
Bước 4: Khi vật rơi và chắn các tia hồng ngoại của cổng quang điện, đồng hồ sẽ dừng. Đọc thời gian rơi trên đồng hồ và ghi số liệu vào bảng.
- Các em tự tiến hành thí nghiệm
1.
Chọn mốc thế năng tại A
Ta có m = 500 kg; g = 9,8 m/s2 ; h = 40 m.
Thế năng của khối vật liệu tại B là: Wt = m.g.h = 500.9,8.40 = 1,96.105 (J)
=> Công mà cần cẩu đã thực hiện là: A = Wt = 1,96.105 J.
2.
Do ma sát không đáng kể nên công của trọng lực bằng công của lực nhỏ
=> Dù lực có nhỏ hơn trọng lượng nhưng vẫn có thể đưa một vật lên cao trong mặt phẳng nghiêng.
a) Để các kẹp điện gần nhau: có thể gây ra chập điện.
b) Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện: rất dễ làm các tia lửa điện bén vào gây cháy nổ.
c) Không đeo găng tay cao su khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao: có nguy cơ bị bỏng.
Thời gian trung bình của phép đo là:
\(\overline t = \frac{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}{3} = \frac{{0,101 + 0,098 + 0,102}}{3} \approx 0,100(s)\)
Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo là:
\(\begin{array}{l}\Delta {t_1} = \left| {{t_2} - {t_1}} \right| = \left| {0,098 - 0,101} \right| = 0,003\\\Delta {t_2} = \left| {{t_3} - {t_2}} \right| = \left| {0,102 - 0,098} \right| = 0,004\\\overline {\Delta t} = \frac{{\Delta {t_1} + \Delta {t_2}}}{2} = \frac{{0,003 + 0,004}}{2} \approx 0,004(s)\end{array}\)
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời do có lực hấp dẫn của Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất, lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm giữ cho Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo của nó.
- Trên những đoạn đường vòng thường phải hạn chế tốc độ của xe và mặt đường thường phải hơi nghiêng về phía tâm. Vì:
+ khi xe đi vào đoạn đường cong giống như xe đang chuyển động trên quỹ đạo tròn, khi đó lực ma sát nghỉ giữa xe và mặt đường và thành phần nằm ngang của phản lực đóng vai trò lực hướng tâm.
+ nếu xe đi với tốc độ quá lớn khi đó lực hướng tâm không đủ lớn để giữ được cho xe chuyển động trên quỹ đạo tròn mà sẽ bị văng ra nên người ta phải làm mặt đường hơi nghiêng về phía tâm đồng thời hạn chế tốc độ của xe khi đi trên đoạn đường đó.
Những sai số bạn có thể mắc phải:
+ Sai số hệ thống: cân chưa được hiệu chỉnh về vị trí số 0
+ Sai số ngẫu nhiên: do các yếu tố bên ngoài như gió, bui, hoặc có thể đặt mắt không đúng
Cách hạn chế những sai sót:
+ Hiệu chỉnh cân về vị trí số 0, đặt đĩa cân cho thăng bằng
+ Khi đọc kết quả, mắt hướng về phía mặt cân và vuông góc