Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Môn GDCD cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… bao gồm kiến thức của nhiều môn học khác. ... Môn học còn góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, góp phần hình thành phẩm chất tích cực của người công dân tương lai.
tôi sẽ nói : " các môn học phụ tuy không bằng những môn chính , nhưng cậu nên biết rằng nó sẽ là nền tảng sau này của chúng ta , nếu như không học những môn phụ mà cậu không thích thì mình không ép cậu nhưng cậu cần phải tôn trọng thầy cô giáo trong giờ dạy , còn cậu chép bài trong trong giờ kiểm tra là vì cậu không đủ thực lực với những môn học này cậu chế giễu nó , nhưng cậu nên nhìn lại mình đi , so với cậu những môn học phụ mà cậu ghét còn tốt hơn cậu gấp ngàn lần..."
-Chuẩn bị bài học trước khi đến lớp
-Ghi bài đầy đủ
-Tiếp thu tốt các hệ thống kiến thức
-Biết liên hệ thực tiễn
-Học nhóm
I. 1. Quyền sống
Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.
2. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
3. Quyền được chăm sóc sức khỏe
Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
4. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
5. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.
6. Quyền vui chơi, giải trí
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
7. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
1. Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.
2. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
9. Quyền về tài sản
Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
10. Quyền bí mật đời sống riêng tư
1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
11. Quyền được sống chung với cha, mẹ
Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
12. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.
13. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
1. Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
14. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.
15. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
16. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
17. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
18. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
19. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.
20. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.
21. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
22. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
23. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.
24. Quyền của trẻ em khuyết tật
Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.
25. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn
Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
II
Chích ngừa và tiêm vắc-xin COVID-19 đầy đủ, đúng hạnVắc-xin COVID-19 có tác dụng bảo vệ quý vị khỏi mắc bệnh. Các vắc-xin ngừa COVID-19 có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh nghiêm trọng, nhập viện và tử vong.Tiêm chủng là cách tốt nhất để làm chậm sự lây lan của SARS-CoV-2, loại vi-rút gây bệnh COVID-19.CDC khuyến nghị rằng tất cả mọi người đủ điều kiện cần tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ, đúng hạn, bao gồm cả người bị suy giảm miễn dịch.Đeo khẩu trangMọi người trong độ tuổi từ 2 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang ôm khít mặt đúng cách ở trong nhà tại nơi công cộng nơi có Mức Độ COVID-19 Trong Cộng Đồng cao, bất kể tình trạng tiêm chủng như thế nào.Đeo khẩu trang ôm khít, có khả năng bảo vệ và tạo cảm giác thoải mái cho quý vị.Nếu quý vị đang ở khu vực có Mức Độ COVID-19 Trong Cộng Đồng ở mức cao và trong độ tuổi từ 2 trở lên, hãy đeo khẩu trang trong nhà tại nơi công cộng.Nếu quý vị bị bệnh hoặc cần ở cạnh người khác, hoặc đang chăm sóc người bị COVID-19, hãy đeo khẩu trang.Nếu quý vị có nguy cơ cao bị bệnh nghiêm trọng, hoặc đang sống cùng hoặc ở cùng người có nguy cơ cao hơn, hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về việc đeo khẩu trang ở Mức Độ COVID-19 Trong Cộng Đồng là trung bình.Những người đang có bệnh hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch thì có thể không được bảo vệ hoàn toàn ngay cả khi đã được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin ngừa COVID-19. Họ nên trao đổi với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về các biện pháp phòng ngừa bổ sung cần thiết.Để biết thêm thông tin, tham khảo nội dung Vắc-xin ngừa COVID-19 cho người bị suy giảm miễn dịch từ trung bình đến nghiêm trọng.Bắt buộc phải đeo khẩu trang che mũi và miệng trên máy bay, xe buýt, tàu hỏa và các phương tiện giao thông công cộng khác khi nhập cảnh vào, đi trong nội địa hoặc ra khỏi Hoa Kỳ cũng như tại các khu vực trong nhà của các trung tâm vận chuyển như sân bay và nhà ga. Du khách không bắt buộc phải đeo khẩu trang ở các khu vực ngoài trời khi đang di chuyển (như trên khu vực boong ngoài trời của phà hoặc tầng trên cùng không có mái che của xe buýt).
Giữ khoảng cách 6 feet với người khácTrong nhà: Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh, nếu có thể. Nếu có thể, hãy duy trì khoảng cách 6 feet hoặc 2 mét giữa người bị bệnh và những người sống cùng nhà. Nếu quý vị đang chăm sóc người bệnh, hãy nhớ đeo khẩu trang ôm khít đúng cách và thực hiện theo các bước khác để bảo vệ bản thân.Ở nơi công cộng trong nhà: Nếu quý vị chưa tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ, đúng hạn, hãy giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác, đặc biệt là nếu quý vị có có nguy cơ cao hơn mắc bệnh rất nặng do COVID-19.Tránh các không gian thông khí kém và nơi đông ngườiNếu ở trong nhà, hãy đưa không khí trong lành vào bằng cách mở cửa và cửa sổ, nếu có thể.Nếu quý vị có nguy cơ mắc bệnh rất nặng cao hơn do COVID-19, hãy tránh những nơi đông người và không gian trong nhà mà không có không khí trong lành từ ngoài trời đưa vào.Xét nghiệm để tránh lây truyền sang cho người khácQuý vị có thể chọn từ nhiều loại xét nghiệm khác nhau.Xét nghiệm SARS-CoV-2(loại vi-rút gây bệnh COVID-19) cho biết là quý vị có đang nhiễm bệnh không tại thời điểm làm xét nghiệm. Loại xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm vi-rút vì nó phát hiện có nhiễm vi-rút hay không.Bất kể loại xét nghiệm quý vị chọn là gì, kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là quý vị mắc bệnh và phải cô lập cũng như thông báo cho những người có tiếp xúc gần của mình để tránh lây truyền bệnh cho người khác.Dụng cụ tự xét nghiệm là loại xét nghiệm vi-rút không cần kê toa có thể được sử dụng tại nhà hoặc ở bất kỳ đâu, dễ sử dụng và cho kết quả nhanh chóng. Bất kỳ người nào cũng có thể sử dụng dụng cụ tự xét nghiệm, bất kể trạng thái chích ngừa hay việc họ có triệu chứng hay không.Bộ dụng cụ tự xét nghiệm COVID-19 là một trong số nhiều biện pháp giảm rủi ro cùng với tiêm chủng, đeo khẩu trang và cách ly giao tiếp xã hội, giúp bảo vệ quý vị và người khác bằng cách giảm khả năng lây lan COVID-19.Rửa tay thường xuyênRửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong tối thiểu 20 giây đặc biệt là sau khi đến khu vực công cộng hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.Điều đặc biệt quan trọng là cần rửa tay:Trước khi ăn hoặc chuẩn bị đồ ănTrước khi chạm vào mặt quý vịSau khi dùng toa-létSau khi rời khỏi khu vực công cộngSau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơiSau khi cầm khẩu trang của quý vịSau khi thay bỉmSau khi chăm sóc người bệnhSau khi chạm vào động vật hoặc thú nuôiNếu không có xà phòng và nước, sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Xoa dung dịch đều ra toàn bộ bàn tay và chà hai tay vào nhau cho đến khi khô.Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch.Che miệng khi ho và hắt hơi Nếu đang đeo khẩu trang: Quý vị có thể ho hoặc hắt hơi vào khẩu trang của mình. Đeo khẩu trang sạch, mới ngay khi có thể và rửa tay.Nếu đang không đeo khẩu trang, hãy:Luôn luôn che miệng và mũi bằng khăn giấy khi quý vị ho hoặc hắt hơi hoặc sử dụng bên trong khuỷu tay và không khạc nhổ.Vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác.Rửa tay ngay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có sẵn nước và xà phòng, hãy vệ sinh tay bằng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn.Vệ sinh và khử trùngThường xuyên lau sạch bề mặt hay chạm vào hoặc khi cần thiết và sau khi quý vị có khách tới nhà. Bao gồm bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, mặt kệ bếp, tay nắm, bàn làm việc, điện thoại, bàn phím, toa-lét, vòi nước và bồn rửa.Nếu có người mắc bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, hãy khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên.Sử dụng sản phẩm khử trùng gia dụng có trong Danh sách N của EPA: Các chất khử trùng dùng cho Vi-rút Corona (COVID-19) theo chỉ dẫn trên nhãn của nhà sản xuất.Nếu bề mặt bị bẩn, hãy làm sạch bằng chất tẩy rửa hoặc xà phòng và nước trước khi khử trùng.Theo dõi sức khỏe hàng ngàyCảnh giác với các triệu chứng:Theo dõi sốt, ho, hụt hơi hoặc các triệu chứng khác của COVID-19.Đo thân nhiệt nếu thấy các triệu chứng diễn tiến.Không đo thân nhiệt trong vòng 30 phút sau khi tập thể dục hoặc uống thuốc có thể làm hạ thân nhiệt của quý vị như acetaminophen.Làm theo Hướng dẫn của CDC nếu các triệu chứng tiến triển.Theo dõi các triệu chứng là cực kỳ quan trọng nếu quý vị đang đi công chuyện, vào văn phòng hoặc nơi làm việc cũng như ở những nơi có thể khó giữ khoảng cách là 6 feet.Thực hiện theo khuyến cáo cách lyNếu quý vị chẳng may tiếp xúc gần với người mắc COVID-19: hãy thực hiện theo các khuyến cáo cách ly của CDC.Thực hiện theo khuyến cáo cô lậpNếu quý vị có xét nghiệm dương tính với COVID-19 hoặc có triệu chứng: hãy thực hiện theo khuyến cáo cô lập của CDC.Thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi đi du lịchThực hiện theo khuyến cáo đối với hành trình nội địa và quốc tế của CDC.Thông Tin Bổ SungĐể biết thêm thông tin, vui lòng xem:
Gia đình có người đã tiêm chủng và chưa được chủng ngừaCải thiện cách khẩu trang bảo vệ quý vịThông tin dành cho các nhóm người cụ thể (liên kết: Thông tin về COVID-19 dành cho các nhóm người cụ thể | CDC)Câu 1: Thảo luận trong giờ học giáo dục công dân, bạn Hằng cho rằng chỉ những người làm quan, những người có chức, có quyền mới cần rèn luyện đức tính liêm khiết, còn những người dân lao động bình thường, đặc biệt là học sinh thì không cần rèn luyện đức tính nói trên. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Hằng không?Vì sao?
- Em không đồng ý với ý kiến của bạn Hằng. Trong cuộc sống, mỗi người đều có những hoạt động khác nhau, tuỳ vào tuổi tác, giai cấp,... Vì thế ở mỗi đơn vị sẽ có những trường hợp ứng dụng đức tính liêm khiết khác nhau, không phân biệt ai cả.
Câu 2: Trong giờ học toán, Hùng phát hiện thầy giáo ghi đáp số bị sai. Hùng quyết định không góp ý kiến cho thầy vì bạn làm như thế là không tôn trọng thầy. Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn Hùng không? Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?
- Em không đồng ý với ý kiến của bạn Hùng. Nếu là Hùng, em sẽ đứng dậy nói rằng thầy có chút nhầm lẫn về đáp số và nhờ thầy sửa lại, nhưng phải nói chuyện lễ phép và lịch sự, có như thế thì mới tôn trọng thầy.
Câu 3: Trong giờ ra chơi tiết 2, Hùng(lớp 8) có xích mích với Thành(lớp 9). Trên đường đi học về, Hùng đã bị Thành và Hòa-bạn cùng lớp với Thành hành hung, gây thương tích phải đi cấp cứu ở bệnh viện.
a) Theo em, trong trường hợp trên, Thành và Hòa đã vi phạm pháp luật hay kỉ luật?
Theo em Thành và Hoà đã vi phạm pháp luật vì đã gây thương tích cho bạn Hùng.
b) Theo em, Thành và Hòa sẽ bị xử lí như thế nào?
- Thành và Hoà sẽ bị mời phụ huynh của 2 bạn lên để xin lỗi cũng như bồi thường cho bạn Hoà. 2 bạn có thể bị nghỉ học một thời gian.
Câu 4: Bạn Bình bị ốm, phải mời bác sĩ đên khám bệnh. Khám bệnh xong,bác sĩ kết luận và kê đơn thuốc. kèm theo lời dặn của bác sĩ là mỗi ngày uống thuốc 2 lần, mỗi lần 1 viên trước bữa ăn chính. Tuy nhiên, sau đó Bình đã uống thuốc 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 2 viên. Hương hỏi tại sao Bình không uống thuốc theo đơn và lời dặn của bác sĩ. Bình cười:"Uống theo đơn của bác sĩ là không sáng tạo và lâu khỏi bệnh. Uống nhiều thuốc sẽ nhanh khỏi bệnh hơn."
a) Em có đồng ý với Bình hay không? Tại sao?
- Em không đồng ý với Bình vì mỗi loại thuốc đều có liều lượng sử dụng riêng để có thể giúp ta khỏi bệnh, nếu Bình uống sai có thể bệnh không khỏi mà còn tăng thêm thậm chí mất mạng.
b) Nếu là Hương thì em sẽ làm gì với Bình?
- Nếu là Hương em sẽ ngăn không cho bạn làm như thế và giải thích với bạn rằng làm như thế sẽ không tốt cho sức khoẻ của bạn. Nếu bạn không nghe cần phải báo cho ba mẹ của Bình biết.
Câu 5: Trong một lớp học bao giờ cũng có học sinh giỏi, học sinh yếu. Em hãy nêu những suy nghĩ của em để chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến học lực yếu? Hướng khắc phục như thế nào?
- Một lớp học phải có hs yếu và hs giỏi. Một số phụ huynh có con hs yếu thì luôn luôn bắt ép con phải học nhiều, học thật nhiều. Dưới đây là một số nguyên nhân:
*Nguyên nhân từ hs:
- Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. Chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn.
- Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Đa số học sinh của trường đều ở nông thôn, gia đình chủ yếu là sống bằng nghề nông, các em ở nhà phải phụ giúp gia đình việc đồng án, chăn nuôi. Thậm chí có học sinh phải đi làm thêm trái buổi để kiếm tiền ăn học.
- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.
*Nguyên nhân từ giáo viên:
- Một số giáo viên chưa nắm chắc những yêu cầu kiến thức của từng bài dạy. Viêc dạy học còn dàn trải, còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.
- Một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập nhanh quá khiến cho học sinh yếu kém không theo kịp bài học.
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự “giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên...
- Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học sinh yếu kém, không gây hứng thú cho học sinh thích học môn mình...
*Nguyên nhân từ phụ huynh:
- Một số phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em. Phó mặc mọi việc học cho nhà trường và thầy cô.
- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, đi du lịch, giả bệnh,...) cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bản...và rồi yếu kém!
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến trẻ không chú tâm vào học tập.
Câu 6: Em có suy nghĩ như thế nào về" Trò chơi điện tử", nêu lợi ích và tác hại của trò chơi điện mà em biết
- Trò chơi điện tử là dụng cụ để mỗi con người chúng ta có thể giải trí sau những giờ học, giờ làm mệt mỏi.
- Tuy nhiên trò chơi điện tử có hai mặt:
*Có lợi:
- Giúp giảm stress, thoải mái, giảm căng thẳng.
- Nâng cao tính nhanh nhẹn, cẩn thận.
- Một số trò chơi điện tử sử dụng ngôn ngữ nước ngoài ⇒ nâng cao ngoại ngữ.
*Có hại:
- Gây hại mắt, gây béo phì.
- Gây nghiện ⇒ kết quả học tập, lao động kém.
- Làm biếng làm mọi việc, có thể kể đến là những hoạt động hằng ngày như vệ sinh cá nhân, ăn uống,...
tham khảo
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
Môn GDCD là môn khoa học xã hội có vị trí rất quan trọng. Môn GDCD cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… bao gồm kiến thức của nhiều môn học khác. Môn học này góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT; hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động, giúp học sinh THPT trở thành con người có tri thức, phẩm chất năng lực; phát triển hoàn thiện các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ. Môn học trực tiếp hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức tư tưởng cho học sinh thông qua việc trực tiếp trang bị cho học sinh THPT về thế giới quan và nhân sinh quan khoa học; trực tiếp hình thành niềm tin, lý tưởng, đạo đức, ý thức pháp luật cho thế hệ công dân của đất nước. Môn học còn góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, góp phần hình thành phẩm chất tích cực của người công dân tương lai.
- Khái niệm tự lập: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
- Biểu hiện của tự lập:+ Trong học tập:• Tích cực suy nghĩ giải quyết khó khăn trong học tập.• Tìm tòi ra phương hướng học tập tốt.• Chủ động học hỏi, tìm hiểu những kiến thức trong học tập.+ Trong cuộc sống:• Không lùi bước trước khó khăn gian khổ.• Tự mình tìm cách phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.Tự lập là cách sống trái với sự ỷ nại, dựa dẫm vào người khác hay trông chờ vào vận may. Đây là là một lối sống tốt, giúp cho con người trở nên tự tin, bản lĩnh và làm chủ được cuộc sống của mình và gặt hái được thành công tốt hơn
GDCD là bộ môn khoa học dạy làm người. Học GDCD sẽ giúp học sinh hình thành và điều chỉnh những hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp hơn. Xuyên suốt từ khi ngồi vào ghế nhà trường cho đến khi tốt nghiệp, học sinh đã được thầy cô dạy những điều hay lẽ phải phù hợp với xã hội.....
ko cãi đc nũa đâu >:(
môn gdcd giúp học sinh những gì - Tìm trên Google