Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo
- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian
+ Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)
- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.
+ Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.
+ Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.
- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)
+ Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...
+ Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...
- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):
+ Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt
+ Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...
* Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là mối quan hệ hai chiều
* Ví dụ:
- Những câu chuyện cổ tích, ca dao dân ca trở thành chất liệu, cảm hứng cho sáng tác của văn học viết.
Bài thơ Truyện cổ nước mình (Lâm Thị Mĩ Dạ) có đề cập đến truyện cổ tích Tấm Cám, truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường,...
Truyện Trương Chi, Giọt máu, Những ngọn gió hua tát, Nguyễn Du,... của Nguyễn Huy Thiệp đều là những câu chuyện viết lại, lấy đề tài từ chất liệu lịch sử hoặc những nhân vật dân gian trong tác phẩm văn học.
- Sự ra đời của văn học viết cũng góp phần ghi lại, lưu lại dấu ấn của văn học dân gian, giúp cho văn học dân gian không bị mai một, được bảo tồn.
Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã dày công sưu tầm, đi Tây Nguyên để nghe kể sử và ghi lại sử thi dân gian (Đăm Săn,...), ghi lại những câu ca dao dân ca của cha ông. Bởi văn học dân gian vốn được truyền miệng, nó chỉ nằm trong trí óc của người già và được truyền từ đời này qua đời khác bằng hình thức kể. Bởi vậy, văn học viết ra đời cũng giúp ghi lưu, lưu lại những tác phẩm văn học dân gian để chúng không bị mai một.
+ quan hệ giữa con người và thiên nhiên:Cảnh Khuya
+quan hệ giữa con người vs quốc gia dân tộc:Con Rồng Cháu Tiên
+ con người việt nam trong quan hệ xã hội:Chốn chốn dứt đao binh
+ con người việt nam và ý thức của bản thân:
+Quan hệ giữa con người và thiên nhiên:Cảnh khuya,Rằm tháng giêng;Qua Đèo Ngang;Côn Sơn Ca,...
+Quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ;....
+Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: Sau phút chia li;Bánh trôi nước;...(người phụ nữ trong xã hội xưa)
+Con người Việt Nam và ý thức của bản thân: Lòng yêu nước; Lòng yêu nước của nhân dân ta;...
1 văn học trung đại phát triển từ TK X -TK XIX
ĐẶC ĐIỂM + chịu ảnh hưởng của các học thuyết : NHO , PHẬT , LÃO -TRANG và văn học cổ TRUNG HOA
+ thơ văn yêu nước , tính hiện thực , tính nhân đạo
+ về thi pháp :lối viết ước lệ , sùng cổ , phi ngã
2 văn học hiện đại phát triển từ TKXX -HẾT TKXX
đặc điểm :+VỀ TÁC GIẢ : xuất hiện nhiều tác giả chuyên nghiệp lấy việc sáng tác làm nghề nghiệp
+ GIAO LƯU QUỐC TẾ RỘNG LỚN -kế thừa tinh hoa văn học truyền thống và tiếp thu nền văn học hiện đại của thế giới
+ đời sống văn học sôi nổi năng động : có nhiều công chúng , tác giả ,tác phẩm phát triển chưa từng có
+lối viết hiện thực đề cao cá tính sáng tạo phản ảnh xã hội con người phong phú
+ nổi bật là văn học yêu nước cách mạng
Câu 2:
a) Văn học trung đại
– Sự ra đời và hình thành phát triển:
+ Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian
+ Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam (văn học trung đại)
– Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại:
+ Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường
+ Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội
+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người.
+ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những thói hư dởm đời.
Ví dụ: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà,…
b) Văn học hiện đại
– Thời gian tư tưởng chủ đạo: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:
+ 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp ( Làng- Kim Lân)
+ 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng
+ 1964 – 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như : Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long ⇒ Hướng đến những con người cao đẹp với những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội.
+ Sau 1975: Nổi bật với tác phẩm bến quê – Nguyễn Minh Châu.