Chuyện ngu ngốc nhất bạn từng làm là gì ?
1. Đối xử tốt với những người làm tổn thương mình, đối xử tệ với những người thật lòng yêu quý mình.
2. Lúc bé người lớn thường dặn rằng phải tránh xa ổ điện, bị điện giật sẽ chết. Một lần khi bố mẹ vắng nhà, em cắm ổ TV thì bị giật một phát, nhớ đến lời mọi người, liền lặng lẽ viết di chúc rồi ôm theo bình sữa lên giường nằm chờ \"thời khắc định mệnh”.
3. Kể về bạn gái cũ cho bạn gái hiện tại nghe, kết quả biến bạn gái hiện tại thành bạn gái cũ luôn.
4. Ngày xưa viết bài khi bảo ghi bút danh, em liền ghi là “Bút chì 2B”.
5. Lúc nhỏ thấy đeo kính rất là \"ngầu\", lại nghe người ta nói chỉ có người cận thị mới \"được\" đeo kính thôi... Sau đó... em hối hận không thôi!
6. Từng có thời làm bài anh văn với đề tài \"Hãy dùng tiếng Anh để miêu tả về một tai nạn xe\", em đã viết thế này: One car come, one car go, two car “peng peng”, people die. ( Một chiếc xe đang chạy, một chiếc xe đang đến, hai chiếc xe tung nhau, người chết)
7. Hồi em còn bé xíu. vì không muốn em tranh xem TV với bố nên bố bảo rằng: \"Không được ấn bừa cái điều khiển TV, nếu không nó sẽ phát nổ”. Em tin ngay tắp lự, sau đó không hề dám động vào cái điều khiển bao giờ nữa. Có một lần nọ, em đang chơi đùa trên ghế sofa thì bất cẩn chạm trúng cái điều khiển, dọa em một phen hết cả hồn, bèn hốt hoảng mách bố \"Sắp phát nổ rồi, làm sao đây bố?\". Bố em bèn cầm lấy cái điều khiển, ấn bừa vài cái rồi nói: \"Đã giải trừ, hết nổ rồi”. Em ngây thơ còn tin là thật cơ.
8. Tin vào câu “Tin anh đi, sẽ không có thai đâu mà!”
9. Lúc bé trông thấy anh trai đang xem phim, tôi đã hồn nhiên hỏi rằng: \"Anh ơi, sao hai cô chú ấy không mặc quần áo vậy?\"
10. Đi đường tính bỏ rác vào thùng, một tay cầm bịch rác, một tay cầm túi tiền, đi đến thùng tác nhỡ tay quăng mất túi tiền vào đấy.
11. Sau khi chia tay, ngốc nghếch tin rằng trong lòng anh ấy vẫn còn tôi, ngốc nghếch tin rằng chúng tôi vẫn còn cơ hội quay trở lại. Thế nhưng hiện thực lại cho tôi một cái tát phũ phàng. Người con trai chia tay tôi 73 ngày bây giờ đã ở bên người khác rồi.
12. Cứ ngỡ rằng mình đối xử tốt với người ta, người ta sẽ chú ý đến mình.
13. Em tính ra ngoài dắt chó đi dạo, mới ra khỏi cửa đi được một đoạn liền trở về nhà. Vừa đúng lúc bố gặp em, liền hỏi em làm sao thế. Mọi người cũng đừng hỏi em nữa làm gì, em chỉ là quên dắt theo con chó thôi à!
14. Rõ ràng trong lòng yêu cô ấy nhiều như thế, nhưng ngoài miệng lại nói mình yêu người khác, đúng là tự mình “ngược” mình.
15. Ngốc nhất chính là cãi nhau mỗi ngày với mẹ thân yêu nhất của tôi. Đợi đến lúc hiểu ra được thì đã quá trễ rồi!
16. Thầm thích cậu ấy 3 năm trời. Sau đó khi tốt nghiệp được một năm, từ chỗ bạn bè của cậu ấy tôi mới biết được rằng khi ấy tôi là đứa con gái mà cậu ấy ghét nhất. Thế nên cảm thấy bản thân ngốc hết chỗ chê.
17. Từ ngày cả hai bắt đầu quen nhau, tôi bèn dùng ngày sinh nhật của cô ấy để làm mật mã thẻ ATM. Ngày cô ấy nói lời chia tay, tôi cứ tưởng rằng nói ra điều này sẽ khiến cô ấy cảm động mà ở lại, nào ngờ đâu tất cả tiền dành dụm đều theo cô ấy mà “một đi không trở lại”.
18. Gặp phải cái đề không biết làm, hỏi đứa học giỏi có biết làm hay không, lần nào nó cũng đều nói là không biết, thế nên tôi tưởng mình và nó giống nhau... Ngờ đâu điểm ra thì nó cao chót vót, còn tôi thì \"thấp lè tè\".
19. Từ chối người yêu mình, chọn một người mà tôi tưởng rằng họ yêu mình, để rồi bị lừa dối.
20. Kể chuyện về đứa bạn của em nhé! Nó muốn thử thách trí thông mình của mình, nên sửa mật mã khóa đăng nhập điện thoại thành một loại mật mã siêu khó. Lần đầu tiên đổi xong nó bèn đắc ý kể cho đứa cùng phòng nghe, rồi sau đó bị chính đứa \"trùm tinh tướng\" đó giải được. Nó cực kì không phục bèn đổi thành một cái phức tạp \"hại não\" hơn nữa. Kết quả cái đứa cùng phòng thông minh kia không giải được, khiến nó vô cùng đắc ý. Thế rồi, vài giây sau... nó cũng quên mất mật mã mà nó đặt luôn.
21. Lúc bé làm sai, tôi sợ quá bèn trốn vào tủ quần áo. Bố vào phòng tìm tôi, tìm một hồi liền hỏi mẹ rằng tôi trốn đâu rồi. Mẹ bảo chắc là trốn trong phòng thôi. Tôi sợ quá liền \"thanh minh\" ngay: \"Con có ở trong phòng đâu\". Kết quả của việc \"lạy ông tôi ở bụi này\" chính là màn phạt quỳ 15 phút nhớ đời.
22. Tôi thì thấy chuyện ngốc nghếch mà ai cũng từng phạm phải chính là, không biết trân trọng những thứ mình đang có và đã có mà chỉ biết mãi tham lam những thứ chưa có hoặc những thứ vốn không thuộc về mình mà th
vì chơi game vui
giải trí tinh thần
(Tưởng thế nào,tui hơn 222 rùi.)
Game giúp người chơi hóa thân thành nhân vật, trải nghiệm những cảm xúc mới mà thực tế không thể thực hiện khiến không ít bạn trẻ bị 'nghiện'.
Trong buổi tọa đàm mới đây về chủ đề “Game online - Nên hay không nên chơi” do trường THPT FPT và Đại học trực tuyến FUNiX tổ chức đã nhận không ít ý kiến trái chiều.
Tham gia chương trình, nhiều chuyên gia cho rằng, công nghệ thông tin và Internet phát triển mạnh giúp cuộc sống con người tiện nghi, thoải mái, năng suất lao động cao hơn nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy.
Từng là một game thủ chuyên nghiệp, anh Nguyễn Đức Hoàng - làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực này cho rằng, game có sức hút đặc biệt khi giúp người chơi hóa thân thành nhân vật, trải nghiệm những cảm xúc đặc biệt mà thực tế không thể thực hiện. "Ví dụ khi lái tàu vũ trụ, người chơi có thể nhảy từ trên đỉnh núi xuống, có sức mạnh ảo to lớn, không lo lộ mặt... Ngoài ra, đồ họa game rất đẹp mắt, có các chế độ tính điểm, vượt qua các chặng, tăng cấp độ làm người chơi luôn có tâm lý tò mò, khám phá muốn chinh phục”, anh Hoàng lý giải.
Cũng theo anh Hoàng, game rất thú vị nhưng ham mê quá độ có thể dẫn đến xa rời cuộc sống thực, tốn nhiều thời gian vào việc giải trí, suy giảm thể lực, trí tuệ. Điều này làm cho nhiều bạn trẻ xa rời các mối quan hệ xã hội, thậm chí là quá nhập tâm vào những game bạo lực có thể ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi.
ly-do-nhieu-hoc-sinh-thich-choi-game
Nhiều học sinh cho biết rất thích chơi game, trong đó có nhiều em chỉ xem đây là trò chơi giải trí nhưng cũng không ít bạn trẻ bị 'nghiện'.
Là game thủ chuyên nghiệp, anh Hoàng khuyên không nên chơi game liền một mạch quá lâu mà phải biết kiểm soát bản thân. Trước đây, dù có lúc rất nghiện nhưng 1-2 tiếng anh cũng phải uống nước, vươn vai và tập thể thao để có sức khỏe, đặc biệt là cần chia giờ chơi hợp lý.
Tại chương trình, nhiều học sinh cho biết rất thích chơi game, trong đó có em chơi mỗi tiếng một ngày nhưng cũng có người chơi 6 tiếng mỗi ngày. Ông Trần Vũ Quang - Phó hiệu trưởng trường THPT FPT cho biết, trường có khá đông học sinh chơi game online, có thể chia làm ba nhóm, trong đó có nhóm chỉ chơi giải trí sau giờ học. Nhóm hai là các bạn ham thích game nhưng chưa khống chế được sở thích. Còn nhóm ba là những học sinh bị nghiện, các em dành quá nhiều thời gian để sống với game.
"Chỉ cần 10 phút giải lao, nhiều học sinh cũng cố vào chơi game, tìm cách lách nội quy, dồn tiền bạc, bỏ bê học hành, xa rời các hoạt động tập thể để chơi game", ông Quang chia sẻ.
Nhiều chuyên gia cho rawngff, cho rằng game có sức hút đặc biệt khi giúp người chơi hóa thân thành nhân vật, trải nghiệm những cảm xúc đặc biệt mà thực tế không thể thực hiện
Nhiều chuyên gia cho rằng, game có sức hút đặc biệt khi giúp người chơi hóa thân thành nhân vật, trải nghiệm những cảm xúc đặc biệt mà thực tế không thể thực hiện.
Ở góc nhìn từ bậc phụ huynh, ông Hà Phương - Phó chủ tịch Hội cha mẹ học sinh trường THPT FPT kể, con trai ông thích chơi game từ năm lớp 8, thời gian đầu cậu bé giấu bố mẹ nên hai vợ chồng phải rình rập ngăn cấm, quản thúc, nhắc nhở rất mệt mỏi.
Sau nhiều lần trao đổi trực tiếp đến lớp 10, nam sinh đã tự giác hơn và bắt đầu kiểm soát được, không để game ảnh hưởng đến học tập. Thấy con chơi game nhưng vẫn học tốt và có ý thức nên ông không còn quá gay gắt và đặt ra quy định, trong tuần cậu bé sẽ tập trung việc học và đến cuối tuần thoải mái chơi game. “Nếu các con chứng minh được với ba mẹ và thầy cô rằng mình tự chủ khi chơi game và không ảnh hưởng đến các mục tiêu tương lai của mình, thì phụ huynh sẽ tôn trọng lựa chọn của con và không kiểm soát nữa”, ông Phương nói.
"Phụ huynh cũng không nên gọi con là những con nghiện game, đó là một điều đáng sợ và nguy hại, các bạn trẻ sẽ rất dễ tâm lý phản ứng. Thay vì thế, hãy ngồi xuống nói chuyện với con", ông Phương nói thêm. Đối thoại với phụ huynh là cách để các em hiểu cha mẹ và giúp họ hiểu thêm về game.
Buổi tọa đàm “Game Online - Nên hay không nên chơi” là một phần trong chương trình Công dân số của trường THPT FPT kết hợp với Đại học trực tuyến FUNiX, nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng sử dụng các công cụ trên Internet, kiểm soát hành vi khi đang online...