K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2020

bạn cứ nghịch nhiều vào rồi cô khác cho chuyển lớp , hồi tiểu học mình chẳng thế , suýt nữa bị chuyển .

28 tháng 10 2020

quậy lắm vào ,để cô tức điên lên thế là chuyển lớp 

1 tháng 11 2023

có bạn nhé

1 tháng 11 2023

ko nhé vì ngày qua đi ko trở lại đc

 

19 tháng 1 2020

Tìm hiểu đề văn ''Chớ nên tự phụ''.

- Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ.
- Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống.
- Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.
- Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống →phân tích tác hại của tính tự phụ →nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.
Lập ý cho đề văn nghị luận: Đề văn ''Chớ nên tự phụ''.
Câu 1: Xác lập luận điểm:
- Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớn
Câu 2:Tìm luận cứ:
- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác) - Vì sao chớ nên tự phụ (tự phụ không những có hại cho mình mà cho mọi người khác nữa)
Câu 3: Xây dựng lập luận:
- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ.
- Suy ra tác hại của tự phụ.
- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.
Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: " Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có...
Đọc tiếp

Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: " Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy ko bao giờ thay đổi"... Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Nội dung của đoạn trích trên là gì?

A. Sức mạnh của lòng yêu nước

B. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng

C. Chân lí tự do của thời đại

D. Đức tính giản dị của Bác Hồ

 

5

D. Đức tính giản dị của Bác Hồ

7 tháng 3 2019

C chứ bạn

16 tháng 9 2023

Phrăng là nhân vật mà em rất yêu thích trong truyện Buổi học cuối cùng. Cậu hiện lên với vẻ ngây thơ, hồn nhiên và nghịch ngợm cũng giống như biết bao đứa trẻ bằng tuổi. Phrăng cũng từng định trốn học để đi chơi, chểnh mảng việc học. Để rồi đến khi phải đối mặt với sự việc xảy ra quá đột ngột buổi học cuối cùng còn được học tiếng Pháp, cậu đã cảm thấy đau đớn, xót xa. Trong suốt cả buổi học, cậu chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc. Nhờ có buổi học cuối cùng này mà cậu đãhiểu được giá trị của tiếng Pháp - đó không chỉ là tiếng mẹ đẻ mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Nhân vật này đã giúp em nhận ra được một bài học giá trị, thêm trân trọng ngôn ngữ của dân tộc.

Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)

-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)

-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)

-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)

   Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.

   Câu 2:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

    

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

 

Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

25 tháng 11 2019

- Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi ở nhà mẹ mong.

- Anh ơi phấn đấu cho bền

Mỗi năm mỗi lớp vươn lên học hành

- Ngoài vườn ríu rít tiếng chim

Trong nhà tíu tít tiếng em đọc bài

- Lí do điền từ như trên : Các từ đã điền vừa đảm bảo về mặt ý và mặt vần

29 tháng 11 2019

Hoặc là :

- Em ơi cố học trường xa

Cố học cho giỏi như lòa mẹ mong.

- Anh ơi phấn đấu cho bền 

Mỗi năm mỗi lớp mới nên thân người.

- Ngoài vườn ríu rít tiếng chim 

Trong nhà mấy đứa ngồi im học bài.

7 tháng 9 2016

Thông thường một lá đơn bao giờ cũng phải tuân theo trật tự nhất định và người viết không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đơn, vì nếu làm như thế sẽ phá vỡ tính hệ thống của nó.

Trong một lá đơn, các nội dung thường được sắp xếp theo thứ tự sau:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ

. - Địa điềm làm đơn và ngày... tháng... năm...

- Tên đơn: Đơn xin ...

- Nơi gửi: Kính gửi:....

- Họ tên của người viết đơn.

- Lí do và nguyện vọng.

- Cam đoan, cảm ơn.

- Kí tên

.  Do vậy, nếu bản thân em muốn viết đơn xin gia nhập vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì lá đơn của em phải đảm bảo một trật tự thông thường như trên mà không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đó.

 

14 tháng 10 2018

So với những cách làm đơn từ lớp 6, lí do viết đơn và viết đề nghị có những điểm giống và khác nhau:

- Giống nhau: cả hai đều có những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng

- Khác nhau: Đề nghị thể hiện nguyện vọng của một cá nhân

Tình huống b thể hiện nguyện vọng của một tập thể

15 tháng 4 2021

hello bạn