Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cần học thuộc và nắm rõ được nội dung của tất cả các văn bản đã học + tên tác giả .
- Các bài thơ thì cần học thuộc hết và cx cần nắm rõ nội dung + tên tác giả .
- các phương châm hội thoại thì chỉ cần học thuộc ghi nhớ
- năm lớp 9 chủ yếu là làm văn về miêu tả hoặc nghị luận , đầu năm cxc hỉ là ôn lại về thuyết minh 1 chút thôi , còn lại sẽ ko dùng tới nữa . Nên chú trọng hơn về nghị luận .
- Những câu ns nổi trội của nhân vật , VD Vũ Nương là cần học thuộc những câu nói đó ( '' Thiếp vốn con kẻ khó...nghi oan cho thiếp ..... '' )
bn có thể vẽ sơ đồ tư duy những kiến thức và tổng hợp lại những đề văn nghị luận (nếu có dàn ý thì gửi cả dàn ý) cho mk đc không ạ?
lắắng nghe người khác là đnáh mất cơ hội thể hiện bản thân??đã có bao giờ bãn tự hỏi về điều đó chưa??tôi thì đã có rồi,và bạn cũng sớm biết câu trả lời thôi.
lắng nghe chính là phải biết tôn trọng ý kiến của người khác.mà theo như tôi biết,thì ý kiến cũng phải cs sai có đúng,ko thể là ý kiến nào cũng đúng và nên làm theo vô tội vạ được.lắng nghe ng khác là để hoàn thiện chính mình,đồng thời cũng thể hiện mình là một con người có giáo dục.
nhưng lắng nghe phải chăng là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân??không,thật sự câu này không sai nếu bạn biết vận dụng nó đúng cách.như tôi đa x nói trên,ý kiến có đúng có sai,quan trọng là mk phải biết nhận biết ý kiến nào alf dúng,sai thì mới có thể quyết định nghe hay ko nghe được.bạn biết đấy,cuộc đời dôi khi bạn phải thể hiện bản thân,ý kiến riêng của mình.lúc đó,các bạn có dám hay không thfi lại alf chuyện khác.
lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân là một câu nói,theo phân tích của tôi, là một câu nói đúng.tuy nhiên,ko pải tôi khuyên mọi người dùng nó mọi lúc mọi nơi,hãy dùng nnos một cách hợp lý để mọi người ko nghĩ bạn là 1 người lắm chuyện lúc nào cũng cho là mk đúng nhé
Cuộc sống không bao giờ là toàn những tiếng cười và sự suôn sẻ. Nó phải cần một sự cho đi thì mới có sự nhận lại. Trong đó, cũng có một câu nói hay đáng bình luận, đó là câu;"Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?"
Đầu tiên, ta phải hiểu: Thế nào là lắng nghe người khác và vì sao? Đôi khi, bạn phải nghe người khác do bạn làm sai hoặc có một sự thiếu sót. Nếu bạn lắng nghe người khác nhiều hơn, chắc chắn bạn sẽ nhận ra được nhiều điều hay hơn. Nhưng đôi khi nhiều người lại cho rằng nghe người khác lại là đánh mất cơ hội của bản thân. "Đánh mất thể hiện bản thân" ở đây là không cho bản thân tiếp cận với xung quanh. Mặc dù đây có phần đúng, nhưng không phải là đúng hoàn toàn.
Chắc chắn bạn đã từng nghĩ rằng mình muốn thể hiện bản thân trước mắt mọi người để cho mọi người thấy mình là người tài năng. Điều đó đúng, nhưng bạn cần làm gì trước khi thể hiện bản thân trước mặt công chúng? Đầu tiên bạn phải xem những người khác thể hiện như thế nào, qua đó rút kinh nghiệm cho mình. Dẫu sao thì khi bạn nhìn thấy có người thất bại hay thành công, bạn cần phải lắng nghe họ giải thích và rút kinh nghiệm hoặc phát huy. Cho nên, muốn thành công, biết lắng nghe người khác là điều thiết yếu. Có thể lấy ví dụ rất gần với chúng ta là ở lớp học, có những người bạn không muốn thể hiện bản thân trước mặt lớp, nhưng khi đi thi những người đó lại đạt điểm cao. Thành công của họ là do sự mài dũa, và biết lắng nghe người khác.Tuy nhiên, với một số người, họ không quan tâm đến lời lắng nghe của người khác, dẫn tới sự sụp đổ.
Câu này cũng có thể là một bài học sâu sắc đối với nhiều thế hệ. Chúng ta phải biết lắng nghe người khác, nhưng phải biết lấng nghe những điều hay lẽ phải chứ không được nghe ung tung. Hơn nữa, phải lắng nghe nguwoif khác vì nó cũng là một phần không nhỏ cho sự thành công của mỗi người.
Vì vậy câu"Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?" là một câu nói về nghị luận xã hội rất hay mà mỗi thế hệ học sinh nên tìm hiểu và phân tích
Bình Minh:D
Mình nghĩ cũng không ảnh hưởng nhiều đâu nhé. Bạn cứ yên tâm chờ đợi kết quả thôi
Đề tỉnh khác khó quá, không biết đề tỉnh e ra sao :v, đang chờ các e thi
Câu 1: - Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa"
- Đoạn văn trên được viết theo thể loại : Truyện ngắn.
Câu 2: Trong hai câu văn:
"Chưa hòa thuận đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc."
-Từ ngữ liên kết trong câu văn trên là từ : "Nhưng".
-Phép liên kết trong câu văn trên là : phép nối
Các bạn tham khảo Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn chuyên tỉnh Lâm Đồng:
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long. Tác phẩm được viết theo thể loại truyện ngắn.
Câu 2:
Từ liên kết: Nhưng
Phép liên kết: Phép nối
Câu 3:
1. Mở đoạn
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: sống có ích.
2. Thân đoạn
- Giải thích: Sống có ích là một lối sống lành mạnh, vì lợi ích cho chính mình cũng như cho cộng đồng, xã hội
- Bàn luận:
- Biểu hiện của sống đẹp:
+ Sống văn minh
+ Sống khoan dung, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh
+ Sống đúng với lương tâm của mình, không đi ngược đạo lí làm người
+ Sống lạc quan, yêu đời
- Ý nghĩa của sống đẹp:
+ Được mọi người yêu quý
+ Làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn
+ Giúp cuộc sống và xã hội tươi đẹp hơn
- Làm thế nào để có đạo lí sống đẹp:
+ Sống phải biết nghĩ cho người khác
+ Phải biết cống hiến
+ Biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi.
- Chứng minh: Các hoạt động ngày thường, yêu thương ông bà cha mẹ, học tập tốt, biết bảo vệ môi trường...
- Phản đề: những lối sống không lành mạnh, thiếu lạc quan sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chính con người họ và ảnh hưởng cho cả xã hội.
- Bài học, liên hệ: Mỗi cá nhân phải nhận thức được lối sống có ích, có những hành động, việc làm đúng đắn.
3. Kết đoạn
Mở rộng, kết luận lại vấn đề.
II. LÀM VĂN
I. Mở bài
-Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà:
Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966 khi miền Bắc đang trong thời kỳ hòa bình còn miền Nam vẫn đang trong ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nhiều người con đất Bắc phải lên đường vào Nam để tham gia cuộc kháng chiến ác liệt.
- Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng không chiến tranh nào có thể tàn phá.
II. Thân bài
* Khái quát cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người ba trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà mấy ngày sau tám năm xa cách.
1. Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, tương ngạnh
- Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, khi nghe tiếng ông Sáu ở bến xuồng, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác lạ lùng nhìn rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má, má”.
- Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép bé Thu bướng bỉnh không nhận cha:
+ Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba
+ Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ ông chắt nước cơm nhưng lại nói trồng
+ Bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba
+ Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại – Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha
2. Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt
- Trước lúc ông Sáu lên đường
+ Tình cha con trở lại vào khoảnh khắc ly biệt ngắn ngủi đem lại cho người đọc xúc động nghẹn ngào
+ Trước khi ông Sáu vào chiến khu, bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu, con bé lăn lọn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn
- Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu
+ Bé Thu chia tay ba nhưng tâm trạng khác trước, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa
+ Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi
+ “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông
+ Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi
– Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ
III. Kết bài
- Tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt tâm lý nhân vật trẻ em rất tinh tế, điều này thể hiện tấm lòng yêu thương của nhà văn với con người.
- Bé Thu là nhân vật được khắc họa với nhiều biến chuyển về tâm lý, ở em là đứa trẻ hồn nhiên, bướng bỉnh và giàu tình yêu thương vô bờ bến dành cho cha.