Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Ở Hà Nội có lưu giữ một quần thể di tích lịch sử văn hóa gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và giếng Ngọc. Gây dựng nên từ lịch sử là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, hai là kể về nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu” liên quan đến mối tình Mị Châu- Trọng Thủy. Trước tấn bi kịch đó là do sự lơ là cảnh giác của An Dương Vương và sự nhẹ dạ cả tin của Mị Châu trong việc giải quyết mối quan hệ quyền lợi dân tộc, đất nước với hạnh phúc cá nhân riêng tư. Hình ảnh nhân vật Mị Châu vừa cảm thấy đáng thương vừa đáng trách.
Bằng việc lấy chi tiết, nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử kết hợp với yếu tố hư cấu làm nên thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy đã khắc họa lại việc xây thành Cổ Loa của An Dương Vương, chế tạo nỏ thần và đánh thắng quân xâm lược. Vì sự chủ quan của An Dương Vương cũng như âm mưu gả con trai cho công chúa Mị Châu làm gián điệp âm mưu cướp nỏ thần đã dẫn đến việc nước Âu Lạc bị sụp đổ. Hình ảnh “ngọc trai- giếng nước” tượng trưng cho tấm lòng trong sạch của nàng Mị Châu.
Xét về việc Mị Châu là một người vợ, nàng đã hoàn thành bổn phận, nàng đã trao cả tình yêu, cả giang sơn đất nước cho người chồng của mình. Nàng đã dâng hiến hết mình cho Trọng Thủy dù cho chàng lừa dối nàng. Người xưa có câu: “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, đó là đúng đạo nghĩa của một người phụ nữ thời phong kiến. Cũng chính vì như thế, mà Mị Châu đáng thương hơn bao giờ hết, việc hôn nhân của nàng không thể tự mình quyết định, việc lấy Trọng Thủy đã được vua cha sắp đặt. Nàng theo chồng nàng đó là đạo nghĩa vợ chồng. Và với sự ngây thơ, trong sáng của mình, nàng hết lòng yêu chồng, tin tưởng chồng mới cho Trọng Thủy xem nỏ thần và tạo cơ hội cho hắn lấy cắp nỏ thần. Cuối cùng, trong tình yêu và đạo nghĩa làm vợ, nàng đã làm tròn bổn phận của mình.
Xét về đạo nghĩa với đất nước thì nàng sai hoàn toàn, khi nàng đã tiếp tay cho kẻ thủ thực hiện âm mưu cướp nỏ thần, là người tiếp tay cho giặc đầy cha mình vào đường cùng, đẩy đất nước Âu Lạc xuống biển sâu. Nàng mang trong mình trọng tội với đất nước. Nàng yêu người đàn ông ấy một cách mù quáng, cho hắn xem nỏ thần và tạo cơ hội cho Trọng Thủy lấy cắp nó, không những vậy còn rắc lông ngỗng chỉ đường làm dấu cho kẻ thù tìm thấy mình và cha, đẩy cha mình vào đường cùng không lối thoát. Cuối cùng, trước sự mê muội, mù quáng của Mị Châu, An Dương Vương đã tuốt kiếm chém chết Mị Châu. Hành động đó như chính là sự trừng phạt nghiêm khắc lên kẻ mù quáng tiếp tay cho giặc, đó là sự răn đe, một bài học lịch sử cho con cháu sau này.
Nhân dân ta vẫn bày tỏ một tấm lòng nhân từ trước sự trong sáng của nàng mà thêm chi tiết ngọc trai- giếng nước. Hình ảnh đó như chứng minh cho lời khấn trước khi chết của nàng “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Đó chính là niềm tiếc thương cho thân phận Mị Châu, một nàng công chúa với số phận bi đát, tội nghiệp.
Suy cho cùng, nhân vật Mị Châu đã để lại trong lòng người đọc nhiều trăn trở. Nàng thật đáng thương khi tình yêu trong sáng bị lừa dối, phản bội nhưng cũng thật đáng trách khi quá mù quáng trao hết lòng tin cho kẻ thù. Như có người đã khẳng định: "Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể dung tha." Cuộc đời của Mị Châu như một bài học quý báu của chúng ta về việc xem nhẹ lợi ích của quốc gia mà tin vào tình yêu một cách mù quáng.
1. Trích trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận
2. Phép tu từ nhân hóa, so sánh
3. phép tu từ so sánh -> mặt trời xuống biển như hòn lửa-> cách miêu tả chân thực, sinh động, hình ảnh đẹp đẽ của hoàng hôn trên biển -> mặt trời chói rọi đầy sức sống
phép tu từ nhân hóa -> sóng cài then, đêm sập cửa -> những cơn sóng xô ào ạt vào bờ biển, màn đêm bắt đầu buông xuống sau ngày dài làm việc vất vả con người cũng được nghỉ ngơi -> mặt trời xuống biển khép lại 1 ngày, sóng cài then, đêm sập cửa.
Cả 3 văn bản được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Văn bản (1) : trao đổi kinh nghiệm, gồm một câu.
Văn bản (2) : bày tỏ tâm tình, gồm nhiều câu, được viết bằng thơ.
Văn bản (3) : bày tỏ tâm tình, khơi gợi tình cảm, gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau, được viết bằng văn xuôi.
Chữa lỗi sai:
- Câu (1) người viết không phân định rõ thành phần trạng ngữ, chủ ngữ
+ Cách thứ nhất: bỏ từ “qua” ở đầu câu
+ Cách thứ hai: bỏ từ “của” thay vào bằng dấu phẩy.
+ Cách thứ ba: bỏ từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy
- Ở câu (2) cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ thành phần chính. Sửa:
+ Thêm chủ ngữ thích hợp “đó là lòng tin tưởng…”
+ Thêm vị ngữ thích hợp, “lòng tin tưởng… đã được biểu hiện trong tác phẩm”
b, Câu (1) “Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn” sau vì không phân định thành phần phụ đầu câu với chủ ngữ
Các câu sau đều đúng
c, Cả đoạn văn không có câu nào sai nhưng cái sai ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu.
Các câu lộn, thiếu logic. Cần sắp xếp lại các câu các vế và thay đổi một số từ ngữ ngữ để ý đoạn mạch lạc, phát triển hợp lí
Thúy Kiều và Thúy Vân là con gái ông bà Vương Viên ngoại. Họ sống êm đềm, hạnh phúc cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, vẻ đẹp của nàng khiến hoa ghen, liễu hờn. Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu được hưởng hạnh phúc.
Câu 1.
- Câu thơ gợi nhớ tới chi tiết kết thúc truyện: Khi An Dương Vương chặt đầu con gái vì cho là giặc, máu Mị Châu chảy xuống sông, loài trai ăn phải thì hóa ngọc thạch. Còn xác Mị Châu thì trôi dạt về đến Loa Thành, hóa đá, trở thành tượng Mị Châu cụt đầu. Nhân dân vớt về, lập đền thờ.
- "Em" ở đâu là Mị Châu
Câu 2.
- Tác giả sử dụng biện pháp điệp ngữ qua từ "máu". Phép nhân hóa "máu thấm qua từng trang tập đọc", phép ẩn dụ "Vó ngựa Triệu Đà vẫn còn đau đến hôm nay".
- Tác dụng: Thể hiện nỗi đau và nỗi niềm của Mị Châu. Nàng vốn là người vợ thủy chung, nhưng mù quáng, cả tin, ngây thơ mà không hề có sự cảnh giác với Triệu Đà. Việc nói ra bí mật quốc gia với tư cách người vợ trong gia đình đã gây ra cái chết cho nàng. Còn về phần Triệu Đà, dù Triệu Đà đến với Mị Châu là cuộc hôn nhân chính trị nhưng sau này nảy sinh tình cảm với Mị Châu. Vì thế mà "nỗi đau" đến hôm nay chính là nỗi đau đớn của bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy. Họ vừa là tội nhân vừa là nạn nhân, vừa mang nỗi niềm tình yêu cá nhân vừa phải sống với tư cách là con người của thời đại - thực hiện nghĩa vụ và bổn phận của người làm con. Vì thế, các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên đã góp phần gửi gắm những tâm tình của nàng Mị Châu. Bi kịch tình yêu còn đến muôn đời.
Câu 3. Câu thơ trên đã nêu ra bài học cho mỗi người: phải tỉnh táo để xác định vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và thời đại. Đối với gia đình, Mị Châu là người con có hiếu thảo, người vợ thủy chung. Vì thế, nghe lời vua cha lấy Trọng Thủy đã là một sự thiếu cảnh giác. Nhưng vô tình nói ra bí mật quốc gia và còn chỉ cho Trọng Thủy chỗ cất giấu nỏ thần lại là một cái sai nữa. Hơn nữa, trong lời căn dặn trước khi trở về quê hương của Triệu Đà có để lộ sơ hở nhưng Mị Châu chẳng hề đề phòng, lại còn nói sẽ rắc lông ngỗng để ra dấu tìm nhau. Những sai lầm liên tiếp do chẳng hề đề phòng, quá tin cẩn chồng đã khiến Mị Châu phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Tới câu thơ thứ hai "Nhưng lỗi lầm em phải trả giá bằng máu toàn dân tộc" nghe thật chua xót. Bởi Mị Châu ý thức được hành động của mình không chỉ dừng lại, không chỉ gây đau thương cho bản thân mà còn dẫn đến sự sụp đổ của một triều đại, của một đất nước. Mị Châu là công chúa, bởi vậy, nàng không chỉ sống với tư cách là một người con gái, một người vợ mà còn sống với tư cách một công dân, một trong những người đứng đầu đất nước. Nhưng chính vì không phân biệt và làm hài hòa được mối quan hệ giữa con người cá nhân và con người cộng đồng, giữa vai trò của người con, người vợ, người công dân mà Mị Châu đã khiến vua cha mất nước, nhân dân lầm than, bị giặc xâm lược. Hai câu thơ đã nêu ra nỗi đau của Mị Châu, đồng thời cũng cho thấy niềm ân hận của nàng khi đã gây ra tội lớn như vậy.